Biện pháp quản lý môitrường

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Hòa An. (Trang 49)

Bệnh viện cần thực hiện nghiêm chỉnh việc quản lý chất thải theo quy chế số 43 về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế ban hành năm 2007. Chất thải y tế muốn quản lý được tốt thì cần làm tốt ngay từ các khâu thu gom, phân loại,ưu trữ,vận chuyển và xử lý.

Cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện các bộ, nhân viên phụ trách quản lý rác thải y tế, bảo vệ môi trường trong bệnh viện. Tổ

chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về phân loại rác thải y tế,tính chất nguy hại của nó đối với sức khỏe con người.

Cần phối hợp tốt với ngành Tài nguyên và Môi trường trong việc lập kế

hoạch, phân bổ, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường; thanh kiểm tra việc quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trong bệnh viện.

Nâng cao trách nhiệm quản lý chất thải y tế của người đứng đầu các cơ

sở y tế:

- Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng.

- Khâu vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế, có thể hợp đồng với tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân thực hiện.

- Lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị.

- Mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.

- Thực hiện các biện pháp làm giảm lượng chất thải y tế phải tiêu hủy qua các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng sau khi xử lý

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Hòa An. (Trang 49)