Ảnh hưởng của Coxymax đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà thí

Một phần của tài liệu So sánh tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà thịt F 1 (Chọi x Lương Phượng) và F (Ri x L ương Phượng) với hiệu quả phòng trị bệnh của thuốc Coxymax. (Trang 44)

gà thí nghim

Trong thời gian thí nghiệm, chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm 300 mẫu phân gà ở hai lô thí nghiệm (Lô I và Lô II) bằng phương pháp phù nổi Fulleborn.

Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu phân và xét nghiệm theo từng tuần tuổi của gà thí nghiệm. Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng theo lứa tuổi gà thể hiện qua bảng 2.3 và 2.4.

- Tuần tuổi đầu tiên, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô thì ở cả lô I và lô II đều không tìm thấy noãn nang Cầu trùng.

- Tuần tuổi thứ 2, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô chúng tôi thấy: Ở lô I không có mẫu nhiễm.

Ở lô II có 3 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 20,00 %, cao hơn lô I. Trong đó có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 100 % cao hơn lô I. Không có mẫu nhiễm mức (++), không có mẫu nhiễm mức (+++), không có mẫu nào nhiễm mức (++++).

- Tuần tuổi thứ 3, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô cho thấy:

Ở lô I có 10 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 66,67 %. Trong đó có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 40,00 %; có 5 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 50,00 %; có 1 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 10,00 %; không có mẫu nhiễm mức (++++).

Ở lô II có 10 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 66,67 % bằng lô I là 66,67 %. Trong đó có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 20 % thấp hơn lô I là 20 %; có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 20 % thấp hơn lô I là 30 %; có 6 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 60 % cao hơn lô I là 50 %; không có mẫu nhiễm mức (++++).

- Tuần tuổi thứ 4, xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô thấy:

Ở lô I có 9 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 60 %. Trong đó có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 22,22 %; có 5 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 55,56 %; có 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 22,22 %; không có mẫu nào nhiễm mức (++++).

Ở lô II có 10 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 66,67 % cao hơn lô I là 6,67 %. Trong đó có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 % cao hơn lô I là 30 %; có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 20 % thấp hơn lô I là 35,56 %; có 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 20 % thấp hơn lô I là 2,22 %; có 1 mẫu nào nhiễm mức (++++) chiếm 10 % cao hơn lô 1 la 10 %.

- Tuần tuổi thứ 5, khi xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô cho thấy:

Ở lô I có 9 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 60 %. Trong đó không có mẫu nào nhiễm mức (+), có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 22,22 %; có 6 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 66,67 %; có 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 11,11 %.

Ở lô II có 8 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 53,33 % thấp hơn lô I là 6,67 %. Trong đó có 3 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 37,50 % cao hơn lô I là 37,50 %, có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 25 % cao hơn lô I là 2,78 %, có 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 25 % thấp hơn lô I là 2,78 %; có 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 12,50 % cao hơn lô I là 12,50 %.

Ở lô I có 5 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 33,33 %. Trong đó có 5 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 100 %; không có mẫu nhiễm mức (++) không có mẫu nhiễm mức (+++) không có mẫu nào nhiễm mức (++++).

Ở lô II có 9 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 60 % cao hơn lô I 26,67 %. Trong đó có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 22,22 % thấp hơn lô I là 77,78 %; có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 22,22 % cao hơn lô I là 22,22 %; có 5 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 55,56 % cao hơn lô I là 55,56 %; không có mẫu nào nhiễm mức (++++).

- Kết quả xét nghiệm 15 mẫu phân mỗi lô ở tuần tuổi thứ 7 cho thấy: Ở lô I có 7 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 46,67 %. Trong đó có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 57,14 %; có 3 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 42,68 %; không có mẫu nhiễm mức (+++) và mức (++++).

Ở lô II có 3 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 20 % thấp hơn lô I 26,67 % Trong đó không có mẫu nhiễm mức (+) có 3 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 100 %; không có mẫu nhiễm mức (+++) và mức (++++).

- Tuần tuổi thứ 8, xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô thấy:

Ở lô I có 5 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 33,33 %. Trong đó không có mẫu nhiễm mức (+), không có mẫu nào nhiễm mức (++), có 3 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 60 %; có 2 mẫu nào nhiễm mức (++++) chiếm 40 %.

