Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu phản ánh sức sống của dòng, giống và khả năng thích nghi đối với môi trường, là thước đo của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất và giá thành sản phẩm từ đó giúp người chăn nuôi có định hướng sản xuất. Do đó người chăn nuôi phải chọn lựa được giống tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh.
Tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Trong thời gian làm thí nghiệm chúng tôi đã theo dõi biến động về số lượng gà qua các tuần tuổi và thu được kết quả ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tỷ lệ nuôi sống theo giai đoạn (%)
Tuần tuổi F1 (Ri x Lương Phượng) F1 (Chọi x Lương Phượng)
1 99,4 99,0 2 99,19 98,78 3 99,79 99,59 4 99,79 98,97 5 99,59 99,79 6 99,59 99,37 7 99,79 99,79 8 99,58 99,79 9 99,58 100 10 99,58 100
Qua bảng 2.2, cho ta thấy: tỷ lệ nuôi sống của 2 lô thí nghiệm ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tuần tuổi ở mức trung bình và đều đạt trên 99,29 %, có sự chênh lệch nhỏ giữa 2 lô, lô thí nghiệm F1 (Ri x Lương Phượng) có tỉ lệ nuôi sống cao hơn đạt 99,4 %, lô thí nghiệm F1 (Chọi x Lương Phượng), ở mức thấp hơn đạt 99,0 %. Ở giai đoạn từ từ 4 - 6 tuần tuổi tỉ lệ nuôi sống lô I 99,69 %, ở lô II tỉ lệ sống 99,43 %, tỉ lệ sống của lô I cao hơn 0,26 %. Giai đoạn 7 - 10 tuần tuổi cũng có sự biến động, tuy nhiên ở mức độ nhỏ. Ở giai đoạn này tỷ lệ sống của 2 lô ở mức 0,35 % tỷ lệ nuôi sống của lô II cao hơn. Tỷ lệ sống của 2 lô thí nghiệm có sự biến động là do ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, dịch bệnh của môi trường xung quanh, stress do quá trình vận chuyển và chăm sóc.