Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới xã Khánh Long - huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn sau ba năm thực hiện 2011 – 2013. (Trang 26)

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (từ năm 2011 – 2013), Chương trình đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Công tác huy động sức dân tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn được quan tâm và đẩy mạnh, nhân dân đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện đáng kể, nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả đã xuất hiện, có sự liên kết giữa nguời dân và doanh nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, thu nhập bình quân của người nông dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, quy chế dân chủ ở có sở được thực hiện.v.v. Theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bình quân 01 xã đạt 4,8 tiêu chí, tăng 2,23 tiêu chí so với năm 2011, cụ thể: Đạt 10 tiêu chí trở lên có 15/207 xã (chiếm 7,25%) tăng 14 xã so với năm 2011. Đạt từ 5-9 tiêu chí có 71/207 xã (chiểm 345,3%) tăng 49 xã. Dưới 05 tiêu chí còn 121/207 xã (chiếm 58,45%) giảm 65 xã so với năm 2011 và không còn xã trắng về tiêu chí nông thôn mới . Để đạt được kết quả trên, cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 27/10/2010 về “Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 tỉnh Lạng Sơn”. Cấp uỷ, chính quyền, Ban chỉ đạo các cấp đã ban hành trên 800 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc để triển khai thực hiện Chương trình. Tỉnh cũng đã phát động phong trào thi đua “Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới”. Đến hết tháng 3/2013, toàn tỉnh đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch chung và đề án xây dựng nông thôn mới cho 207/207 xã, 11 huyện, thành phố và hoàn thành Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.Từ kết quả trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, Ban chỉ đạo các cấp thực hiện mục tiêu đã đề ra trong năm 2014 và đến hết năm 2015, trong đó, mục tiêu cụ thể đến hết năm 2015 là : Các xã điểm (35 xã) đạt các tiêu chí nông thôn mới ở mức cao nhất. Tập trung lựa chọn các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, đến năm 2015 có 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được cả 4 mùa; đường giao thông nông thôn được bê tông hoá đạt trên 50%, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại

phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nguời dân; 99,6% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Tiếp tục tập trung các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho các xã theo Đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh và một số xã có phong trào và khả năng huy động thực hiện có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn đạt mức thu nhập theo Bộ tiêu chí đã đề ra. Phấn đấu hết năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, giữ vững và phát triển phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực nông thôn đạt trên 25%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54%; phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế theo kế hoạch đề án đã được duyệt; 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới xã Khánh Long - huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn sau ba năm thực hiện 2011 – 2013. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)