Sơ lược các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 31)

2.4.1.Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu những nhân tố vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế không phải là vấn đề mới đối với các nhà kinh tế học. Đã có rất nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu về vấn đề này. Một số bài nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng các nhân tố vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng theo hai hướng ngược chiều: ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, một số bài nghiên cứu thì kết quả không rõ ràng. Sau đây là một số tác giả nghiên cứu tiêu biểu.

Robert J. Barro (1991) nghiên cứu những nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở nhóm 98 quốc gia cận sa mạc Sahara Châu Phi và các nước Mỹ Latinh giai đoạn 1960-1985. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn: WB, liên hiệp quốc và nhiều nguồn khác. Tăng trưởng kinh tế đại diện bởi thu nhập thực tế bình quân đầu người bị tác động bởi các yếu tố vốn nhân lực, mức thu nhập thực tế bình quân ban đầu (1960), chi tiêu chính phủ, đầu tư công, ổn định chính trị và biến dạng thị trường. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết để xác định mối quan hệ giữa các biến, phân tích hồi quy để xác định mức

độ tác động của các nhân tố. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người có mối quan hệ cùng chiều với mức nguồn nhân lực ban đầu (đại diện bởi tỉ lệ nhập học năm 1960) và có mối quan hệ ngược chiều với mức GDP thực tế bình quân đầu người ban đầu (1960). Các nước có nguồn nhân lực cao thì tỷ lệ sinh thấp và tỷ số đầu tư trên GDP cao. Do đó các nước nghèo có xu hướng bắt kịp với các nước giàu có nếu các nước nghèo có vốn nhân lực bình quân đầu

người cao (liên quan đến mức GDP bình quân đầu). Tăng trưởng kinh tế có mối quan ngược chiều với tiêu dùng chính phủ trên GDP (do tiêu dùng chính phủ đưa ra chính sách bị lệch lạc như mức thuế cao, nhưng không cung cấp gói kích thích bù vào đầu tư và tăng trưởng). Cũng có rất ít mối tương quan giữa tăng trưởng và

đầu tư công. Bất ổn chính trị (đại diện là số lượng các cuộc cách mạng, đảo chính, những vụ ám sát chính trị) đã tác động xấu đến đầu tư và tăng trưởng. Sự biến dạng của thị trường đại diện là sự biến dạng về giá cả cũng tác động xấu đến tăng trưởng nhưng kết quả còn khá sơ bộ. Tuy vậy bài nghiên cứu không giải thích

được mức độ tăng trưởng kinh tế yếu ở một số nước cận sa mạc Sahara Châu Phi và các nước Mỹ latinh do không nắm được đầy đủ những đặc trưng của những quốc gia này.

Ojo và Oshiokoya (1995) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định tăng trưởng dài hạn dữ liệu chéo của các nước châu Phi trong giai đoạn 1970-1991. Dựa trên khung lý thuyết tăng trưởng nội sinh để phát triển mô hình nghiên cứu. Kết quả

kiểm định cho thấy, trung bình các biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn trong các mẫu của các nước châu Phi trong thời gian nghiên cứu là:

đầu tư, nợ nước ngoài, tăng trưởng dân số và môi trường kinh tế vĩ mô.

Barro (1996) nghiên cứu tác động của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế cho 100 quốc gia trong giai đoạn 1960-1990. Sử dụng phân tích hồi quy tác giả đã xác

định rằng tỉ lệ tăng trưởng đại diện bởi GDP thực bình quân đầu người được nâng cao đáng kể nếu vận hành tốt hơn các quy định của pháp luật. GDP thực bình quân

đầu người cũng được tăng cường nếu chi tiêu chính phủ nhỏ hơn, giáo dục ban đầu tốt hơn, tuổi thọ cao hơn, mức sinh thấp, những điều khoản thương mại được cải thiện. Tăng trưởng có mối quan hệ ngược chiều với mức khởi điểm GDP thực bình quân đầu người (1960), tự do chính trị chỉ có tác động kém tới tăng trưởng nhưng

có một số dấu hiệu của một mối quan hệ phi tuyến tính. Ở mức độ thấp của quyền lợi chính trị, mở rộng các quyền này sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một khi dân chủđã đạt được, mở rộng hơn nữa làm giảm tăng trưởng.

