4.1. Bài 1: Chọn giống tôm sú
Bài tập 1:
- Nguồn lực: Hình ảnh, mẫu vật tôm giống hoặc bảng câu hỏi trắc nghiệm - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ, khoảng 5-7 học viên/nhóm - Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên thông qua bảng nhận diện tôm giống tốt hay không tốt thông qua bảng trả lời
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên nhận diện đúng đàn tôm giống đạt chất lượng thông qua màu sắc, kích thước,…
Bài tập 2:
- Nguồn lực: nước ngọt, formol, khúc xạ kế, mẫu vật tôm giống, thau, xô, chậu - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm nhỏ, khoảng 5 học viên/nhóm; ½ số nhóm thực hiện sốc formol và ½ số nhóm còn lại thực hiện sốc độ mặn.
- Thời gian hoàn thành: mỗi nhóm thực hành trong 10 phút
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các học viên cách pha formol và nước ngọt. Dựa vào các kỹ năng cần có khi tiến hành sốc tôm giống trong phiếu đánh giá.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: cách tiến hành sốc đúng trình tự các bước; pha chế formol và độ mặn đúng nồng độ yêu cầu. (Vì thời gian sốc formol để kiểm tra tôm 30 phút và sốc độ mặn với thời gian 2 giờ nên nếu chờ đúng thời gian để nhận diện đàn tôm tốt mất nhiều thời gian).
4. 2. Bài 2: Thuần độ mặn Bài tập 1: Bài tập 1:
- Nguồn lực: máy đo độ mặn, mẫu nước
- Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm nhỏ, 5 học viên/nhóm và tiến hành lấy nước đo độ mặn
- Thời gian hoàn thành: sau 5 phút (mỗi học viên có 1 phút để lấy nước và đo độ mặn)
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát cách học viên lấy mẫu nước, cách ngắm máy đo độ mặn và cách thao tác khác trong phiếu đánh giá.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đo và đọc kết quả chính xác độ mặn, các thao tác chính xác theo trình tự.
Bài tập 2:
- Nguồn lực: máy đo độ mặn, nước ngọt, thau, xô, chậu, mẫu vật tôm giống (nếu có)
- Cách tổ chức thực hiện: Chia theo nhóm 5 học viên/nhóm. Tiến hành thuần độ mặn từ cao xuống thấp.
- Thời gian hoàn thành: sau 30 phút
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các học viên cách pha nước ngọt để hạ độ mặn. Dựa vào các kỹ năng, thái độ cần có khi tiến hành hạ độ mặn để đánh giá học viên (nghiêm túc, chính xác, …)
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Cách tiến hành sốc đúng trình tự các bước; pha chế lượng nước ngọt đúng nồng độ yêu cầu, đúng thời gian.
4. 3. Bài 3: Vận chuyển tôm giống
Bài tập 1:
- Nguồn lực: vật mẫu, thau, cốc, tô,...
- Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và điền vào - Thời gian hoàn thành: 20 phút
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng câu hỏi
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mật độ tôm giống vận chuyển phải tương ứng thích hợp với thời gian vận chuyển tôm giống
Bài tập 2: Tính số lượng và cho tôm vào bao chứa bằng phương pháp so sánh mật
độ (so màu) hoặc bằng phương pháp đong - Nguồn lực: mẫu vật tôm giống, thau, xô, vượt
- Cách tổ chức thực hiện: Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 5 học viên. Tiến hành đong tôm và cho tôm vào bao theo yêu cầu.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn, quan sát học viên thực hiện đếm tôm, thao tác đóng bao, bơm oxy vào bao.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Các bước tiến hành đúng trình tự trong việc đếm tôm, đóng bao. Khi bơm oxy vào bao không có bọt khí.
4. 4. Bài 4: Thả giống Bài tập 1: Bài tập 1:
- Nguồn lực: các bộ test kiểm tra môi trường như test pH, test kiềm, test oxy, đĩa secchi đo độ trong
- Cách tổ chức thực hiện: chia nhóm nhỏ khoảng 5 học viên/nhóm, các nhóm tiến hành đo các yếu tố môi trường; chia mỗi nhóm đo các yếu tố khác nhau
- Thời gian hoàn thành: sau 10 phút
- Phương pháp đánh giá: tiến hành đúng phương pháp, sử dụng thang đo chuẩn - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Đọc kết quả chính xác và các bước tiến hành đo các yếu tố môi trường theo trình tự đúng.
Bài tập 2:
- Nguồn lực: bảng câu hỏi trắc nghiệm
- Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và điền vào - Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá học viên dựa vào kết quả bảng câu hỏi đã trả lời của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên trả lời đúng và hiểu được phương pháp thả tôm đúng kỹ thuật về thời gian, địa điểm, mật độ,...
Bài tập 3:
- Nguồn lực: bảng câu hỏi dạng bài tập
- Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi và tính toán tỉ lệ sống của tôm
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Phương pháp đánh giá: giáo viên dựa vào kết quả mà học viên trả lời trên giấy - Kết quả sản phẩm cần đạt được: học viên tính đúng tỉ lệ sống của tôm sau khi thả