đuôi chó. Sau đó, dùng một bong bóng bịt chặt miệng chai lại.
- Dùng bóng đèn 500w chiếu sáng. Sau 30phút đem vào quan sát.
Em hãy dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao lại có hiện tượng đó? Mục đích thí nghiệm của bạn Hà là gì ? Theo em, Hà còn phải làm thao tác nào thì thí nghiệm mới hoàn thành?
2.2.2.3. Sử dụng thí nghiệm 3 để củng cố bài bài 11: Hô hấp ở thực vật, Sinh học 11 Sinh học 11
Cho các dụng cụ và nguyên liệu sau: 2 bình thủy tinh có nắp đậy, 2 nhiệt kế, 2 cây nến, 100g đậu xanh nảy mầm còn sống, 100g đậu xanh nảy mầm đã luộc chín.
Em hãy thiết kế thí nghiệm để thể hiện quá trình hô hấp ở thực vật.
2.2.2.4. Sử dụng thí nghiệm 4 để củng cố bài bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật, Sinh học 11 nitơ ở thực vật, Sinh học 11
Để tiết học tới (bài 3, sinh học 11) đạt hiệu quả, giáo viên đã yêu cầu mỗi nhóm học sinh về nhà làm thí nghiệm với một số nguyên vật liệu sau: một ít phân bón N, P, K, giấy thấm, ly nhựa nhỏ.
Nếu là một thành viên của lớp, em sẽ làm như thế nào để hoàn thành thí nghiệm của mình?
2.2.3. Sử dụng thí nghiệm trong khâu kiểm tra- đánh giá
2.2.3.1. Sử dụng thí nghiệm 1 để kiểm tra – đánh giá bài 7: Quang hợp, Sinh học 11 Sinh học 11
Trong giờ thực hành thí nghiệm chứng minh lá tạo thành tinh bột khi ở ngoài sáng, một số bạn đã mang lá tía tô đỏ, rau dền đỏ đi làm thí nghiệm. Một số bạn khác ý kiến: “Lá thì lớn vừa phải đấy nhưng màu lá đỏ thế này không có diệp lục để quang hợp tạo tinh bột được. Không sử dụng lá này thí nghiệm được.”
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Theo em, ý kiến như vậy có đúng không? Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh cho nhận định của em.
2.2.3.2. Sử dụng thí nghiệm 2 để kiểm tra đánh giá bài 7: Quang hợp, Sinh học 11 Sinh học 11
Bạn Ngân đã thiết kế TN chứng minh cây quang hợp thải khí O2 như hình sau:
Bạn Nga quan sát và đưa câu hỏi: “ Nếu không có các dụng cụ của phòng thí nghiệm, giả sử là chỉ có rong, bong bóng, chai nhựa bạn có bố trí thí nghiệm được không? ”
Một chút bối rối thoáng qua nhưng rồi Ngân đã tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của Nga. Theo em, Ngân đã tiến hành thí nghiệm đó như thế nào?
2.2.3.3. Sử dụng thí nghiệm 3 để kiểm tra đánh giá bài 11: Hô hấp ở thực vật hoặc bài 14: Thực hành chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt, Sinh học vật hoặc bài 14: Thực hành chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt, Sinh học 11
Cho một số dụng cụ, nguyên liệu sau: đậu xanh nẩy mầm, rong đuôi chồn, nước vôi trong, nến, nhiệt kế, bong bóng.
Em có thể thêm bớt tùy ý để thiết kế thí nghiệm làm sáng tỏ tất cả các dấu hiệu cơ bản của quá trình hô hấp ở thực vật. (Lưu ý: chỉ thực hiện một thí nghiệm duy nhất).
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Phần 3: KẾT LUẬN
Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học thực sự đóng vai trò thiết thực trong quá trình dạy học Sinh học. Thông qua thí nghiệm, Hs có thể nghiên cứu sâu sắc hơn bản chất, cơ chế các hiện tượng sinh học. Thí nghiệm giúp Hs hình thành kiến thức bộ môn, rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Với phương pháp dạy học có sử dụng thí nghiệm, Gv sẽ tổ chức cho Hs tìm hiểu vấn đề đúng như bản chất mà các nhà khoa học đã khám phá ra chúng, Hs giờ đây đóng vai trò là nhà khoa học, chủ động khám phá giành lấy tri thức. Quá trình học tập như vậy tạo nên không khí sôi động cho lớp học, Hs sẽ hứng thú hơn, tâp trung hơn, tư duy tích cực, sáng tạo hơn, nhận thức đầy đủ và học tập hiệu quả hơn. Sử dụng thí nghiệm trong là phương pháp dạy học quan trọng, không thể thể thiếu trong dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Tiếng Việt
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học, Nxb giáo dục, Hà Nội, tr 74, 130 – 144.
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học
2. PGS.TS. Phan Đức Duy (2013), Bài giảng phát triển lý luận dạy học sinh
học, Trường ĐHSP Huế.
3. TS. Trịnh Đông Thư (2010), Chuyên đề Sử dụng thí nghiệm trong dạy học
Sinh học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Huế.
4. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2010), Sinh học
11 nâng cao, Nxb Giáo dục, Quy Nhơn.
5. Vũ Trọng Rỹ và Lê Minh Luân (2005), “Vai trò của thí nghiệm ảo trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông”, Tạp chí thiết bị
giáo dục, (4), tr 7-16.
6. Nguyễn Thị Dung (2006), “Tích cực hóa hoạt động học tập trong giờ thực hành củng cố môn Sinh học ở phổ thông”, Tạp chí khoa học giáo dục, (6), tr 19-22 2. Các trang web 7. http://kenhdaihoc.com/forum/threads/bai-4-cac-nguyen-to-khoang-dinh- duong-thiet-yeu.5392 8. http://text.123doc.vn/document/41500-lich-su-va-giai-doan-dau-cua-su- phat-trien-quang-hop.htm 9. http://www.slideshare.net/doivaban93/chuong-3-dinh-duong-khoang-cay- trong?related=3 10. http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsu_chlorophylle.htm
GVHD: Cô Trịnh Đông HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