Hsing và Hesieh (1996) đã kiểm định những yếu tố quyết định tỉ lệ tăng trưởng sản lượng thực tế của Trung Quốc nhấn mạnh vào thay đổi và phát triển thể

chế, xã hội và chính trị. Tác giả tìm thấy tỉ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế có mối tương quan cùng chiều với tỉ số việc làm trên sản lượng thực tế, tỉ số đầu tư/ sản lượng, vốn nhân lực, nhưng tương quan ngược chiều với bước nhảy vọt và cách mạng văn hóa. Ngoài ra, tác giả phát hiện ra hệ số của thâm hụt tài chính, mở

cửa kinh tế và các biến giả cho cải cách kinh tế và nông nghiệp là không đáng kể. Basu và cộng sự (2000) nghiên cứu những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

(đại diện là GDP thực bình quân đầu người) của các nước cận sa mạc Sahara Châu Phi. Tác giả thu thập số liệu của 32 nước trong thời kỳ 1981 – 1997, riêng giai

đoạn 1995 – 1997 thu thập số liệu của 46 nước. Bài nghiên cứu chỉ ra sự hồi phục kinh tế gần đây của các nước cận sa mạc Sahara Châu Phi được củng cố bởi môi trường kinh tế, cải thiện chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu. Kết quả

nghiên cứu cho thấy tăng tỉ số đầu tư tư nhân/ GDP sẽ làm cho GDP thực bình quân đầu người tăng. GDP thực bình quân đầu người cũng tăng nhờ giảm tỉ lệ

thâm hụt ngân sách/GDP, cải tiến khả năng cạnh tranh bên ngoài, mở rộng khối lượng xuất khẩu. Tác giả ủng hộ quan điểm những nước thực hiện các chương trình hỗ trợ của IMF trên cơ sở bền vững có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn so với những nước khác. Từ kết quả trên các tác giả đã đề xuất chính sách là duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện cải cách cơ cấu, và tăng đầu tư tư nhân là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng của các nước cận sa mạc Sahara Châu Phi.

Baily (2003) đã giải thích mức tăng trưởng khác nhau tại các nước OECD để

từ đó xác định chính sách, thể chế và các yếu tố khác góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích hồi quy tổng hợp, đặc biệt nhấn mạnh về cách thức mà các chính sách ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng. Ông phát hiện ra rằng đầu tư vào vốn vật chất và vốn nhân lực, các chính sách kinh tế vĩ mô vững chắc, chi tiêu chính phủ, R &D vào lĩnh vực thương mại, thị trường tài chính và thương mại quốc tế là tất cả các yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước OECD. Mặt khác, tác giả cũng phát hiện ra chi tiêu chính phủ, thuế trực thu, R & D vào lĩnh vực cộng cộng lớn sẽ tác

động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Harvie và cộng sự (2006) nghiên cứu tác động của các yếu tố chính tới tăng trưởng GDP của Hàn Quốc. Các nhân tố chủ yếu là vốn, thương mại và nguồn nhân lực. Dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1980 – 2005 theo quý được tác giả thu thập từ cục thống kê Hàn Quốc. Tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết Gregory và Hansen, phương pháp đồng liên kết phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tăng trưởng của tổng vốn cố định (GFCF), chi tiêu cho giáo dục và xuất khẩu tác

động đáng kể đến tăng trưởng GDP ở Hàn Quốc. Riêng kết quả nhập khẩu thì không có ý nghĩa thống kê, tác giả giải thích là do thành phần nhập khẩu thay đổi từ tư liệu sản xuất sang hàng tiêu dùng vì mức sống của Hàn Quốc đã được cải thiện. Ngoài ra, dựa trên các kết quả thực nghiệm sơ bộ thu được, các tác giả kết luận rằng, trong dài hạn chính sách nhằm thúc đẩy nhiều loại hình vốn vật chất và vốn nhân lực, mở cửa thương mại sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.