Ở lô II có 6 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 40 % cao hơn lô I là 6,67 %. Trong đó không có mẫu nhiễm mức (+), lô II ngang lô I, có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 33,33 % cao hơn lô I là 33,33 %; có 3 mẫu nào nhiễm mức (+++), chiếm 50 % thấp hơn lô I là 10 %; có 1 mẫu nhiễm mức (++++) chiếm 16,67 % thấp hơn lô I là 23,33 %.

- Tuần tuổi thứ 9, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô chúng tôi thấy: Ở lô I có 2 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 13,33 %. Trong đó không có mẫu nhiễm mức (+), không có mẫu nhiễm mức (++), có 2 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm tỷ lệ 100 % và không có mẫu nhiễm ở mức (++++).

Ở lô II có 5 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 33,33 % cao hơn lô I là 20 %. Trong đó có 2 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 40 % cao hơn lô I là 40 %; có 3 mẫu nhiễm mức (++) cao hơn lô I là 60 %; không có mẫu nhiễm mức (+++) và mức (++++).

Bảng 2.3. Ảnh hưởng của thuốc Coxymax đến tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng ở lô I và lô II qua các tuần tuổi

Tuần tuổi Số mẫu kiểm tra/ lô Lô I Lô II Số mẫu nhiểm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu nhiểm Tỷ lệ nhiễm (%) 1 15 0 0 0 0 2 15 0 0 3 20,00 3 15 10 66,67 10 66,67 4 15 9 60,00 10 60,67 5 15 9 60,00 8 53,33 6 15 5 33,33 9 60,00 7 15 7 46,67 3 20,00 8 15 5 33,33 6 40,00 9 15 2 13,33 5 33,33 10 15 11 73,33 8 53,33 Tổng 150 58 38,67 62 41,33

- Tuần tuổi thứ 10, khi xét nghiệm 15 mẫu phân ở mỗi lô thấy:

Ở lô I có 11 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 73,33 %. Trong đó có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 36,36 %; có 2 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 18,18 %, có 5 mẫu nhiễm mức (+++) chiếm 45,45 %, không có mẫu nhiễm ở mức (++++).

Bảng 2.4. Ảnh hưởng của thuốc Coxymax đến cường độ nhiễm bệnh cầu trùng ở gà lô I và lô II qua các tuần tuổi

Tuần tuổi

Lô 1 F1 (Ri x Lương Phượng) Lô 2 F1 (Chọi x Lương Phượng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cường độ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (%)

+ ++ +++ ++++ + ++ +++ ++++ 1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0,00 00,00 00,00 0,00 100 0,00 0,00 0,00 3 40,00 50,00 10,00 00,00 20,00 20,00 60,00 0,00 4 22,22 55,56 22,22 0,00 50,00 20,00 20,00 10,00 5 0,00 22,22 66,67 11,11 37,50 25,00 25,00 12,50 6 100 0,00 0,00 0,00 22,22 22,22 55,56 0,00 7 57,14 42,86 0,00 0,00 0,00 100 0,00 0,00 8 0,00 0,00 60,00 40,00 0,00 33,33 50,00 16,67 9 0,00 0,00 100 0,00 40,00 60,00 0,00 0,00 10 36,36 18,18 45,45 0,00 50,00 50,00 0,00 0,00 Tổng 32,76 29,31 32,75 5,17 30,65 27,41 32,25 9,67

Ở lô II có 8 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 53,33 % thấp hơn lô I là 20 %. Trong đó có 4 mẫu nhiễm mức (+) chiếm 50 % cao hơn lô I là 13,64 %; có 4 mẫu nhiễm mức (++) chiếm 50 % cao hơn lô I là 31,82 %; không có mẫu nào nhiễm mức (+++) và mức (++++).

Ở cả 2 lô gà thí nghiệm được chăm sóc, nuôi dưỡng cùng điều kiện và đều dùng thuốc để phòng bệnh Cầu trùng liên tục từ 5 - 63 ngày tuổi nhưng ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau, gà thí nghiệm nhiễm nặng ở 3 - 6 tuần tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần. So sánh giữa 2 lô thí nghiệm thì lô II có tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng nặng hơn so với lô I.

Giải thích về tỷ lệ và cường độ nhiễm Cầu trùng theo tuổi ở gà thí nghiệm, theo tôi giai đoạn đầu tỷ lệ nhiễm cao là do ở giai đoạn này gà còn nhỏ, hệ thống miễn dịch của gà chưa hoàn thiện, khả năng chống đỡ bệnh tật còn kém, do đó gà rất mẫn cảm với bệnh, đặc biệt là bệnh Cầu trùng.

