Quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới xã Khánh Long - huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn sau ba năm thực hiện 2011 – 2013. (Trang 47)

Các định hướng quy hoạch sử dụng đất của xã được xây dựng dựa trên các yêu cầu:

- Hoàn thành 2 quy hoạch gồm: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang mở rộng các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

- Khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất.

- Tận dụng tối đa đất chưa sử dụng, đất xen ké, đất sản xuất kém hiệu quả chuyển sang đất có hiệu quả hơn.

- Dự kiến trong giai đoạn quy hoạch ( 2010 – 2020 ) đất nông nghiệp sẽ giảm 26,22 ha do chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Đất ở tại nông thôn trong giai đoạn quy hoạch tăng 0,67 ha do được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang

- Cần huy động thêm nguồn vốn cho quy hoạch phát triển các hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội.

4.4.2. H thng cơ s h tng – kinh tế - xã hi

4.4.2.1. Giao thông * Đường trục xã:

- Chỉ đạo tu sửa, nâng cáp các tuyến đường liên xã, liên thôn, xóm. Huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cứng hóa các tuyến đường liên xã, thôn, xóm.

- Trong kỳ quy hoạch sẽ thường xuyên duy tu, bảo vệ đường, mở rộng đường, hành lang an toàn giao thông đảm bảo đạt chuẩn đường giao thông nông thôn, đường qua khu trung tâm xã, đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn xóm.

- Đảm bảo an toàn hành lang giao thông chính, hạn chế xây dựng nhà ven đường Quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện.

- Giao thông nông nghiệp cần huy động xã hội hóa nhằm hoàn thiện đảm bảo phục vụ tốt cho nhân dân sản xuất.

* Đường liên thôn:

- Nâng cấp cải tạo và mở rộng các tuyến giao thông liên thôn xóm trên cơ sở mạng lưới cũ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp A, kết cấu BTXM, có hành lang bảo vệ đường.

- Tổng số km đường liên thôn là 31 km, 100% chưa được cứng hóa. Quy hoạch mở rộng nền đường 5m, mặt đường cứng hóa 3m, thông xe tốt phục vụ đi lại và sản xuất của người dân. Đến năm 2020 phải hoàn thành.

- Nâng cấp cải tạo đường ngõ xóm trên cơ sở mạng lưới cũ đảm bảo tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn mới, mặt đường cứng hóa tối thiểu là 2m, nền đường rộng 3m, có hành lang bảo vệ đường, kết cấu bê tông xi măng.

- Tổng chiều dài đường xóm là 52,8 km, nâng cấp chiều rộng nền đường là 3m. Dự kiến nâng cấp và bê tông hóa phải hoàn thành từ nay đến 2020 phải đảm bảo thông được xe tốt vào mùa mưa không bị lầy lội.

4.4.2.2. Thủy lợi

- Nâng cấp một số công trình thủy lợi để đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

- Phấn đấu đến năm 2015 hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh 100%. Xã tiếp tuc rà soát nạo vét hàng năm, xác định đúng hạng mục đầu tư, tranh thủ nguồn vốn thủy lợi phí và nguồn vốn đóng góp của người dân.

- Tiến hành kiên cố hóa mương, phai đảm bảo đạt chuẩn theo tiêu chuẩn mương cáp III niềm núi.

- Hành lang bảo vệ bờ kênh, mương, bờ đập theo quy định pháp lệnh bảo vệ công trình thủy lợi.

- Tập chung thực hiện đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cho từng thôn, nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm.

4.4.2.3. Điện

- Đầu tư nâng cấp các trạm biến áp đảm bảo đủ cấp điện cho sinh hoạt, chiếu sáng và sản xuất kinh doanh của người dân.

- Điện sinh hoạt sử dụng hệ thống đường điện đi nổi chạy dọc theo các tuyến giao thông đến các khu dân cư, phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.

- Đầu tư bổ 30,7 km dây, cột đường lưới điện hạ thế để đảm bảo các hộ trên địa bàn xã được sử dụng điện an toàn, thường xuyên và liên tục, đến năm 2020 đảm bảo 100% số hộ trên địa bàn xã được sử dụng điện.

- Điện chiếu sáng công cộng tại các khu đông dân cư, tại khu vực trung tâm xã sẽ sử dụng hệ thống cột đèn chiếu sáng 1 bên dọc các tuyến đường giao thông chính ở các khu đông dân cư.

- Hiện tại trên địa bàn xã có 2 trạm biến áp, có công suất là 35,1 KVA. - Dự kiến xây dựng thêm 1 trạm biến áp nữa với công suất là 150 KVA, để đảm bảo an toàn điện phục vụ đủ cho chiếu sáng và sản xuất cho người dân.

4.4.2.4. Trường học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tu sửa lại trường THCS ( TH, THCS xã Khánh Long ), xây dựng bổ sung các phòng ban còn thiếu, cải tạo nâng cáp các phòng học cũ, xóa các phòng học dột nát.

- Đầu tư trang thiếp bị cho các trường phục vụ giảng dạy và học tập của các em học sinh.

- Xây dựng khu nhà ở tập thể cho các thầy, cô ở xa để đảm bảo công tác giảng dạy.

- Phấn đấu 100% các trường đạt chuẩn Quốc gia.

4.4.2.5. Cơ sở vật chất văn hóa

Sửa chữa, nâng cấp 8 nhà văn hóa thôn bản đảm bảo 100% số thôn trên địa bàn xã đều có nhà văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới.

4.4.2.6. Trạm y tế

- Quy hoạch mở rộng, nâng cấp trạm y tế với diện tích 1500m2 ( trong đó có cả vườn thuốc nam ).

- Cơ sở hạ tầng: Trạm y tế trung tâm xã công trình 2 – 3 tầng, với trang thiết bị đạt chuẩn Quốc gia, xây dựng đầy đủ cổng trạm, tường rào…

- Xây dựng khu xử lý rác thải riêng cho trạm y tế.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên y tế tại thôn bản cả về chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Tăng cường trang thiết bị và vật tư y tế, nâng cao công tác khám chữa bệnh cho người dân được tốt nhất.

- Đảm bảo người dân tham gia các hình thức BHYT đạt 100% vào năm 2020. Y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

4.4.2.7. Nhà ở dân cư nông thôn

- Hỗ trợ đầu tư đảm bảo cho người dân có đầy đủ nhà ở bán kiên cố trở lên. - Khuyến khích nhân dân xây dựng nhà ở đạt chuẩn và đề nghị ngân sách nhà nước, quý tín dụng cho người dân vay vốn với mức ưu đãi.

4.4.2.8. Bưu điện

- Quy hoạch bưu điện trung tâm xã kết hợp với điểm giao dịch ngân hàng chính sách diện tích 900m2 tại khu trung tâm xã.

- Đầu tư các điểm truy cập internet cho các thôn bản, mỗi có một điểm diện tích 150m2

4.4.3. Kinh tế và t chc sn xut

- Tăng cường số lao động tham gia vào các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường và lợi thế của vùng. Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý.

- Đổi mới và xây dựng mô hình kinh tế, hình thức sản xuất có hiệu quả cao. - Thúc đẩy phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và xây dựng để tạo việc làm cho người dân lao động. Tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề để thu hút lao động nông nghiệp ( đào tạo nghề chuyên sâu, trồng hoa màu, cây ăn quả cho người dân chuẩn bị sản xuất nông nghiệp ngành hàng hóa, cho các vùng chuyên canh trồng hoa màu và cây an quả ).

- Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động trẻ để chuyển đổi ngành nghề từ lao động nông nghiệp sang kinh doanh thương mại và dịch vụ.

- Hỗ trợ phát triển các hình thức sản xuất.

- Xây dựng HTX , khuyến khích thành lập các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trên địa bàn xã. Khuyến khích tạo điều kiên cho các hộ cá thể mở mang phát triển kinh doanh thương mại.

- Phát triển dịch vụ HTX nông nghiệp, hướng tới HTX dịch vụ nông nghiệp đảm nhiệm tiêu thụ phần lớn sản phẩm cho nông dân.

- Khuyến khích các hộ nông dân tham gia xây dựng HTX, trang trại mở thêm tổ nông dân liên kết sản xuất, để đi vào hoạt động có hiệu quả.

4.4.4. Văn hóa, xã hi, môi trường

4.4.4.1. Giáo dục đào tạo

Tuyên truyền giáo dục về đạo đức lối sống hàng năm cho người dân. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.4.2. Văn hóa

- Đào tạo nghề về chuyên môn cho cán bộ làm công tác văn hóa xã, hàng năm cần có hỗ trợ cho cán bộ văn hóa xã cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo tốt công tác văn hóa xã.

- Hỗ trợ công tác tuyên truyền văn hóa:

+ Thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, ma chay, bài trừ các hủ tục lạc hậu về tệ nạn xã hội. Xây dựng hình tượng người mẫu nông dân văn minh, sản xuất kinh doanh giỏi, sống có văn hóa, tích cực giúp đỡ cộng đồng.

+ Nâng cao chất lượng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong có trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu dân cư tiên tiến.

+ Phát động phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, giữ vững danh hiệu làng văn hóa.

4.4.4.3. Môi trường

- Xây dựng điểm thu gom rác thải cho toàn xã và các thôn xóm.

- Tuyên truyền và phát động các phong trào bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

4.4.5. An ninh, chính tr

4.4.5.1. Chính trị

- Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ xã và cán bộ thôn.

