Sự điều chỉnh trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 58)

Ngoài xác định mối quan hệ cân bằng trong dài hạn, VECM còn tìm hiểu quá trình điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng ban đầu giữa các biến mô hình nhanh hay chậm. Với cơ chế hiệu chỉnh sai số thì phần mất cân bằng trong một năm sẽ được hiệu chỉnh vào năm tiếp theo. Tiến trình hiệu chỉnh sai số sẽ làm hài hòa giữa trạng thái động ngắn hạn với cân bằng dài hạn. Kết quả thực hiện VECM phần cân bằng dài hạn và hệ số hiệu chỉnh sai sốđược tóm tắt trong Bảng 4.5 như

Bảng 4.5: Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số ngắn hạn

Các biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê t

ECM(-1) -0.001148 0.01635 -0.07025 D(LNRPCGDP(-1)) 0.647001 0.16555 3.90816 D(K(-1)) 0.001408 0.00138 1.02124 D(L(-1)) -0.002820 0.01230 -0.22915 D(FDI(-1)) -0.000329 0.00155 -0.21301 D(AID(-1)) -0.000222 0.00162 -0.13739

D(INF(-1)) -2.32E-05 4.8E-05 -0.48118

D(GE(-1)) -0.005011 0.00696 -0.72025 Constant 0.019907 0.00802 2.48103 R-squared 0.632976 Adj. R-squared 0.460259 Sum sq. resids 0.002412 S.E. equation 0.011911 F-statistic 3.664810 Log likelihood 83.81854 Akaike AIC -5.755272 Schwarz SC -5.319777 Mean dependent 0.052179 S.D. dependent 0.016213 Kết quả bảng 4.5 chỉ ra rằng vốn vật chất là nhân tố duy nhất có tác động tích cực tới tăng trưởng, các yếu tố còn lại đều có mối tương quan ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Nhưng điều này không chắc chắn vì chưa có ý nghĩa thống kê.

Hay nói cách khác trong thời gian là 1 năm tất cả các nhân tố vĩ mô chủ yếu đều chưa tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1985 – 2012.

Ngoài ra nghiên cứu tìm thấy hệ sốđiều chỉnh sai số ECM có giá trị rất nhỏ

là 0.001148 và mang dấu âm. Nghĩa là tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng trung bình là 0.1148% / năm. Kết quả cho thấy khi để mất cân bằng trong ngắn hạn thì quá trình điều chỉnh giảm để trở về cân bằng dài hạn là rất chậm.

4.4.Kết quả phân tích phân rã phương sai

Phân tích phân rã phương sai được sử dụng để cho biết tầm quan trọng của các nhân tố vĩ mô chủ yếu trong việc giải thích sự biến động của tăng trưởng kinh tế đại diện là GDP thực bình quân đầu người. Tiến hành phân rã phương sai từ kết quả ước lượng mô hình VAR cho kết quả như sau:

Bảng 4.6: Bảng kết quả phân rã phương sai

Kỳ LNRCPGDP K L FDI AID GE INF

1 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 2 91.70315 0.588839 0.206351 2.106276 0.084541 5.060594 0.250253 3 91.88761 0.386231 0.416188 3.053173 0.465259 3.402018 0.389521 4 88.97171 0.490875 0.365344 2.448537 0.529317 6.360268 0.833947 5 84.47067 0.396554 1.282768 2.055125 0.426003 9.038102 2.330773 6 79.22468 1.425132 2.662641 2.083980 0.378513 10.41670 3.808354 7 68.87796 9.220956 2.833738 1.682024 0.481766 12.46097 4.442587 8 54.18945 20.11213 2.170427 4.340653 0.565782 14.27956 4.341996 9 42.34608 26.75255 1.678477 10.45419 0.566401 14.53787 3.664438 10 35.24637 29.88578 1.391020 15.08377 0.586623 14.69599 3.110438

Kết quả ở Bảng 4.7 cho thấy phương sai của LNRPCGDP bị ảnh hưởng nhiều bởi chính chỉ tiêu này trong quá khứ. Với các nhân tố vĩ mô những năm đầu thì chi tiêu chính phủảnh hưởng nhiều tới tăng trưởng. Những năm sau đó là sự tác

động mạnh mẽ của vốn vật chất, vốn FDI và chi tiêu chính phủ.

Kết luận chương 4

Như vậy, trong chương 4 tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu. Trước hết tác giả đã kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp ADF và cho kết quả tất cả

các biến đều không dừng ở chuỗi gốc I(0), nhưng dừng ở chuỗi sai phân bậc 1, I(1), nên không tồn tại hồi quy giả trong mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định Johansen cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Ước lượng mô hình VECM cho thấy trong dài hạn lao động, vốn đầu tư nước ngoài, viện trợ nước ngoài có mối tương quan cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, gia tăng các yếu tố này sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Ngược lại vốn vật chất, tỉ

lệ lạm phát, chi tiêu chính phủ có mối tương quan ngược chiều. Đặc biệt khi phân tích đại diện cho tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ tăng trưởng GDP cho thấy vốn vật chất có mối tương quan cùng chiều mạnh mẽ. Điều này thể hiện rằng vốn vật chất được

đẩy ra nền kinh tế nhiều và kết quả là GDP gia tăng nhưng thực tế mức sống của người dân không được cải thiện. Trong ngắn hạn với độ trễ là 1 năm cho thấy hầu hết các nhân tố đều không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng kết quả phân tích phân rã phương sai cho thấy vốn vật chất, FDI, chi tiêu chính phủ có mức độ đóng góp quan trọng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

5.1.Kết luận

Nhìn chung bài nghiên cứu này đã đạt được cả ba mục tiêu quan trọng. Thứ

nhất là đã xác định được các nhân tố kinh tế vĩ mô chủ yếu sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.200 - 2.300 USD vào năm 2015. Thứ hai là chiều hướng tác động của các nhân tố và cuối cùng là mức độ tác động của các nhân tố này tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn giai đoạn 1985 – 2012.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các biến tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn. Sự thay đổi của các nhân tố sẽ tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này. Trong dài hạn sự gia tăng lao động, vốn đầu tư nước ngoài, viện trợ nước ngoài đều góp phần làm gia tăng GDP bình quân đầu người. Ngược lại vốn vật chất, tỉ lệ lạm phát và chi tiêu chính phủđã làm cho GDP thực tế bình quân đầu người sụt giảm. Thực chất sự gia tăng về vốn chỉ

làm tăng số liệu GDP mà không góp phần cải thiện được đời sống của người dân. Trong ngắn hạn với độ trễ 1 năm hầu hết các nhân tố vĩ mô chủ yếu đều chưa có tác động đến GDP thực bình quân đầu người. Điều này phù hợp với thực tế nước ta khi thời gian triển khai chính sách đều có độ trễ khá lớn. Đặc biệt qua phân rã phương sai cho thấy mức độ đóng góp tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên vốn vật chất, vốn đầu tư nước ngoài và chi tiêu chính phủ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)