Bệnh xảy ra thường xuyên và gây hậu quả lớn ở giai đoạn này. Tuổi càng cao tỷ lệ và cường độ nhiễm càng giảm dần là do tác dụng của thuốc chống Cầu trùng và do sức đề kháng của gà với mầm bệnh tốt hơn so với lúc còn nhỏ.

So sánh với các nghiêm cứu của các tác giả khác thì kết quả nghiên cứu của tôi phù hợp với nghiên cứu của Dương Công Thuận, (2003) [19], gà ở các lứa tuổi đều bị nhiễm Cầu trùng, gà non thường bị nhiễm nặng và chết nhiều. Nguyễn Thị Kim Lan và Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang tuyên, (1999) [7] và nhiều tác giả khác cũng kết luận rằng bệnh Cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, ở gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn reo rắc mầm bệnh làm ô nhiễm môi trường và làm cho mầm bệnh lây lan từ đàn này sang đàn khác. Qua bảng 2.5. cho thấy:

Kiểm tra 150 mẫu phân gà ở lô I có 58 mẫu nhiễm noãn nang Cầu trùng, chiếm tỷ lệ 38,67 %. Trong đó có 19 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 32,67 %, 17 mẫu nhiễm cường độ (++) chiếm 29,31 %, 19 mẫu nhiễm cường độ (+++) chiếm 32,67 %, 3 mẫu nhiễm cường độ (++++) chiếm 5,17 %.

Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oocyst Cầu trùng của gà thí nghiệm qua kiểm tra mẫu phân

Diễn giải thí nghiệm Số mẫu kiểm tra Tỷ lệ

nhiễm Cường độ nhiễm

n %

+ ++ +++ ++++

n (%) n (%) n (%) n (%)

Lô I 150 58 38,67 19 32,67 17 29,31 19 32,76 3 5,17

Với 150 mẫu phân gà ở lô II thấy 62 mẫu phân nhiễm noãn nang Cầu trùng, chiếm tỷ lệ 41,33 % cao hơn lô I là 2,66 %. Trong đó có 19 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 30,65 % thấp hơn so với lô I là 2,02 %; 17 mẫu nhiễm cường độ (++) chiếm 27,41 % thấp hơn lô I là 1,9 %; 19 mẫu nhiễm cường độ (+++) chiếm 32,67 % thấp hơn lô I là 0,51 %, 6 mẫu nhiễm cường độ (++++) chiếm 9,67 % cao hơn lô I là 4,5 %.

Từ kết quả trên tôi có nhận xét như sau: Gà ở lô thí nghiệm II có tỷ lệ và cường nhiễm Cầu trùng cao hơn lô thí nghiệm I. Mặc dù trên cùng một loại thuốc Coxymax, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau nhưng tỷ lệ và cường độ nhiễm có sự khác nhau là do gà ở lô thí nghiệm I (Ri x Lương Phượng) và lô thí nghiệm II (Chọi x Lương Phượng) Đó là thuốc mới được sử dụng, dùng với thời gian ngắn nên các loại Cầu trùng chưa có khả năng kháng thuốc, hiệu quả phòng bệnh cao.

Từ phân tích kết quả trên, tôi có kết luận trùng với lời khuyến cáo của Lê Văn Năm, (2003) [12]: Để nâng cao hiệu lực của công tác phòng bệnh và điều trị bệnh Cầu trùng đạt kết quả tốt nhất, khi đã dùng một loại thuốc nào đó với mục đích phòng bệnh, thì khi bệnh xẩy ra nên dùng thuốc khác thuộc nhóm thuốc khác để điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn. 92 19 17 19 3 Không nhiễm Nhiễm + Nhiễm ++ Nhiễm+++ Nhiễm++++

Bảng 2.6. tỷ lệ và cường độ nhiễm Oocyst Cầu trùng qua đệm lót chuồng nuôi của gà thí nghiệm Diễn giải Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % n % Lô I 50 12 24,00 8 66,67 4 33,33 0 0,00 0,00 Lô II 50 16 46,00 6 37,50 4 25,00 5 31,25 1 6,25 88 19 17 20 6 Không nhiễm Nhiễm + Nhiễm ++ Nhiễm+++ Nhiễm++++

Một phần của tài liệu So sánh tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà thịt F 1 (Chọi x Lương Phượng) và F (Ri x L ương Phượng) với hiệu quả phòng trị bệnh của thuốc Coxymax. (Trang 44)