- Cải tiến nội dung phương phát hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội: MTTQ, Đảng Uỷ, Hội Đồng Nhân Dân và các hội, đoàn thể. Phấn đấu giữ vững công tác lãnh đạo, thi đua đạt danh hiệu tiên tiến đối với tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.

- Xây dựng thực hiện tốt pháp lênh dân chủ cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Phát động và chỉ đạo thực hiên phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tăng cường năng lực quản lý, điều hành, cải tiến nội dung, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chính trị xã hội. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia, đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

4.4.5.2. An ninh, trật tự xã hội

- Tiếp tục duy trì bền vững để đảm bảo công tác an ninh, trật tự trên địa bàn xã.

- Nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền cơ sở, vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hạn chế đươn thư khiếu nại, tố cáo.

4.5. Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới đến năm 2020

4.5.1. Gii pháp tuyên truyn, vn động

- Xây dựng nông thôn mới là một Chương trình mục tiêu Quốc gian trong giai đoạn 2010 – 2020. Để mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nắm rõ nội dung cần thực hiện các mục tiêu. Vì vậy trước tiên cần tổ chức

phát động, tuyên truyền, vận động sâu rộng thông qua các phương tiện truyền thông công cộng thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến và kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, huy động được sức mạnh tổng thể, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại của nhân dân với nhà nước.

- Đẩy mạnh phong trào phát động thi đua xây dựng nông thôn mới cho toàn dân. Coi việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của các ngành, các cấp và người dân.

- Hàng năm gắn việc xây dựng nông thôn mới với các phong trào thi đua và lấy đó làm tiêu chuẩn trong đánh giá thi đua hàng năm đối với cán bộ, nhân dân cấp cơ sở.

4.5.2. Thc hin tt lng ghép các ngun vn và huy động vn

Khánh Long là một xã nghèo, khó khăn. Để huy động lượng vốn lớn thực hiện các mục tiêu, ngoài nguồn vốn của nhà nước cần đa dạng hóa các nguồn vốn tín dụng để triển khai thực hiện. Trong đó:

+ Thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình, mục tiêu Quốc gia, các dự án hỗ trợ trên địa bàn như: Chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình 135, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, chương trình giáo dục…. để thực hiện.

Huy động tối đa nguồn lực của địa phương thông qua các nguồn thu như: Từ tiền cho thuê sử dụng đất, thuê dịch vụ môi trường rừng, tiền thuế….

+ Huy động vốn đầu tư từ các Doanh nghiệp vào sản xuất: Với những hoạt động sản xuất cần nguồn vốn lớn như chăn nuôi trang trại, trồng rừng sản xuất cần huy động vốn. Doanh nghiệp thông qua hình thức liên doanh, liên kết hoặc góp cổ phần bằng giá trị sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đóng góp của nhân dân: Căn cứ vào từng dự án cụ thể, điều kiện kinh tế địa phương để huy động nhân dân đóng góp bằng nhiều hình thức: Góp công, hiến đất, góp thêm kinh phí.

+ Huy động từ các nguồn khác: Thông qua hoạt động kêu gọi của các tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ quỹ nếp sống văn hóa.

+ Sử dụng hiệu quả tiết kiệm các nguồn vốn bằng việc lựa chọn các dự án thực hiện, kiểm soát chặt chẽ, công khai nguồn thu và chi.

4.5.3. Gii pháp vđất đai

Thực hiện việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn bản với diện tích rừng sản xuất để cộng đồng thôn, bản quản lý, bảo vệ và sử dụng, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ có diện tích đất thuộc khu vực chăn nuôi tập chung.

Đối với sản xuất nông nghiệp thực hiện tốt việc cải tạo xây dựng hệ thống kênh, mương và đường nội đồng. Vận động các hộ gia đình góp đất sản xuất để xây dựng mở rộng hệ thống đường nội đồng.

4.5.4. Đào to, tp hun, chuyn giao k thut

Khánh Long là một xã nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ xã, thôn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, trình độ dân chí còn thấp, phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy để thực hiện các mục tiêu của xây dựng nông thôn mới cần chú trọng công tác đào tạo nghề, cụ thể:

- Đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng chính trị cho cán bộ chuyên trách, công chức xã.

- Đào tạo chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ y tế xã, thôn.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nghề cho lao động trẻ.

- Tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho nông dân. Gắn công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thật và thị trường.

4.6. Giải pháp về tổ chức thực hiện

4.6.1 Thành lp ban chđạo xây dng nông thôn mi cp xã

- Thành phần bao gồm:

+ Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban

+ Thành viên: Trưởng các Ban ngành, đoàn thể và trưởng các thôn.

Để hoạt động có hiệu quả cần lựa chon những cán bộ có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm và tâm huyết tổ chức đào tạo bồi dưỡng, tập huấn về công

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới xã Khánh Long - huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn sau ba năm thực hiện 2011 – 2013. (Trang 47)