Tổng hợp các yếu tố và chính sách tác động đến thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam (Trang 27)

Mặc dù đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm khác nhau cơ bản về nguồn gốc của vốn đầu tư nhưng cả hai đều có mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận. Vì thế, các yếu tố tác động đến hai hình thức đầu tư này đều giống nhau. Như đã phân tích ở trên, sau đây là tổng hợp những yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các địa phương:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Sẵn có các khu công nghiệp, chất lượng cơ sở hạ tầng - Uu đãi và hỗ trợ: Ưu đãi về thuế và đất đai, thành lập các quỹ đầu tư, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ.

- Lợi thế về chi phí: Chi phí lao động

- Thị trường tiềm năng: Quy mô thị trường, sức mua của người tiêu dùng - Nguồn nhân lực: Chất lượng lao động

- Tài nguyên thiên nhiên: Sẵn có của nguồn nguyên liệu, - Vị trí địa lý

- Ổn định chính trị

- Cơ sở hạ tầng xã hội: dịch vụ trung gian, chi phí của nguồn nguyên vật liệu và dịch vụ trung gian.

Năm 2006, OECD đã phát hành tài liệu: “Policy Framework for Invesment” dựa trên thực tế tại hơn 60 quốc gia bao gồm cả các nước thuộc nhóm OECD và không thuộc nhóm OECD. Mục đích của “Policy framework for Invesment” là nhằm khuyến khích sự đóng góp của các nhà đầu tư tư nhân vào quá trình phát triển bền vững các nền kinh tế. “Policy framework for invesment”3 đã chỉ ra mười chính sách sau đây tác động đến thu hút đầu tư:

- Chính sách đầu tư.

- Chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi. - Chính sách kinh doanh.

- Chính sách cạnh tranh.

3 Investment policy, Investment promotion and facilitation, Trade policy, Competition policy, Tax policy, Corporate governance, Policies for promoting responsible business conduct, Human resource development, Infrastructure and financial sector development, Public governance.

27 - Chính sách thuế.

- Sự hợp tác của chính quyền.

- Chính sách khuyến khích vai trò tiên phong trong kinh doanh - Phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển cở sở hạ tầng và tài chính.. - Dịch vụ công.

Như vậy, cùng với việc xác định các yếu tố thúc đẩy đầu tư và các chính quyền địa phương phải thực hiện các chính sách như nêu trên để xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, không phải tất cả các tỉnh thành đều thực hiện như vậy, mà tùy vào hoàn cảnh lịch sử, địa lý, tự nhiên và lãnh đạo mà có tỉnh thực hiện được và tỉnh không thực hiện được. Vì thế, các nhà nghiên cứu chính sách cần đưa ra một chỉ số để đánh giá khả năng cạnh tranh về đầu tư tại các địa phương, để thúc đẩy nhanh hơn nữa sự cải cách ở chính quyền và từ đó “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” ra đời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam (Trang 27)