Bade và cộng sự (2007) đã nghiên cứu sự thành công về phát triển kinh tế của “những con hổ Châu Á”. Thành công đạt được là sự tích tụ nhanh chóng của vốn

(qua mức vốn đầu tư cao), lực lượng lao động (thông qua tăng trưởng dân số, sự

gia tăng trong lực lượng lao động), chính sách khuyến khích giáo dục, mở cửa kinh tế, tiếp nhận công nghệ nước ngoài, xúc tiến thương mại, giữ mức thuế thấp và khuyến khích tiết kiệm (30% GDP), chi tiêu chính phủ khoảng 20% GDP so với 50% GDP của các nước Châu Âu. Nhật Bản là nước đầu tiên mô phỏng công nghệ

nước ngoài, bảo vệ ngành công nghiệp trong nước từ nhập khẩu và phát triển chuyên môn mạnh mẽ trong sản xuất thiết bị điện tử. Hàn Quốc có sự tăng trưởng sản lượng cao vì tỉ lệ tiết kiệm đầu tư cao, hệ thống giáo dục tốt và tiến bộ công nghệ bền vững trong khi châu Phi bị mất ổn định chính trị, giáo dục kém, thiếu cơ

sở hạ tầng và bệnh tật.

Nicolae (2008) nghiên cứu về những nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế

(đại diện là mức tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người). Tác giả sử dụng 23 chỉ số của 167 quốc gia với số quan sát được tính theo giai đoạn 5 năm, 10 năm, 20 năm, 40 năm và hàng năm trong suốt thời kỳ từ 1961 – 2000 từ nguồn chỉ số phát triển thế giới năm 2002, năm 2007 tại trang web của WB. Bài nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết của Barro, phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phân tích hồi quy, sử dụng ước lượng bình phương bé nhất gộp chung (PLS) và bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi (FGLS). Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra tăng trưởng kinh tế tương quan cùng chiều với: biến sức khoẻ khởi điểm (năm 1961,

được đại diện là log tuổi thọ trung bình), biến giáo dục khởi điểm (năm 1961 – đại diện là tỉ lệ nhập học trung học), tiết kiệm (giá trị của nó phụ thuộc vào các biến khác), mở cửa nền kinh tế, phát triển tài chính và hệ thống ngân hàng (thông qua khối tiền tệ M2, tín dụng và tỉ lệ vốn hoá), tích lũy tài sản cố định gộp, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉ lệ lãi suất thực, cán cân tài khoản vãng lai, tỉ giá ngoại hối thực. Ngược lại tăng trưởng kinh tế có mối tương quan ngược chiều với mức GDP thực

bình quân đầu người khởi điểm (1961), chi tiêu chính phủ, tỉ lệ lạm phát, thâm hụt ngân sách, giới tính và tăng trưởng dân số, tỉ lệ thất nghiệp.

Macias và Massa (2009) nghiên cứu mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và 4 loại vốn khác nhau của dòng vốn tư nhân (cho vay xuyên quốc gia, FDI, các dòng vốn trái phiếu và các dòng vốn danh mục đầu tư) của các nước SSA. Tác giả sử dụng số liệu bảng của 45 nước trong giai đoạn 1980-2007 từ nguồn chỉ

số phát triển thế giới. Tác giả đưa ra mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là GDP thực bình quân đầu người, biến độc lập là cho vay xuyên quốc gia, FDI ròng, dòng vốn trái phiếu ròng, dòng vốn danh mục đầu tư ròng. Sử dụng kiểm định phần dư

của Kao (1999) và Dynamic OLS (DOLS) để ước lượng số vecto đồng liên kết. Kết quả ước lượng cho thấy FDI và cho vay xuyên quốc gia có sự tác động tích cực và có ý nghĩa tới sự tăng trưởng kinh tế. Ngược lại dòng vốn danh mục đầu tư

có tác động tiêu cực nhưng không có ý nghĩa thống kê, riêng dòng vốn trái phiếu không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ước lượng cho thấy FDI sụt giảm 10% dẫn tới thu nhập bình quân đầu người ở các nước này sẽ giảm 0,5%, và giảm 10% cho vay xuyên quốc gia làm thu nhập bình quân giảm tới 0,7%. Vì vậy, tác giả chỉ

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ gây một tác động tiêu cực đáng kể đến sự

phát triển của các nước SSA do sự sụt giảm của FDI và vốn vay xuyên quốc gia (và thực tề thì 0,5% của tăng trưởng trị giá khoảng 5 tỷ USD đầu ra bị mất).

