Tuy hiện nay cha có văn bản pháp luật cụ thể hớng dẫn quá trình niêm yết nhng có thể thấy một số các điều kiện niêm yết công ty cổ phần có vốn ĐTNN hội đủ đợc ngay:
• Các công ty này đều có số vốn điều lệ hơn 3 triệu USD, khi chuyển thành công ty cổ phần, số vốn này sẽ là vốn cổ phần của công ty, đáp ứng đợc điều kiện mức vốn 5 tỷ, tơng đơng 600.000USD của công ty niêm yết.
• Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn ĐTNN đợc kiểm toán khá cận thận và chặt chẽ, có độ chính xác và tin cậy cao.
• Đội ngũ lãnh đạo của các công ty này thờng có trình độ cao và năng lực tốt, đủ khả năng lãnh đạo tốt công ty.
• Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN muốn cổ phần hoá phải có ít nhất 1 năm tr- ớc đó hoạt động có lãi. Đây cũng là một điều kiện niêm yết của một doanh nghiệp cổ phần thông thờng trên thị trờng chứng khoán.
Tuy nhiên, có một số vấn đề về cơ cấu vốn sở hữu khi niêm yết đang gây tranh cãi. Theo quy định của pháp luật, các công ty loại này phải đảm bảo cổ đông sáng lập nớc ngoài nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ. Việc chuyển nhợng cổ phần của cổ đông sáng lập nớc ngoài phải đợc Hội đồng quản trị Công ty thông qua và phải đợc Bộ KH&ĐT chấp thuận23. Trong khi đó, các công ty niêm yết trên thị tr- ờng chứng khoán tập trung bị giới hạn tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ bởi nhà ĐTNN ở mức tối đa 30%. Sự không thống nhất này sẽ gây lúng túng và cản trở sự tham gia niêm yết của các công ty. Do đó cần có hớng dẫn và quy định cụ thể từ phía Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan để giải quyết vấn đề này.
Tóm lại, cho phép cổ phần hoá các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nằm trong lộ trình xây dựng thị trờng vốn lành mạnh và gần gũi hơn với các công cụ kinh tế thị trờng. Đặc biệt trong bối cảnh còn non yếu của TTCK nội địa, việc chuyển đổi sẽ cung cấp các ứng cử viên đầy tiềm năng cho TTCK, nhóm lên những hy vọng chuyển động mới cho thị trờng vốn nội địa.