Phân tích sự chuyển biến về chỉ số PCI của các tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam (Trang 46)

Lấy năm 2006 là năm mốc trong quan sát sự chuyển biến về số điểm PCI và lượng vốn sản xuất kinh doanh của các địa phương. Như vậy, về điểm số PCI các địa phương quan sát được chia thành các nhóm sau:

a. Nhóm các tỉnh xếp hạng rất tốt năm 2006: gồm 2 tỉnh Bình Dương và Đà

46

- Cả 2 tỉnh đều có điểm số PCI tụt giảm trong các năm sau, trong đó Bình Dương là tỉnh mất điểm nhiều hơn từ 76,23 xuống 60,79 điểm tương tự thì xếp hạng cũng tụt từ vị trí thứ 1 xuống vị trí thứ 5.

- Đà Nẵng thì có tụt điểm từ 75,39 xuống 69,77 tuy nhiên thứ hạng thì lại tăng từ hạng 2 năm 2006 lên hạng 1 năm 2010.

Hình 2.7: So sánh vốn sản xuất kinh doanh của Bình Dương và Đà Nẵng

Mặc dù Bình Dương có sự tụt giảm về thứ hạng và điểm số PCI so với Đà Nẵng nhưng theo đồ thị ta thấy độ dốc của đường vốn SX-KD của Bình Dương lớn hơn độ dốc đường vốn SX-KD của Đà nẵng và sự gia tăng của vốn đầu tư của Bình Dương (52.587 tỷ/năm) vẫn cao hơn Đà Nẵng (12.276 tỷ/năm).

b. Nhóm các tỉnh xếp hạng tốt năm 2006: gồm các tỉnh Bình Định, Vĩnh Long,

Đồng Nai, Lào Cai, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, An Giang. Bảng 2.1: Điểm số PCI của các tỉnh xếp loại tốt năm 2006

Tên tỉnh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Đồng Nai 64.64 62.33 59.42 63.16 59.49 Tp Hồ Chí Minh 63.39 64.83 60.15 63.22 59.67 Vĩnh Phúc 61.27 66.06 69.37 66.65 61.73 An Giang 60.45 66.47 61.12 62.42 61.94 Bình Định 66.49 69.46 60.67 65.97 60.37 Vĩnh Long 64.67 70.14 64.97 67.24 63.4 Lào Cai 64.11 66.95 61.22 70.47 67.97

Ta thấy, trong 7 tỉnh xếp loại tốt năm 2006 thì chỉ có tỉnh Lào Cai có sự cải thiện tăng về mặt điểm số của các năm sau. Các tỉnh còn lại đều có sự giảm nhẹ trong đó thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai là giảm điểm nhiều nhất.

47

Hình 2.8: So sánh vốn sản xuất kinh doanh của các tỉnh xếp loại tốt

Hình 2.9: So sánh vốn sản xuất kinh doanh của các tỉnh xếp loại tốt

Theo các đồ thị trên ta thấy:

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tài chính của cả nước nên có tốc độ gia tăng đầu tư rất lớn, trung bình đạt khoảng 660.000 tỷ/năm.

- Tỉnh Đồng Nai, nằm trung khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ gia tăng đầu tư đạt khoảng 46.000 tỷ/năm. Đồng Nai là tỉnh có lịch sử phát triển công nghiệp từ rất sớm trước đây là một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả

48

nước. Tuy nhiên khi so sánh với tỉnh Bình Dương thì năm 2011, tỉnh Bình Dương đã có các chỉ số vốn sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất công nghiệp vượt qua Đồng Nai. Mặc dù Bình Dương chỉ mới bắt đầu phát triển từ sau khi tách ra khỏi tỉnh Sông Bé vào năm 1997. Bình Dương đã đạt được sự phát triển vượt bậc trên là nhờ chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, sự minh bạch, công khai trong hoạt động hành chính, sự hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng và một yếu tố quan trọng hơn nữa là Bình Dương có vị trí địa lý sát Thành phố Hồ Chí Minh nên nhà đầu tư có thể xây nhà máy tại Bình Dương, sử dụng nguồn nhân lực quản lý tại thành phố Hồ Chí Minh và cung ứng hàng về thành phố Hồ Chính Minh hoặc xuất ra nước ngoài cũng tại đây.

