Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuẩn tuổi
Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới sức sản xuất của gia cầm. Khối lượng cơ thể gà qua từng tuần tuổi là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn gà. Khối lượng cơ thể gà còn là thước đo phản ánh tình trạng sức khỏe, trình độ chăm sóc nuôi dưỡng và chất lượng con giống.
Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì càng rút ngắn thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm chi phí thức ăn. Trong thực tế, khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu và khả năng thích nghi của gà với môi trường.
Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm từ 1-10 tuần tuổi
Qua bảng 2.8, cho thấy: Khối lượng cơ thể gà tăng dần theo tuổi và có sự chênh lệch giữa 2 lô TN. Tại thời điểm 4 tuần tuổi (trước khi chăn thả) khối lượng của gà thí nghiệm lô I là 361,90 g; khối lượng gà thí nghiệm lô II là 408.80 g cao hơn lô I là 46,9 g. Kết thúc thí nghiệm 10 tuần, sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm lô I là 1153 g; khối lượng gà thí nghiệm lô II là 1389,5 g cao hơn lô I là 236,5 g, tương dương với 20,51 %, sự sai khác là rõ rệt (P < 0,05), điều đó hoàn toàn do sự ảnh hưởng của giống đến sinh trưởng của gà thí nghiệm. Gà Chọi có khả năng sinh trưởng tốt hơn gà Ri. Kết quả của thí nghiệm cũng cho thấy khi sử dụng thuốc Coxymax để phòng trị bệnh cầu trùng cho 2 loại gà F1 (Ri x Lương Phượng) và gà F1 (Chọi x Lương Phượng) đều không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà.
Số liệu bảng 2.8, cũng cho thấy hệ số biến dị về khối lượng của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi, nguyên nhân là do tính chung trống mái.
Như vậy, gà ở 2 lô thí nghiệm được sử dụng thuốc Coxymax, phòng trị Cầu trùng trong suốt quá trình thí nghiệm nên đã hạn chế được tối đa khả năng cảm nhiễm Cầu trùng và giúp cho gà sinh trưởng tốt. Do đó trong chăn nuôi gà nếu có một quy trình phòng thuốc nghiêm ngặt thì gà sinh trưởng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 2.8. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Tuần tuổi Lô 1 Lô 2 n X ± m Cv n X ± m Cv Sơ sinh 30 32,85 ± 0,40 6,65 65 38,14 ± 0,64 13,49 1 30 69,42 ± 1,98 15,65 64 74,78 ± 1,62 17,39 2 30 143,93 ± 3,13 11,92 95 163,92 ± 3,56 21,20 3 30 248,30 ± 4,83 10,66 53 281,17 ± 8,34 21,59 4 30 361,90 ± 8,24 12,47 51 408.80 ± 11,73 20,50 5 30 465,73 ± 12,04 14,17 61 531,51 ± 11,96 15,19 6 30 570,87 ± 19,18 18,40 59 692,05 ± 13,26 14,72 7 30 745,47 ± 23,07 16,95 58 808,46 ± 16,44 15,48 8 30 932,30 ± 27,39 16,25 51 1027,80 ± 25,41 17,66 9 30 1057,57 ± 33,36 17,28 52 1233,46 ± 26,47 15,48 10 30 1153,00 ± 39,87 18,94 52 1389,51 ± 34,62 17,96 So sánh (%) 100 120,51
Hình 2.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm