Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 27 - 33)

4. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGHIỆP VỤ.

4.1.Tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare:

Nhận tái bảo hiểm cũng như khâu khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Đây là khâu đầu tiên của nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare nên nó có vai trò chi phối, quyết định trực tiếp đến khâu tiếp theo của nghiệp vụ và do đó nó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiệp vụ.

Mặt khác hoạt động tái bảo hiểm luôn mang tính chất quốc tế vì dựa vào hoạt động này Vinare có thể thực hiện nhận tái bảo hiểm cho cả công ty bảo hiểm

như kinh nghiệm hoạt động còn hạn chế nên bước đầu kinh doanh nhận tái bảo hiểm chủ yếu là từ các doanh nghiệp trong nước. Nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare hiện nay cũng đã và đang nhận dịch vụ từ các công ty bảo hiểm nước ngoài nhưng với khối lượng dịch vụ còn nhỏ và chủ yếu nhận từ các công ty bảo hiểm của các nước trong khu vực và ở châu Á trên cơ sở trao đổi dịch vụ.

Như đã nói ở phần trên, Vinare tiến hành hoạt động khi đã có quyết định về tái bảo hiểm bắt buộc- đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty cho việc nhận tái bảo hiểm từ thị trường nội địa nhưng đây chỉ là một phần hoạt động của Vinare, ngoài phần nhận tái bảo hiểm bắt buộc Vinare còn thúc đẩy tiến hành khai thác phần nhận tái bảo hiểm tự nguyện. Là một pháp nhân kinh doanh hạch toán độc lập nên mục tiêu hàng đầu của Vinare khi triển khai các nghiệp vụ nói chung, nghiệp vụ tái bảo hiểm nói riêng đó là phải thu hút tối đa tái bảo hiểm kỹ thuật từ các công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài nhất là trong tương lai khi nhà nước và Bộ tài chính bãi bỏ quy định về tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc.

Để có thể nhìn nhận một cách cụ thể hơn về cơ cấu phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện trong ngiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare chúng ta xem bảng sau:

Bảng 7: Cơ cấu doanh thu phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật theo hình thức bắt buộc và tự nguyện ở Vinare 1995-2002

Đơn vị: USD

Năm

Phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc

Phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện

Tổng phí nhận tái bảo hiểm Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1995 371.151,61 32,9 753.522,06 67,1 1.124.703,67 100

1996 1.062.556,10 47,9 1.151.123,52 52,1 2.213.679,62 100

1997 1.253.592,02 49.8 1.259.637,11 50.2 2.513.229,13 100

1999 945.184,56 52,1 870.706,75 47,9 1.815.891,31 100

2000 1.175.492,36 52,9 1.042.425,15 47,1 2.217.917,51 100

2001 614.514,10 50 614.019,22 50 1.228.533,32 100

2002 660.528,5 50,3 645.437,2 49,7 1.314.965,7 100

Tổng 6.984.457,01 49,5 7.122.576,98 50,5 14.107.033,99 100 (Nguồn: Annual Report of Engineering & Energy Dept)

Từ bảng 7 cho thấy phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện có xu hướng giảm dần. Năm 1995 phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện chiếm tỷ trọng 67,1% trong tổng phí nhận tái ứng với số tuyệt đối là 753 nghìn USD trong khi phí bắt buộc chỉ chiếm 32,9% tức là tương đương 371 nghìn USD. Đến năm 1998 thì tỷ trọng phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện chỉ còn 46,3%. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây đã có xu hướng tăng lên một chút. Điều này cũng phù hợp với thực tế. Vào những năm đầu thì hầu hết các công ty đều tái cho Vinare, đến các năm sau thì các công ty bảo hiểm gốc có năng lực tài chính lớn hơn thêm vào đó thì các công ty bảo hiểm đã chủ động tái cho các công ty nước ngoài. Cũng có thể là do chất lượng dịch vụ của Vinare không đáp ứng được yêu cầu nói chung hay do năng lực cạnh tranh của Vinare kém hoặc do các khách hàng tái bảo hiểm của công ty đòi hỏi hoa hồng quá cao. Cũng có thể do sự khó khăn chung của thị trường, do tình trạng hạ phí bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Vì vậy nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong kinh doanh tái bảo hiểm, Vinare đã phải thận trọng hơn trong khi nhận tái bảo hiểm tự nguyện từ các công ty bảo hiểm gốc, dù sự thay đổi này là do nguyên nhân gì thì cũng đều ảnh hưởng không tốt đến Vinare.

