Đo nhiệt độ

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun chọn và thả giống nghề nuôi tôm sú (Trang 38)

- Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình làm việc.

c/ Đo pH bằng bộ test kit

2.1. Đo nhiệt độ

2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa

Nhiệt độ nước trong ao đầm nuôi chủ yếu do sự bức xạ nhiệt của mặt trời. Nhiệt độ nước cao nhất vào lúc 13 – 14 giờ, thấp nhất vào lúc 2 – 4 giờ, trung bình trong ngày đêm gần trùng với nhiệt độ nước trong ao lúc 10 giờ. Các ao nhỏ và nông, sự biến đổi nhiệt độ nước lớn hơn ao rộng và sâu.

Khi nhiệt độ tăng cao, lượng oxy và các khí khác hòa tan trong nước giảm, sự phân giải hữu cơ gia tăng. Lớp nước mặt nóng nhanh và nhẹ hơn lớp nước đáy tạo sự phân tầng nước và ảnh hưởng đến hoạt động sống của tôm.

Nhiệt độ thích hợp cho các đối tượng tôm sú nuôi phổ biến của ta là 28 – 300C. Khi nhiệt độ cao, cường độ trao đổi chất của tôm sú tăng, tiêu thụ nhiều oxy

trong khi lượng oxy hòa tan trong nước giảm. Điều này rất nguy hiểm cho tôm. Khi nhiệt độ < 250

C hay > 320C, tôm sú giảm ăn khoảng 30 – 50%.

Bên cạnh yếu tố làm tôm sú bị sốc, suy giảm sức đề kháng, sự thay đổi nhiệt độ còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của mầm bệnh. Khi nhiệt độ cao, các bệnh nhiễm khuẩn thường xảy ra. Nhiệt độ thấp, những bệnh do nấm, virus có cơ hội phát triển.

Để giữ nhiệt độ nước không biến đổi nhiều theo nhiệt độ không khí, cần giữ mực nước ao luôn > 1m, có các mương bao sâu hơn đáy ao 30 – 50cm hoặc có thể che mát dọc theo bờ ao.

Tóm lại, tôm sú là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ là một trong các nhân tố vật lý có ảnh hưởng quan trọng nhất và chi phối mọi hoạt động sống của tôm.

2.1.2 Cách đo nhiệt độ nước

+ Đặt nhiệt kế vào mẫu nước cần đo

+ Sau thời gian 2-3 phút, đọc kết quả ngay vạch thủy ngân xuất hiện

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun chọn và thả giống nghề nuôi tôm sú (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)