Hộp 3.1: Bình Dương đi đâu trong thu hút FDI

Theo báo http://vccinews.vn/

Bình Dương đi đầu trong thu hút FDI

Thứ hai, 9:31 | 15/10/2012

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với hệ thống giao thông thuận tiện; cơ sở hạ tầng đồng bộ; nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng; thủ tục đầu tư nhanh gọn; chính sách phát triển phù hợp, đúng hướng…, Bình Dương đã và đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

Trong 9 tháng đầu năm 2012, Bình Dương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Cụ thể trong 9 tháng vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 45 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với 2,16 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm đến hơn 22,7% tổng thu hút đầu tư FDI của cả nước.

Như vậy, từ vị trí số 3 về thu hút đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2012, với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,16 tỷ USD, Bình Dương đã xuất sắc vươn lên vị trí số 1 về thu hút đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2012 và liên tiếp giữ vị trí này cho đến 9 tháng đầu năm 2012. Đạt được kết quả trên thực sự là tín hiệu vui, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các nhà đầu tư còn ngại ngần khi đưa ra quyết định đầu tư; thêm vào đó lĩnh vực thu hút FDI hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các địa phương mà còn với cả các nước trong khu vực.

Điểm mặt các dự án FDI đầu tư vào Bình Dương, có thể kể đến các dự án lớn như: dự án Khu đô thị Tokyu Bình Dương (Tokyo Binh Duong Garden City) của Tập đoàn Tokyu - Nhật Bản (1,2 tỷ USD); dự án của Tập đoàn Dai Nippon Printing (DNP) 35 triệu USD; dự án của Công ty TNHH Biomin Việt Nam 8 triệu USD; dự án của Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét với vốn đầu tư 5,2 triệu USD... Trong đó nổi bật nhất là dự án Tokyo Binh Duong Garden City được khởi công vào đầu tháng 3/2012 tại trung tâm Thành phố mới Bình Dương với quy mô gần 71,5 ha bao gồm khoảng 7.500 căn hộ, nhà ở, các cơ sở giải trí, thương mại, văn phòng…Đây là dự án mang tính đột phá trong lĩnh vực bất động sản và là dự án khu đô thị lớn nhất có vốn đầu tư nhiều nhất.

Với kết quả thu hút đầu tư như trên, Bình Dương đã cơ bản hoàn thành mục tiêu thu hút hơn 1 tỷ USD vốn FDI trong năm 2012. Điều này một lần nữa cho thấy với tích hợp nhiều lợi thế cạnh tranh, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, Bình Dương đang dần trở thành điểm đến lý tưởng, luôn được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên lựa chọn. Thời gian qua, để thu hút các nhà đầu tư FDI, bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển đô thị

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hài hòa với môi trường, tỉnh Bình Dương còn tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp đồng bộ với 28 KCN được quy hoạch bài bản từ kết cấu hạ tầng đến kết nối giao thông thuận lợi; trong đó nhiều KCN được đánh giá đạt chuẩn quốc tế và đứng hàng đầu cả nước như KCN Việt Nam - Singapore, các KCN Mỹ Phước... Chính các KCN được quy hoạch hiện đại và đồng bộ, thích hợp đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI phát huy hiệu quả trong đầu tư. Ngoài ra để hoàn thành mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015, Bình Dương còn tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng, hoàn thành các công trình giao thông mang tính trọng tâm, trọng điểm như: đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài đến Bàu Bàng, đường vành đai 3, vành đai 4, đường ven sông Sài Gòn, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các nguồn lực...Nhờ vậy mà hệ thống hạ tầng của tỉnh luôn được đánh giá tốt nhất và tạo nhiều thuận lợi, tiện ích, tiết kiệm chi phí đối với các nhà đầu tư.

Song song với những nỗ lực kiến tạo một môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn, thời gian qua tỉnh Bình Dương luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, xúc tiến đầu tư, tập trung vào các thị trường giàu tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Đặc biệt, Bình Dương hiện đang trở thành điểm hẹn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản với số lượng dự án cũng như lượng vốn áp đảo, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Đây là thành công quan trọng, giúp Bình Dương từng bước đạt được mục tiêu tăng cả lượng và chất trong thu hút đầu tư vào địa phương.

