2.3.3 Công tác giám định, bồi thường thiệt hại
2.3.3.2 Công tác bồi thường
B i thồ ường là khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, luôn đi liền với khâu giám định. Nhằm thực hiện tốt phương châm kinh doanh của công ty là “Tăng trưởng và hiệu quả”, chất lượng phục vụ đặt lên hàng đầu. Mà như chúng ta biết bảo hiểm là một ngành dịch vụ và chất lượng của nó thường chỉ được biết đến ở giai đoạn cuối cùng sau khi có tai nạn xẩy ra. Do đó công tác bồi thường của các loại hình bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng thể hiện chất lượng của sản phẩm bảo hiểm.Và chất lượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sẽ được quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của công ty. Nếu như chất lượng của công tác khai thác bảo hiểm thể hiện chủ yếu ở số đơn bảo hiểm mới mà công ty khai thác được thì chất lượng của công tác bồi thường lại thể hiện ở số lượng đơn bảo hiểm tái tục vào những năm tới. Mà việc duy trì khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng đều có ý nghĩa quan trọng đối vơí hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của công ty.
Để làm tốt công tác bồi thường GMIC đã đề ra quy trình bồi thường cho riêng mình, trên cơ sở kế thừa của các công ty bảo hiểm đi trước khác, GMIC luôn quan tâm đến quyền lợi của khách hàng, nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn khách hàng để công việc bồi thường được diễn ra nhanh chóng chính xác, Trong một số trường hợp tai nạn xảy ra mà đơn bảo hiểm đã hết hạn trong thời hạn cho
Thông báo bồi thường
Truy đòi người thứ 3, xử lý tài sản hỏng (nếu có)
phép GMIC vẫn bồi thường nhân đạo cho khách hàng, trong quá trình bồi thường GMIC luôn kết hợp với các bên liên quan để tính toán bồi thường được chính xác thoả đáng.
2.3.3.2.1 Quy trình giải quyết bồi thường.
Quy trình giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm Thái sơn được chia thành 6 bước:
Người chịu trách nhiệm
Tiến trình Mô tả công việc, tài liệu liên quan
- Cán bộ bồi thường
- Ghi sổ tiếp nhận hồ sơ bồi thường
- Cán bộ bồi thường
- Lãnh đạo Phòng/
Lãnh đạo
- Tham chiếu theo Quy tắc bảo hiểm/ Hợp đồng bảo hiểm.
- Cán bộ bồi thường
- Lãnh đạo Phòng.
- Lãnh đạo c.ty
Tính toán bồi thường sau đó trình duyệt lanh đạo ký, phê duyệt, chuyển phòng kế toán - thống kê xuất tiền.
- phòng KT- TK - Cán bộ bồi thường
- Lãnh đạo Phòng, công ty.
-Thông báo bồi thường cho khách hàng.
-xử lý, thu hồi tài sản hỏng
Cán bộ, nhân viên của công ty cổ phần bảo Thái Sơn thực hiện theo quy trình trên do tổng công ty ban hành.
2.3.3.2.2 Kết quả của công tác bồi thường.
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ
Trình duyệt Tính toán bồi thường
Bảng 7: Kết quả công tác bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
chỉ tiêu đơn vị năm 2008 năm 2009 năm 2010
Số vụ cần bồi thường phát sinh
trong năm vụ 134 305 412
Số vụ năm trước chuyển sang vụ 0 38 56
Số vụ đã bồi thường vụ 96 287 396
Số vụ còn tồn đọng vụ 38 56 72
Tỷ lệ giải quyết bồi thường % 71.64 83.67 84.62 Tỷ lệ tồn đọng cần giải quyết
bồi thường % 28.36 16.33 15.38
Tỷ lệ số vụ tồn đọng so với số
vụ đã giải quyết lần 0.40 0.20 0.18
Tổng chi phí bồi thường trđ 375.625 864.286 1325.462 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên
hoàn chi bồi thường trđ - 488.661 461.176
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn chi
bồi thường % - 130.09 53.36
Tốc độ tăng (giảm) định gốc chi
bồi thường % - 130.09 252.87
Chi phí bồi thường bình quân 1
vụ trđ/vụ 3.913 3.011 3.347
(Nguồn báo cáo tài chính công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.) Nhìn vào số liệu trên, chúng ta có thể thấy trong những năm đầu hoạt động, số lượng các vụ tai nạn cần bồi thường còn ở mức thấp nhưng số lượng các vụ tai nạn cần bồi thường phát sinh trong năm của năm sau tăng nhanh so với năm trước. năm 2009 so với năm 2008 số vụ tai nạn cần bồi thường phát sinh trong năm tăng 171 vụ, năm 2010 so với năm 2009 tăng 107 vụ. Vì số vụ tai nạn cần giải quyết tăng nên công tác bồi thường cần
phải được đẩy mạnh để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty.