Để có thể thấy rõ hơn kết quả cụ thể của tình hình nhận tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare ta xem bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tương đối ổn định qua các năm. Năm 1995 tổng phí nhận tái bảo hiểm chỉ có 1.124.704 USD nhưng sang đến năm 1996 con số này đã tăng vọt lên 2.213.680 USD tức là tăng 96,82% so với năm 1995. Năm 1997 tổng phí nhận đạt 2.506.372 USD tăng 13,22% so với năm 1996. Giai đoạn 1997-1998 thì tổng phí này đã giảm đi và chỉ đạt 2.096.709 USD tức là giảm 46,34% so với năm 1997 thời điểm đó có sự giảm doanh thu phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật tại Vinare có thể là:

- Một số doanh nghiệp như: Bảo Minh, PJICO, PVIC,…trước năm 1999 đã thu xếp tái bảo hiểm 100% dịch vụ cho Vinare, nhưng từ năm 1999 trở lại đây các doanh nghiệp này chỉ thu xếp tái bảo hiểm 20% dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật theo quy định tái bảo hiểm bắt buộc cho Vinare. - Riêng trường hợp của Bảo Việt chỉ thực hiện tái bảo hiểm cho Vinare

phần trên mức giữ lại nên họ tăng mức giữ lại đã làm giảm lượng phí chuyển nhượng cho Vinare.

- Năm 1999 có áp dụng thuế Giá trị gia tăng (VAT) vì vậy biểu phí có giảm đi (10%) so với quy định chung. Đồng thời khi đó tình hình cạnh tranh trên thị trường đã có biểu hiện gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm dẫn đến doanh thu phí có sự dàn đều giữa các công ty.

Năm 2000 phí nhận tái bảo hiểm đã tăng 19,5% so với năm 1999. Năm 2001 phí nhận tăng 15,39% so với năm 2000 và đạt 2.597.029 USD. Có thể nói năm 2001 là năm có phí nhận cao nhất. Có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ, chuyên viên tái bảo hiểm kỹ thuật trong việc khai thác tái bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm kỹ thuật của toàn thị trường tiếp tục tăng. Năm 2002 phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật đã giảm 15.74% so với năm 2001. Điều này có thể là do tác động của luật bảo hiểm Việt Nam quy định chỉ tái bảo hiểm bắt buộc cho Vinare khi có nhượng tái bảo hiểm ra nước ngoài.

Hơn nữa do khó khăn chung của thị trường thế giới nên nhiều dịch vụ tạm thời không thể thu xếp tái bảo hiểm được do tỷ lệ phí quá cạnh tranh.

Trong cơ cấu doanh thu phí nhận tái bảo hiểm kỹ thuật thì tỷ trọng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo hợp đồng tạm thời thường ở mức thấp trung bình khoảng 28,79%. Năm có tỷ trọng thấp nhất là 1999 chỉ đạt 11,24%. Năm có tỷ trọng cao nhất là năm 1998 đạt 49,11%. Như vậy tỷ trọng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm tạm thời luôn ở mức thấp hơn và không ổn định. Đây là điều đáng mừng vì thực tế tái bảo hiểm tạm thời là rất tốn kém và ít phải tái bảo hiểm tạm thời tức là giúp cho cả doanh nghiệp bảo hiểm gốc và Vinare đều tiết kiệm chi phí và thời gian, nhưng hơn cả là chúng ta đã chủ động trong khai thác. Điều này cũng thể hiện sự thành công của Vinare và các doanh nghiệp bảo hiểm gốc trong việc thoả thuận thu xếp các hợp đồng tái bảo hiểm cố định. Tuy nhiên do xu hướng của các công ty bảo hiểm gốc là chỉ ký hợp đồng cố định theo tỷ lệ Bộ Tài chính quy định, vì vậy cán bộ nghiệp vụ đã xác định việc khai thác các hợp đồng này gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế tăng cường khai thác hợp đồng cố định cũng là một mục tiêu quan trọng chung cho toàn công ty.