Ông Toshiaki Koshimura, Chủ tịch Tập đoàn Tokyu – chủ đầu tư dự án có vốn đầu tư lớn nhất tại Bình Dương cho biết: “Là một nhà đầu tư, xét thấy địa phương nào có môi trường đầu tư tốt, có tiềm năng phát triển lâu dài thì chúng tôi không ngần ngại tìm đến. Bình Dương có mức tăng trưởng GDP hàng năm đạt đến 14-15%, vượt xa mức tăng trưởng bình quân toàn quốc và là địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Qua khảo sát, chúng tôi đã thấy được sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Bình Dương cũng như tiềm năng của Thành phố mới, chính vì vậy, Tập đoàn Tokyu đã quyết định đầu tư vào Bình Dương”. Tương tự, Công ty CP Sun Steel hoạt động trong lĩnh sản xuất sắt thép, tôn kẽm... tại Dĩ An cũng đã quyết định tăng vốn thêm 120 triệu USD trong năm 2012. Chia sẻ thêm về quyết định táo bạo này, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, Tổng Giám đốc Wada Yuji cho biết: “Bất chấp những thách thức thời gian qua và diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới trong thời gian tới, chính lòng nhiệt thành cùng sự quan tâm, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư từ phía lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã giúp củng cố niềm tin, khẳng định quyết tâm của chúng tôi trong việc mở rộng đầu tư để gia tăng năng lực sản xuất. Có thể khẳng định triển vọng môi trường đầu tư của Bình Dương thời gian tới rất sáng sủa và chúng tôi rất vững tin”.

Thiên Tân

Đối với năm tỉnh còn lại của nhóm này:

- Lào Cai là tỉnh có sự cải thiện về điểm số PCI tốt nhất và vươn lên đứng đầu cả nước vào năm 2010, nhưng lại là tỉnh có tốc độ phát triển đầu tư thấp nhất trong nhóm chỉ đạt trung bình 2.800 tỷ/năm.

- Vĩnh Long cũng có sự gia tăng tốc độ đầu tư giống như tỉnh Lào Cai.

- Tĩnh Vĩnh Phúc và Bình Định của tốc độ đầu tư tương đương nhau vào khoảng 5.500 tỷ/năm.

- Tỉnh An Giang là tỉnh có tốc độ thu hút đầu tư cao nhất trong nhóm này với hơn 7.700 tỷ/năm, Đặc biệt tăng nhanh trong năm 2010.

50

c. Nhóm các tỉnh xếp loại khá trong năm 2006

Bảng 2.2: Điểm số PCI của các tỉnh xếp loại khá năm 2006

Tên tỉnh Năm 2006Năm 2007Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hệ số góc

Bà Rịa - Vũng Tàu 56.9 65.63 60.51 65.96 60.55 69735.1 Cần Thơ 58.3 61.76 56.32 62.17 62.46 12903.1 Hưng Yên 56.91 57.47 57.53 61.31 49.37 10113.8 Ninh Bình 56.82 57.67 56.14 58.31 62.85 9520.1 Khánh Hòa 55.33 52.42 52.12 58.66 56.75 8231.1 Đồng Tháp 58.13 64.89 64.64 68.54 67.22 5986.1 Quảng Nam 56.42 62.92 59.97 61.08 59.34 5246.3 Sóc Trăng 55.34 64.68 54.24 56.63 61.49 4774.3 Bắc Giang 56.99 55.48 47.44 57.5 58.02 4206.4 Yên Bái 56.85 59.73 57.79 61.71 60.16 1604.8 Trà Vinh 56.83 56.3 55.17 63.22 65.8 1363.8

Hình 2.10: So sánh vốn sản xuất kinh doanh của các tỉnh xếp loại khá Theo bảng thống kê trên tay thấy điểm chung

- Tính “phân kỳ”: vào năm 2006 các tỉnh đều có lượng vốn sản xuất kinh doanh từ 3.000 – 20.000 tỷ nhưng đến năm 2010 thì khoảng cách này là 5.000 – 72.000 tỷ.

- Các tỉnh có số vốn sản xuất kinh doanh ban đầu càng cao thì có độ dốc (hay hệ số góc) càng cao như vậy thì lượng vốn đầu tư hàng năm càng nhiều.

51

- Ta thấy trong 2006 và 2007 tỉnh Khánh Hòa có lượng vốn sản xuất kinh doanh lớn hơn Cần Thơ. Tuy nhiên từ năm 2008 đến năm 2010, Cần Thơ có sự gia tăng nhanh về đầu tư nên cuối năm 2010 Cần Thơ đã vượt qua Khánh Hòa. Về mặt chỉ số PCI thì Cần Thơ được đánh giá tốt hơn Khánh Hòa.

- Trong các năm từ 2006-2009, Hưng Yên có chỉ số PCI cao hơn Khánh Hòa và nhìn vào đồ thị ta thấy lượng vốn đầu tư của Hưng Yên (khoảng 10.000 tỷ/năm) cũng cao hơn Khánh Hòa (8.200tỷ/năm).

- Trong 04 tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bắc Giang, Quảng Nam thì tỉnh Đồng Tháp được đánh giá của chỉ số PCI cao nhất và thực tế thì lượng đầu tư của Đồng Tháp cũng cao nhất đạt khoảng 5.900 tỷ/năm.