Salisu và Ogwumike (2010) nghiên cứu mối quan hệ của viện trợ và tăng trưởng kinh tế dưới môi trường chính sách kinh tế vĩ mô tại các nước cận Sahara châu Phi (SSA). Tác giả sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1970-2001 của 20 quốc gia từ nguồn ngân hàng thế giới, thống kê tài chính quốc tế, thống kê quốc gia, số quan sát được chia theo giai đoạn 3 năm. Dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển các tác giả đã đưa ra mô hình hồi quy bao gồm biến phụ thuộc là GDP thực

bình quân đầu người, biến độc lập là: mức thu nhập ban đầu, % viện trợ/GDP, các chỉ số chính sách vĩ mô và các biến ngoại sinh khác. Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) và Two-Stage Least Squares để ước lượng mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện thiết yếu cho việc đóng góp hiệu quả của viện trợ tới tăng trưởng bền vững. Nghiên cứu kết luận rằng cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội không ngừng, chính sách không nhất quán, chính phủ điều hành kém và bất ổn kinh tế vĩ mô rõ ràng ở nhiều nước SSA đã làm tê liệt hiệu quả viện trợ ở các nước này.

Samuel & cộng sự (2012) đã xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ thúc đấy mức tăng trưởng kinh tế tại Ghana (đại diện là GDP thực bình quân đầu người). Tác giả thu thập dữ liệu chuỗi thời gian của Ghana trong giai đoạn 1980-2010. Samuel & cộng sự đã xây dựng mô hình tăng trưởng được phát triển bởi Lucas (1988) gồm biến phụ thuộc là GDP thực bình quân đầu người, biến độc lập gồm vốn vật chất, nguồn lao động, FDI, viện trợ, lạm phát và chi tiêu chính phủ. Sử

dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen, phương ước lượng hiệu chỉnh sai số (ECM) đểước lượng mô hình. Kết quả là 1% tăng của vốn vật chất sẽ

làm tăng GDP thực bình quân đầu người tăng khoảng 0,037%, 1% tăng của lực lượng lao động sẽ làm cho GDP thực tế bình quân đầu người tăng khoảng 0,209%. Ngược lại FDI, viện trợ nước ngoài và chi tiêu chính phủ có mối tương quan ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế.

2.4.2.Các nghiên cứu tại Việt Nam

Phần trên tác giả đã nêu qua một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ

của tăng trưởng với các nhân tố vĩ mô. Phần sau đây tác sẽ sẽ trình bày một số

Vu và cộng sự (2006) nghiên cứu tác động của vốn FDI và tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu được lấy trong giai đoạn 1985 – 2002 tại trang web của tổng cục thống kê, niên giám thống kê các năm ở cả Việt Nam và Trung Quốc. Tác giả sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh Cobb – Douglas. Kết quả của ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS và FGLS cho thấy hệ số của FDI dương và có ý nghĩa thống kê. Vì vậy tác giảđã kết luận FDI đã ảnh hưởng trực tiếp và cả gián tiếp tới GDP. Ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc nâng cao năng suất lao động.

Nghiên cứu của tác giả Phan Minh Ngọc và cộng sự (2006) về mối quan hệ

giữa tăng trưởng kinh tế (đại diện là GDP bình quân đầu người), thương mại và các công ty đa quốc gia. Tác giả thu thập số liệu của 61 tỉnh thành trong giai đoạn 1995-2003. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy (giả định không đồng thời hiện diện giữa tăng trưởng, thương mại và công ty đa quốc), kết quả chỉ ra sự hiện diện của MNC tương quan cùng chiều và có ý nghĩa với mức tăng trưởng bình quân đầu người. Hơn nữa, việc đưa MNC như một biến giải thích cho thấy sự hội tụ của tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người giữa các tỉnh của Việt Nam (MNC không được quan sát thấy khi biến này được loại trừ). Tốc độ

tăng trưởng tương quan yếu và không có ý nghĩa thống kê với thương mại, tỷ số

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)