Theo khu vực kinh tế-xã hội:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam (Trang 41)

Hình 2.2: Tỉ lệ số doanh nghiệp của từng khu vực trong cả nước

- Đồ thị trên, ta thấy tỉ lệ số doanh nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và duyên Hải miền trung gần như không đổi qua các năm từ năm 2005-2010.

- Tỉ lệ số doanh nghiệp của khu vực Đông Nam Bộ tăng từ 34% lên 39%, trong khi đó tỉ lệ số doanh nghiệp của khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long giảm từ 14% xuống 9,3%. Như vậy, liệu rằng khu vực Đông Nam bộ đã thu hút một số lượng doanh nghiệp từ Đồng Bằng sông Cửu long?

- Tổng tỉ lệ số doanh nghiệp của khu vực Đồng Bằng Sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc không đổi từ năm 2005-2010. Và, tỉ lệ số doanh nghiệp của khu vực Đồng Bằng Sông Hồng có tăng lên chút ít trong khi đó tỉ lệ số doanh nghiệp của khu vực Trung Du Miền Núi phía Bắc có giảm đi chút ít.

Như vậy, qua đồ thị này có một vấn đề được nêu lên là liệu có sự dịch chuyển của các doanh nghiệp sang khu vực lân cận có các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn hơn không? Tức là nhà đầu tư chuyển dần cơ sở hoặc vốn sản xuất kinh doanh từ các tỉnh Ví dụ như Đồng Bằng Sông Cửu Long sang Bình Dương, Đồng Nai hay Thành Phố Hồ Chí Minh.

41

Hình 2.3: Tỉ lệ vốn sản xuất kinh doanh của các khu vực trong cả nước

- Đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì tỉ lệ vốn sản xuất kinh doanh so với cả nước tăng chậm từ năm 2005-2010.

- Đối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung, Trung du miền núi phía Bắc thì có tỉ lệ vốn sản xuất kinh doanh giảm chậm.

- Chính vì sự thay đổi rất ít của bốn khu vực trên nên qua đồ thị ta thấy có sự biến động tương quan trái chiều của 2 khu vực là Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam bộ.

- Khi đi phân tích chi tiết, thì sự biến động về lớn về vốn sản xuất chủ yếu tập trung ở các tỉnh:

+ Hà Nội: năm 2008 tăng 110% so với năm 2007. Đây được cho là nguồn vốn tập trung vào lãnh vực bất động sản tại Thủ Đô Hà Nội. Và thực tế, bắt đầu tư năm 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ, nhà đất bắt đầu mất giá. Các công trình bất động sản bị rút vốn thì nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Hà Nội bị chậm lại và chỉ tăng 16% trong năm 2009.

+ Thái Bình năm 2009 tăng 141% so với năm 2008 với mức tăng hơn 23.000 tỷ đồng. Theo thông tin công bố trong năm 2011, thì bắt đầu từ năm 2007 tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam bắt đầu triển khai 5 dự án với tổng mức đầu tư trên 32.000 tỷ đồng.

42

Vậy, vấn đề đặt ra là tại sao sự biến động về nguồn vốn tại Khu vực Đồng bằng sông Hồng không ảnh hưởng đến các khu vực khác mà chỉ có khu vực Đông Nam Bộ biến động theo? Và câu trả lời khả dĩ nhất cho trường hợp này là: hiện nay hầu hết các tổng công ty, tập đoàn lớn đều có văn phòng và dự án tại 2 khu vực này. Do đó, khi các Tổng công ty, hay tập đoàn dồn vốn về khu vực Đồng Bằng Sông Hồng thì phải thoái bớt vốn ở Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam (Trang 41)