Xây dựng module trên nền NukeViet

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MODULE QUẢN LÝ CÔNG VĂN BẰNG NUKEVIET (Trang 36)

h. Kết thúc cài đặt

3.3.2.Xây dựng module trên nền NukeViet

Cấu trúc cơ bản của 1 MODULE

Bao gồm các file và thư mục sau o admin.functions.php o version.php o funcs o funcs/main.php o admin o admin/admin.php o functions.php

Với nhiêu đó là ta đã có một module đơn giản (không có CSDL) có thể hoạt động rồi. Như vậy muốn viết một module đầu tiên ta tạo một thư mục có tên là tên của module trong thư mục modules. Sau đó lần lượt tạo các thư mục, file như trên vào thư mục vừa tạo.

Chức năng của các file như sau:

-- file version.php: file này có chức năng khai báo tiêu đề module, các funcs có block, tác giả module, thông tin phiên bản, cấu trúc thư mục trong thư mục uploads. -- File admin.functions.php: File này thường chứa các function, hằng dùng trong admin

-- File function.php: File này thường chứa các function, hằng dùng cho ngoài site -- admin/main.php: File này sẽ thể hiện nội dung của module phần admin -- funcs/main.php: FIle này sẽ thể hiện nội dung (trang chính) của module bên ngoài site.

Thứ tự khởi động một module như sau: Khi module được chạy thì tùy theo admin hay ngoài site mà file admin.functions.php hay file function.php được chạy trước sau đó là các file trong thư mục admin hay funcs được chạy tiếp theo mặc định sẽ là file main.php.

36

Ta thường thấy url trang web nukeviet (chưa bật rewrite) có dạng http://localhost/nukeviet1/nukeviet/index.php?language=vi&nv=teachpay

Trong đó lang chính là ngôn ngữ của site, nv là module đang chạy, op chính là funcs đang chạy (ở đây là listenone). Giá trị op này chính là tên của funsc trong thư mục funsc hay admin. Nếu trên url mà khuyết phần op= có nghĩa funcs main.php đang được chạy.

Đầu tiên tạo một thư mục (là tên module) trong thư mục modules rồi thêm vào đó các file và thư mục sau:

o admin.functions.php o version.php o funcs o funcs/main.php o admin o admin/main.php o functions.php

Nội dung file version.php

Dòng if ( ! defined( 'NV_ADMIN' ) or ! defined( 'NV_MAINFILE' )) die( 'Stop!!!' ); các bạn để nguyên ở mọi module.

Hình 30: Nội dung file version.php

"modfuncs" => "main": Tên các funcs trong thư mục funcs có block khi hoạt động bên ngoài site. Đối với các funcs không có block ví dụ như để xử lý AJAX, gửi email (popup) thì không cần khai báo. Các funcs được phân cách nhau bởi dấu ",".

"is_sysmod" => 0, : Có phảo module hệ thông hay không 0: không 1: có.

"virtual" => 1: Cho phép ảo hóa module không 0: không 1: có date,author,version: thông tin ngày , tác giả, phiên bản module.

uploads_dir: Khai báo cấu trúc thư mục trong thư mục uploads. Với khai báo như trên thì khi kích hoạt module hệ thông sẽ tạo một thư mục có tên là tên của module trong thư mục upload (biến $module_name được hiểu là tên module)

Nội dung file admin.functions.php

Hình 31: Code của file admin.functions.php

$allow_func = array('main'); : biến $allow_func là một mảng một chiều chứa các funcs rong thư mục admin cho phép chạy. Ở ví dụ này chỉ cho một funcs là main.php. Các funcs không được khai báo trong biến này khi chạy sẽ báo lỗi "Bạn không có quyền truy cập chức năng này."

define( 'NV_IS_FILE_ADMIN', true ) : dòng này sẽ khởi tạo một hằng dùng cho module. Các funcs như main.php sẽ kiểm tra giá trị hằng này nếu đúng sẽ chạy ngược lại sẽ báo lỗi "Stop!!!".

Nội dung file admin/main.php

38

Hình 32: Nội dung của file admin/main.php Biến $page_title là tiêu đề của funcs hiện tại.

Tất cả nội dung sẽ được lưu vào một biến $contents sau đó sẽ được xuất ra sau khi gọi file header.php.

Nội dung file funcs/main.php

Hình 33: Nội dung của file admin/main.php

Thao tác với cơ sở dữ liệu

Ta sẽ thêm file action.php làm nhiệm vụ thao tác với CSDL khi cài đặt cũng như xóa module. Bây giờ ta thêm một table trong CSDL để quản lí thông tin đơn vị ban hành (mã đơn vị, tên đơn vị). Tạo file action.php đặt cùng thư mục với file functions.php với nội dung như sau:

Hình 34: Nội dung của file action.php

Bây giờ ta vào phần quản lí module cài lại module sẽ thấy trong CSDL có thêm một table có tên là nv3_vi_congvan_donvi.

39

Chú thích nội dung file trên:

− $sql_drop_module[], $sql_create_module[] để chỉ việc xóa, tạo mới module.

− Biến $db_config['prefix'] là tiếp đầu tố của table

− $lang là ngôn ngữ của site

− $module_data thông thường được hiểu như tên của module. Nội dung bên trong dấu ngoặc kép là lệnh thao tác với CSDL không nhất thiết phải là xóa, thêm mà có thể chỉnh sửa, xóa trường, chèn dữ liệu...

− Biến $sql_create_module[] dạng ARRAY nên có thể thêm nhiều lệnh thao thác csdl (tạo nhiều bảng).

Ta đã tạo CSDL thành công bây giờ cần phải viết code để làm vi

ệc với nó. Bây giờ phần quản lí module ta cần có thêm một submenu để thêm đơn vị. Mở file admin.functions.php lên sửa lại như sau:

Hình 35: Nội dung của file admin.functions.php

Ta thấy bây giờ có thêm $submenu['add'] có nghĩa là ta đã khai báo một submenu trong admin, biến $allow_func thêm mới 'add' có nghĩa ta đã chấp nhận thêm một funcs mới có tên add (add.php). Bây giờ ta vào phần quản lí module sẽ thấy có thêm submenu "th" nhưng khi ấn vào sẽ hiện : “Lỗi truy cập 404”.

Lỗi 404: Trang web mà bạn đã cố gắng truy cập không tồn tại trên máy chủ của website." có nghĩa là chưa có file add.php. Ta thêm file add.php vào thư mục admin với nội dung như sau:

40

Hình 36: Nội dung của file add.php

Giải thích :

Đoạn này dùng để lấy dữ liệu khi submit form và được lưu dưới dạng mảng (array).

41

Đoạn này dùng để lưu dữ liệu vừa nhận được vào cơ sở dữ liệu

Kết nối với file ngôn ngữ

Tiếp theo ta sẽ làm việc với file lang (ngôn ngữ) để có thể mở rộng ra nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt. Tạo thư mục language ngang hàng với thư mục admin. Tạo file admin_vi.php và file vi.php nằm trong thư mục vừa tạo. Đây là fie ngôn ngữ tiếng việt, dùng trong admin thì bắt đầu bằng admin_ còn ngoài site thì tên file là tên của kí tự ngôn ngữ.

Nội dung file admin_vi.php như sau:

Hình 37: Nội dung của file admin_vi.php

Ta thấy có hai phần $lang_translator và $lang_module trong đó $lang_module là phần ngôn ngữ dùng cho module còn $lang_translator là thông tin tác giả, bản quyền, ngày dịch, ngôn ngữ dịch...

Để sử dụng file ngôn ngữ thì sau khi tạo đến bước trên ta cần mở tất cả các file trong thư mục admin lên, thay tất cả các dòng chữ bằng $lang_module tương ứng.

Tương tự cho bên ngoài site, cách viết nội dung của file vi.php cũng giống như cách viết của file admin_vi.php.

Kết nối với XTEMPLATE

Xtemplate thực chất là một lớp (class) được xây dựng sẵn và luôn được tích hợp trong nukeviet. Để sử dụng nó ta cần quan tâm đến 4 phần như sau.

− Gọi file tpl

− Lệnh $xtpl->assign

42

− Lệnh $xtpl->parse

− Lệnh $xtpl->text( 'main' )

Để gọi ra một file tpl ta dùng như sau:

Hình 38: cách gọi 1 file tpl

Ta thấy có hai phần phân cách nhau bởi dấu phảy. phần trước chính là tên của file tpl là phần sau là đường dẫn đến file tpl đó. Các giá trị hằng, biến NV_ROOTDIR, $module_info['template'], $module_file các bạn tham khảo trong file mainfile.php. Hệ thông sẽ gọi ra file tpl ở theme bạn đang dùng nếu không tồn tại file đó thì sẽ tiếp tục tìm đến file đó trong theme default, admin_default nếu không tồn tại thì sẽ báo lỗi.

Lệnh $xtpl->assign có chức năng gán giá trị cho biến trong xtpl. có thể là biến thông thường cũng có thể là mảng.

Lệnh $xtpl->parse, $xtpl->text( 'main' ) ta sẽ hiểu thông qua ví dụ cụ thể.

Nhắc đến xtpl ta không thể không nhắc đến file theme.php (ngang hàng với file action.php). File này chứa tất cả cấu trúc xtpl. Nhưng không bắt buộc phải có nó, xtpl ta có thể dùng bất kì nơi nào.

Cấu trúc xtpl thông thường sẽ gọi các file có đuôi là tpl nhưng không nhất thiết phải như thế, trong khi viết, để cho dễ dàng thao tác với chúng, ta có thể chuyển lại chúng thành html và dùng các trình soạn thảo HTML để làm việc, sau khi hoàn tất ta sẽ chuyển trở lại thành tpl.

 Nội dung của file main.tpl ( hiển thị bảng đơn vị ban hành ) Tạo thư mục và file như sau:

themes/admin_default/modules/congvan/main.tpl. Nội dung file main.tpl:

43

Hình 39: Nội dung file main.tpl

Cấu trúc file main.tpl không khác gì một file HTML. Cần chú ý đến thẻ <!-- BEGIN: main --> và <!-- END: main --> đây là dấu hiệu cho biết bắt đầu và kết thúc của lệnh $xtpl->parse('main'); đối với những lệnh $xtpl->parse tiếp theo đặt trong main thì ta sẽ sử dụng lệnh $xtpl->parse('main.loop');. Chúng đặt nối tiếp nhau bởi dấu ".". Để trả về nội dung HTML ta sử dụng lệnh $xtpl->text('main').

Lưu ý đối với những nội dung nằm ngoài <!-- BEGIN: main --> và <!-- END: main --> chúng sẽ được bỏ qua. Lợi dụng đặc tính này ta chuyển file tpl sang html và viết

44

tương tự như viết HTML sau khi viết xong ta sẽ cắt bỏ tất cả những phần ngoài hai thẻ này đi còn lại phần cần thiết.

Đối với lệnh $xtpl->assign mà giá trị là biết đơn thì trong tpl chỉ cần gọi ra bằng {ten_bien} còn nếu là mảng thì để tham chiếu đến phần tử ta dùng {ten_bien.phan_tu}.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MODULE QUẢN LÝ CÔNG VĂN BẰNG NUKEVIET (Trang 36)