- Năm 2006 tỉnh Yên Bái và Trà Vinh có lượng vốn sản xuất kinh doanh gần giống nhau. Từ năm 2006-2008, Yên Bái có chỉ số PCI cao hơn Trà Vinh sau đó thì vào năm 2007 Yên Bái có lượng vốn sản xuất kinh doanh cao hơn Trà Vinh. Từ năm 2009-2010, Trà Vinh có sự tiến triển tích cực về điểm số PCI tuy nhiên thì sự chuyển biến này vẫn chưa có hiệu quả về việc thu hút vốn đầu tư khi so sánh với Yên Bái. Như vậy, sự thay đổi của PCI phải cần một độ trễ về thời gian nhất định mới phát huy được hiệu quả thu hút được vốn đầu tư. Vì nhà đầu tư mất ít nhất 2 năm để làm các thủ tục hành chính, xây dựng nhà xưởng, tuyển dụng lao động,… để có thể đưa được lượng vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh.

d. Nhóm các tỉnh xếp loại trung bình trong năm 2006

Bảng 2.3: điểm PCI của các tỉnh xếp loại trung bình năm 2006

Tên tỉnh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hệ số góc

Long An 50.4 58.82 63.99 64.44 62.74 19032 Quảng Ninh 53.25 58.34 54.3 60.81 64.41 16975 Hải Dương 52.7 53.23 54.07 58.96 57.31 15987 Bắc Ninh 54.74 58.96 59.57 65.7 64.48 15784 Nghệ An 54.43 49.76 48.46 52.56 52.38 10683 Thái Bình 50.54 55.99 54.27 54.58 60.04 10061 Gia Lai 53.06 56.16 51.82 56.01 53.45 8299 Hậu Giang 52.61 59.41 55.34 64.38 63.91 7729 Đắc Lắc 51.65 51.05 53.33 57.37 57.2 6372 Tiền Giang 52.18 64.63 57.27 65.81 59.63 5476 Thái Nguyên 52.71 52.02 46.03 58.58 56.54 4892 Phú Thọ 54.42 55.64 52.49 53.4 52.47 4886 Kiên Giang 51.27 52.82 52.23 63.04 58.9 4737 Huế 50.53 62.44 60.71 64.23 61.31 4634 Lâm Đồng 52.25 49.85 48.1 52.93 58.26 3674

52 Bình Thuận 52.66 57.66 58.75 64.96 58.45 3208 Phú Yên 54.93 57.87 51.24 54.77 58.18 2690 Hòa Bình 50.17 50.18 48.35 47.82 49.89 2467 Quảng Trị 52.08 51.1 50.72 55.32 61.68 1907 Bến Tre 53.11 62.88 62.42 64.09 63.11 1701

Bảng 2.11: So sánh vốn sản xuất kinh doanh của các tỉnh xếp loại trung bình

Từ đồ thị trên ta nhận thấy:

- Sự thu hút vốn đầu tư vào các tỉnh này cũng có tính “phân kỳ”. Các tỉnh có vốn sản xuất kinh doanh cao sẽ có sự thu hút đầu tư cao hơn ở các năm sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Long An là tỉnh có sự chuyển biến rõ nét về chỉ số PCI từ vị trí trung bình năm 2006 đã vươn lên nằm trong top đầu vào năm 2010, 2011. Đây có thể là một trong những yếu tố góp phần tăng sự thu hút đầu tư vào tỉnh Long An. Lượng vốn sản xuất kinh doanh của Long An đã tăng nhanh và vượt qua các tỉnh như Nghệ An và Gia Lai vào năm 2010.

- Bắc Ninh mặc dù có xếp hạng PCI tốt hơn Long An trong các năm 2006, 2007, 2009, 2010 và được mệnh danh là Bình Dương của miền Bắc tuy nhiên vẫn không thể cạnh tranh với Long An về lượng vốn đầu tư hàng năm.

- Hậu Giang là tỉnh Tây Nam Bộ có điểm PCI được xếp vào loại tốt năm 2009, 2010 và các năm khác luôn ở mức cao. Điều này chứng tỏ Hậu Giang luôn có những thay đổi nhằm thu hút đầu tư vào địa phương và thực tế là lượng vốn trong sản xuất

53

kinh doanh của Hậu Giang có sự tăng nhanh (khi so sánh với các tỉnh trong nhóm) từ năm 2006-2010.

e. Nhóm các tỉnh xếp loại thấp và tương đối trong năm 2006:

Bảng 2.4: Điểm PCI của các tỉnh xếm loại thấp và tương đối thấp năm 2006

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam (Trang 46)