Đối với hiệu ứng theo tháng, Schallheim và Kato (1985) xem xét với thị trường Tokyo từ 1952-1980 cho thấy tháng Một và tháng Sáu đều có tỷ suất sinh lợi dương có ý nghĩa. Hansen và Lunde (2003) xem xét Đan Mạch, Pháp, Đức,
Hồng Kông, Ý, Nhật, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ cho ủng hộ sự tồn tại của hiệu ứng tháng Giêng. Gao và Kling (2005) sử dụng mẫu như kiểm định hiệu ứng theo tuần cho biết tỷ suất sinh lợi tháng Ba, Tư cao nhất trong năm. Gu (2006) trong nghiên cứu về các thị trường Canada, Pháp, Đức, Nhật và Anh từ 1970-2000 tỷ suất sinh lợi tháng Một cao nhất. Các bằng chứng ủng hộ cũng được tìm thấy ở Ghana với nghiên cứu của Alagidede và Panagiotidis (2006), ở Ấn Độ của Pandey (2002). Enowbi, Guidivà Mlambo (2009) kiểm định đối với Ai Cập, Ma Rốc, Nam Phi và Tunisia cho biết tỷ suất sinh lợi tháng Một cao nhất có ý nghĩa đối với Ai Cập, Ma Rốc, Tunisia.
1.2.3Bằng chứng về thị trường hiệu quả dạng trung bình
Khi thị trường hiệu quả dạng yếu, ta tiếp tục xem xét liệu giá cả có phản ánh các thông tin công cộng kịp thời hay không - tức là hiệu quả dạng vừa. Đối với công bố mua lại cổ phiếu quỹ ở thị trường New York, Kinsler và Bacon (2008) xem xét 50 công ty niêm yết ở NYSE và NASDAQ từ 8/2000-7/2007 cho biết tssl bất thường tích lũy (CAER) âm trước khi công bố, tăng mạnh lên vùng >0 tại ngày 0 và đi ngang sau đó ủng hộ cho ý kiến trên. Đối với công bố mua bán sáp nhập, hai tác giả trên sử dụng 20 công bố của các công ty niêm yết ở NYSE và NASDAQ từ 4/2007-8/2007 bác bỏ ý kiến hiệu quả dạng vừa bởi CAER liên tục tăng từ trước khi công bố cho đến ngày 25. Đối với công bố lợi nhuận, Raja và Sudhahar (2010) xem xét các công ty IT niêm yết ở Ấn Độ từ 2000-2007 ủng hộ lý thuyết này nhưng nhấn mạnh thị trường không hoàn toàn hiệu quả bởi CAER sau khi công bố hơi đi chệch xuống. Đối với chia tách cổ phiếu, hai tác giả trên (2009) xem xét 128 công bố của bốn mươi ba công ty IT từ 1/2000-7/2006 cho thấy có sự phản ứng trong giá cổ phiếu tại ngày 0 nhưng phản ứng còn kéo dài đến ngày 15, hàm ý thị trường chưa hoàn toàn hiệu quả dạng vừa.
Như vậy, có thể thấy có những bằng chứng ủng hộ lẫn bác bỏ lý thuyết này, còn đối với Việt Nam - quốc gia có thị trường chứng khoán mới phát triển từ năm
2000 đến nay thì sao? Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm cung cấp các bằng chứng về sự hiệu quả của thị trường ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải thích cho sự không hiệu quả này nếu có.
CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU