MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1 THUẬN LỢI.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 45 - 50)

1. THUẬN LỢI.

Vượt qua những biến động và sự cố của tình hình thế giới và khu vực, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan (trong 6 tháng đầu năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,9% tuy có thấp hơn so với kế hoạch cả năm đề ra từ 7-7,3% song lại là mức tăng trưởng cùng kỳ cao nhất kể từ năm 1998 đến nay). Thị trường bảo hiểm đã cố gắng khắc phục những khó khăn thách thức, tận dụng những cơ hội do sự phát triển kinh tế trong nước mang lại để góp phần bảo đảm ổn định cho các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân. Tình hình kinh tế- xã hội và tình hình đầu tư tiếp tục ổn định và phát triển trong 6 tháng đầu năm 2003 là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nghiệp vụ kỹ thuật ở Việt Nam. Trong nửa đầu năm nay, khá nhiều dự án lớn nhỏ đã được triển khai như là nhà máy thuỷ điện Đại Ninh với số tiền bảo hiểm gần 140 triệu USD (phần xây dựng), nhà máy điện Formosa (73 triệu USD), cầu Bãi Cháy (90 triệu USD), cầu Thanh Trì (93 triệu USD-gói xây dựng cầu)…Thêm vào đó, còn có một số dự án lớn khác đang trong quá trình đàm phán và thương lượng về điều khoản, điều kiện bảo hiểm như nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, nhà máy thuỷ điện Sesam 3… Có thể nói năm 2003 là năm của những công trình nhà máy điện, xi măng và cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2003, theo ước tính sơ bộ, doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ kỹ thuật của toàn thị

trường đạt khoảng 14,2 triệu USD (tính theo năm tài chính đến ngày 30/6/2003), tăng gần 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hơn nữa, với sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2001) bước đầu đã có vai trò quan trọng giúp cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, kết nối mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với người tham gia bảo hiểm, nhằm duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng, ổn định của thị trường bảo hiểm, vai trò và vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực, thông qua các cơ chế hợp tác thương mại, dịch vụ tài chính đa phương và song phương như với các nước ASEAN, liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới thông qua:

• Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN: mục tiêu của diễn đàn là điều phối hội nhập về lĩnh vực bảo hiểm, hài hoà hoá môi trường pháp lý, thống nhất các chỉ tiêu tài chính để giám sát kiểm tra các doanh nghiệp bảo hiểm trong khu vực ASEAN, thành lập Hội đồng cơ quan quốc gia về bảo hiểm xe quá cảnh giữa các nước ASEAN và Học viện bảo hiểm ASEAN, thúc đẩy trao đổi dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong khối ASEAN.

• Hiệp hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS): với việc tham gia tích cực các hoạt động của Hiệp hội, Việt Nam đã từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, thúc đẩy trao đổi thông tin thị trường, đào tạo cán bộ và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh bảo hiểm cho phía Việt Nam.

• Mở cửa thị trường bảo hiểm: từ năm 1996, Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động của các doanh nghiệp này đã góp phần làm tăng doanh thu phí bảo hiểm, nâng cao năng lực tài chính của thị trường, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo lập môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của thị trường…

• Đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập về tự do hoá thương mại và dịch vụ tài chính: trong quá trình tự do hoá thương mại và dịch vụ tài chính, bảo hiểm là điều kiện quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập theo lộ trình trong các phương án đàm phán thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ. Nhờ đó góp phần gia tăng quy mô trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài.

Vì vậy, có thể nói việc đẩy nhanh quá trình hội nhập đã đem lại nhiều lợi ích, đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội và là xu thế tất yếu trong bối cảnh tự do hoá thương mại và dịch vụ tài chính.

2. KHÓ KHĂN.

Trong những năm qua tình hình tái bảo hiểm kỹ thuật nói riêng và tái bảo hiểm nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn do đó dã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển chung của toàn ngành. Những khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

2.1 Khách quan.

* Do các sự kiện trên thế giới: Thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm thế giới trong đó có tái bảo hiểm kỹ thuật trong những năm qua vẫn chịu tác động nghiêm trọng của sự kiện 11/9 tại Mỹ. Bằng chứng là từ sau sự kiện trên đến nay nhiều công ty tái bảo hiểm thế giới phải đánh giá lại các rủi ro mà họ đang có ý định tham gia và sắp xếp lại hoặc giảm bớt khối lượng rủi ro của họ.

Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ phục hồi khó khăn và chậm chạp cộng thêm nhiều sự kiện xảy ra trong thời kỳ này: giá cổ phiếu tiếp tục sụt giảm mạnh trên các thị trường chứng khóan chủ chốt trên thế giới, đôla Mỹ giảm giá và lãi suất giảm tới mức thấp kỷ lục, tất cả những yếu tố đó đã gây trở ngại cho thị trường bảo hiểm thế giới. Một số công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm rơi vào tình trạng “thiếu hụt” khả năng thanh toán, trong khi đó ở một số công ty khác thu nhập đầu tư, nguồn vốn và giá trị thị trường sụt giảm mạnh kéo theo năng lực nhận tái bảo hiểm giảm đáng kể.

* Môi trường kinh doanh: môi trường pháp lý cho kinh doanh bảo hiểm còn lạc hậu, chưa đầy đủ và chứa nhiều mâu thuẫn, chồng chéo trong hướng dẫn thực hiện. Có thể thấy được điều này qua thực tế là luật kinh doanh bảo hiểm qui định, chỉ có các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam mới được kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, còn những văn phòng đại diện thì không được phép kinh doanh khai thác hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thông tư của bộ Tài chính về thuế nhà thầu thì lại cho phép những công ty môi giới bảo hiểm không có giấy phép tại Việt Nam được khai thác các hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam đóng góp cho ngân sách thông qua hình thức nộp thuế nhà thầu. Điều này đã dẫn đến nhiều công ty môi giới được thành lập, gây ra sự cạnh tranh lộn xộn trên thị trường.

Tình trạng cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm gốc diễn ra không lành mạnh, các doanh nghiệp thi nhau giảm phí để thu hút dịch vụ dẫn đến phí thu không đủ để bồi thường tổn thất. Sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp còn yếu và không thường xuyên, chưa tập hợp được ý kiến từ thị trường để có tiếng nói chung và đánh giá tình hình khai thác, tỷ lệ phí bảo hiểm và thống kê nghiệp vụ.

* Hoạt động quản lý của nhà nước: bảo hiểm là một ngành dịch vụ đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân song việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động này chỉ là một phòng quản lý bảo hiểm thuộc Vụ hành chính - ngân hàng

của Bộ tài chính. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.

Trong khi đó, việc quản lý các văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài về môi giới bảo hiểm lại không được qui về một mối cụ thể mà do cả Bộ tài chính và Bộ thương mại quản lý. Đây là nguyên nhân của sự quản lý lỏng lẻo đối với các hoạt động môi giới bảo hiểm tự do mà không cần xin giấy phép. Thậm chí, điều này còn được xem như là lợi thế trong kinh doanh môi giới bảo hiểm vì việc không xin giấy phép kinh doanh sẽ giúp cho các văn phòng đại diện có thuận lợi là không phải tuân theo các chế độ báo cáo phức tạp cũng như sự kiểm soát chặt chẽ như đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.

2.2. Chủ quan.

* Năng lực kinh doanh: hiện nay năng lực kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật vẫn chưa sánh với tiềm năng của nghiệp vụ này. Hơn nữa, thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm kỹ thuật còn rất non trẻ, uy tín đối với khách hàng nước ngoài chưa cao và chưa rộng cho nên nhiều đối tác chưa biết đến bảo hiểm Việt Nam và nếu biết vẫn chưa thực sự tin tưởng về mức độ an toàn, khả năng và thủ tục giải quyết bồi thường.

* Yếu tố con người: Trình độ và phong cách làm việc của các cán bộ, nhân viên khai thác chưa thay đổi kịp với tình hình đòi hỏi của thị trường. Một số nghiệp vụ chưa cao nên chưa thuyết phục được khách hàng. Khâu thống kê tổn thất chưa được quam tâm.

* Mức phí hoa hồng tái bảo hiểm kỹ thuật: so với các công ty tái bảo hiểm nước ngoài thì tỷ lệ hoa hồng mà công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam trả cho các công ty gốc trong nước luôn thấp hơn khoảng 5%. Chính vì thế mà các công ty gốc thường tìm các đối tác nhượng ra nước ngoài và điều này đã làm cho doanh thu phí của Vinare giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w