Công tác bồi thường của công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn được triển khai khá hiệu quả. Cùng với sự tăng lên của số vụ cần bồi thường thì số vụ đã được GMIC giải quyết cũng tăng lên đáng kể. Từ năm 2008 đến năm 2010 số vụ đã được giải quyết bồi thường tăng 300 vụ. Tỷ lệ các vụ tai nạn được giải quyết qua các năm đều tăng, năm 2008 tỷ lệ giải quyết bồi thường là 71.64 %, năm 2009 tỷ lệ giải quyết bồi thường là 83.67 % và năm 2010 tỷ lệ này là 84.62
%. Đồng thời tỷ lệ số vụ tai nạn cần giải quyết còn tồn đọng giảm dần qua các năm. Năm 2008 tỷ lệ tồn đọng là 28.36 % nhưng tới năm 2010 thì tỷ lệ tồn đọng chỉ còn 15.38 %. Khi mà số vụ tai nạn được giải quyết đúng và đủ theo nguyên tắc thì sẽ tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Từ đó sẽ tạo tiền đề cho công tác mở rộng khách hàng trong những năm tiếp theo.
Chi phí cho công tác bồi thường của GMIC năm 2009 so với năm 2008 tăng 130.09 % tương ứng với lượng biến động tuyệt đối là 488.661 triệu đồng.
Năm 2010 so với năm 2009, chi bồi thường tăng 53.36 % tương ứng với lượng biến động tuyệt đối là 461.176 triệu đồng. Chúng ta có thể nhận thấy tốc độ tăng chi bồi thường liên hoàn trong giai đoạn 2009 – 2008 lớn hơn giai đoạn 2010 - 2009 vì trong giai đoạn đầu công tác đề phòng hạn chế tổn thất của GMIC hoạt động hiệu quả không tốt bằng giai đoạn 2010 – 2009. Trong giai đoạn đầu, GMIC chưa có kinh nghiệm trong công tác đánh giá rủi ro nên còn chấp nhận những hợp đồng mang tính rủi ro cao. Trong những năm 2010 GMIC đã đúc rút được kinh nghiệm từ những năm trước và đề suất các phương án ĐPHCTT, tiến hành đánh giá rủi ro sát với điều kiện thực tế của chủ phương tiện giao thông.
Một số lượng lớn hợp đồng tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 và số vụ tai nạn yêu cầu bồi thường là của xe máy nên mức bồi thường bình quân trên một vụ chưa ở mức quá cao. Bên cạnh đó các thiệt hại cần bồi thường về người cũng còn ở mức thấp. Năm 2009 mức bồi thường bình quân một vụ là 3.011 triệu đồng, năm 2010 mức bồi thường bình quân một vụ là 3.347 triệu đồng.
2.3.3.2.3 Thời gian giải quyết bồi thường.
Bảng 8: Thời gian giải quyết bồi thường.
Thời gian giải quyết bồi thường
(ngày)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số vụ Tỷ lệ Số vụ Tỷ lệ Số vụ Tỷ lệ
1 - 7 52 54.17 186 64.81 257 64.90
8 - 14 23 23.96 45 15.68 64 16.16
15 - 30 15 15.63 32 11.15 41 10.35
31 - 60 4 4.17 16 5.57 21 5.30
trên 60 2 2.08 8 2.79 13 3.28
(Nguồn báo cáo tài chính công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.) Thông qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy phần lớn các vụ giải quyết bồi thường của GMIC được thực hiện một cách nhanh chóng. Số lượng các vụ giải quyết bồi thường trong thời gian 1 – 7 ngày chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các vụ giải quyết bồi thường. Và số lượng các vụ này cũng tăng dần qua các năm. Số vụ bồi thường có thời gian giải quyết từ 8 – 14 ngày chiếm tỷ lệ lớn thứ hai. Nhìn nhận tổng quát ta có thể thấy rằng số vụ có thời gian giải quyết nhanh luôn lớn hơn số vụ có thời gian giải quyết lâu. Tuy nhiên số vụ tai nạn cần giải quyết trong tất cả các khoảng thời gian của các năm sau luôn tăng so với năm trước. Ví dụ như số vụ giải quyết bồi thường có thời gian dài trên 31 ngày của các năm sau tăng so với năm trước, năm 2008 là 6 vụ, năm 2009 là 24 vụ, năm 2010 là 34 vụ. Điều này cho thấy rằng mức độ phức tạp của các vụ giải quyết bồi thường tăng lên qua các năm. Đồng thời cũng cho thấy lực lượng nhân viên giám định bồi thường của GMIC cần phải được bổ sung cả về mặt chất lượng cũng như số lượng.
2.3.4 Kết quả kinh doanh bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với