Đơn vị: Công ty TNHH Thành Linh
Bộ phận: Phân xưởng sản xuất
PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶCCÔNG VIỆC HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
Ngày 31 tháng 03 năm 2015
Tên đơn vị (hoặc cá nhân): Tổ 1 - Phân xưởng cắt
Theo Hợp đồng số: 101 Ngày 01 tháng 03 năm 2015
Đơn vị tính: VNĐ
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười chín triệu chín trăm bảy mươi tư nghìn năm trăm đồng.
Người giao việc
(Ký, họ tên)
Người nhận việc
(Ký, họ tên) Người kiểm tra
chất lượng
(Ký, họ tên)
Người duyệt
Việc tính và thanh toán tiền lương trong mỗi tổ căn cứ vào các chứng từ gốc như bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương… Bảng chấm công của mỗi tổ sản xuất do tổ trưởng quản lý và thực hiện việc chấm công. Bảng chấm công phải có sự xác nhận của tổ trưởng, phòng nhân sự và giám đốc, trước khi được đưa cho kế toán để tính lương cho công nhân sản xuất.
Có 2 phương pháp tính lương sản phẩm cho lao động trực tiếp trong công ty:
Phương pháp 1: Tính lương sản phẩm dựa vào số công lao động trực tiếp và không phân biệt hệ số chênh lệch lương. Đây là phương pháp tính lương sản phẩm giản đơn, áp dụng cho các phân xưởng sản xuất không yêu cầu tay nghề, trình độ kỹ thuật cao như phân xưởng cắt, phân xưởng sơn. Tiền lương được trả dựa vào kết quả lao động sản xuất của cả tổ. Trả lương theo hình thức này sẽ là động lực kích thích cá nhân người lao động quan tâm tới kết quả của tập thể, đồng thời tạo tính cạnh tranh giữa các tổ trong sản xuất.
Theo phương pháp này, lương của người lao động trong các tổ sản xuất được tính dựa trên số công lao động thực tế trong tháng và mỗi công trong tổ lại được tính như nhau. Công thức tính lương cho người lao động cụ thể như sau:
Tiền lương theo sản phẩm của một lao động = Tổng lương sản phẩm của tổ x Số công thực tế của lao động Tổng số công của tổ
Phương pháp 2: Tính lương sản phẩm dựa vào số công lao động trực tiếp và hệ số chênh lệch lương của từng lao động. Phương pháp này áp dụng với các phân xưởng sản xuất yêu cầu tay nghề, trình độ người lao động cao như phân xưởng cắt, dán màng phản quang, phân xưởng in nội dung. Theo
vừa dựa vào số công lao động thực tế, vừa dựa vào trình độ tay nghề của người lao động. Như vậy, phương pháp này gắn chặt lợi ích của người lao động với thời gian và chất lượng sản phẩm hoàn thành của người lao động, có tác dụng kích thích người lao động nâng cao tay nghề và năng suất lao động bản thân.
Công thức tính lương cụ thể như sau:
Trong đó:
Số công phân bổ cho
người lao động = Số công lao động thực tế trong tháng X Hệ số chênh lệch lương Bảng 2.8: Trích bảng chia lương sản phẩm