Qua bảng trên ta thấy rằng tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng tái bảo hiểm kỹ thuật thay đổi thất thường. Năm 1995 tổn thất mới chỉ 129.276 USD nhưng đến năm 1996 đã tăng lên 633.640 USD. Năm 1996 cũng là năm có mức tổn thất cao nhất trong giai đoạn này nhưng xét về tỷ lệ bồi thường thì năm 1998 cao nhất chiếm 29,74% tương ứng với mức bồi thường là 623.645 USD. Mấy năm trở lại đây tỷ lệ bồi thường có xu hướng giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng giảm trong khi đó doanh thu phí nhận giảm không nhiều. Điều này chứng tỏ đã có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Vinare và các công ty bảo hiểm gốc về các điều kiện, điều khoản xét nhận bảo hiểm cũng như mức phí bảo hiểm tương xứng với các rủi ro được bảo hiểm. Và cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng không thể vì cạnh tranh gay gắt để chạy theo mục đích doanh thu sẵn sàng chấp nhận bảo hiểm cho những rủi

ro có chất lượng xấu hoặc do những đòi hỏi quá cao của khách hàng vì khi tổn thất xảy ra quá lớn, các nhà bảo hiểm và tái bảo hiểm khó có thể đảm bảo được quỹ tài chính của mình.

Từ đó ta cũng thấy rằng tái bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với các công ty bảo hiểm gốc. Trong tương lai với những tổn thất lớn nếu không có tái bảo hiểm thì ai sẽ đứng bên cạnh các doanh nghiệp tái bảo hiểm gốc hỗ trợ họ bồi thường tổn thất. Và như vậy, tái bảo hiểm đã thực sự đóng vai trò san sẻ bớt rủi ro, tổn thất cho các nhà bảo hiểm đồng thời gián tiếp bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm.

Từ bảng kết quả trên đã cho thấy thủ tục phí tái bảo hiểm nghiệp vụ thường từ 20% đến 27% tổng phí nhận tái bảo hiểm trong các năm.

Tỷ lệ phí tái bảo hiểm kỹ thuật theo hợp đồng tạm thời và cố định là khác nhau tuỳ theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng tái bảo hiểm. Tuy nhiên, để thu hút thêm khách hàng cho mình, Vinare vẫn cần phải tìm cách nâng hoa hồng tái bảo hiểm lên một cách hợp lý hơn với khách hàng thì mới có thể cạnh tranh được. Bởi vì thực tế khi các công ty bảo hiểm gốc trong nước thực hiện nhượng tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm nước ngoài thì thủ tục phí họ thu được thường rất cao có thể trên 30% phí nhượng mà họ đã nhượng cho công ty đó, trong khi đó thủ tục phí trung bình mà Vinare trả cho họ chỉ khoảng 25,78% phí nhượng. Dù tình hình cạnh tranh hiện tại rất gay gắt nhưng Vinare vẫn thu hút được khách hàng trong nước là bởi vì đối với các công ty bảo hiểm gốc trong nước, ngoài trách nhiệm liên quan tới hợp đồng tái bảo hiểm, Vinare còn luôn ở bên cạnh các công ty này để giúp đỡ họ một phần khó khăn trong quá trình hoạt động tư vấn cho họ trong việc tính toán phí bảo hiểm, lựa chọn rủi ro bảo hiểm. Như vậy trong quan hệ bảo hiểm với các công ty bảo hiểm gốc, Vinare luôn xác định mục đích chính là luôn giúp đỡ các công ty này. Mặt khác, về phía các công ty bảo hiểm gốc, các hợp đồng tái bảo hiểm do Vinare thu xếp luôn có độ an toàn cao, mang lại kết quả tốt, việc chuyển nhượng cho Vinare

luôn được tiến hành thuận lợi, với các điều khoản, điều khoản ưu đãi hơn và chi phí đỡ tốn kém hơn.

Nói tóm lại, qua việc đánh giá phân tích tình hình thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare trong những năm qua như trên, một điều chắc chắn có thể tin tưởng rằng với những thành tích đã đạt được, cùng với sự cố gắng nố lực không ngừng của các cán bộ nhân viên phòng kỹ thuật thì trong tương lai nghiệp vụ tái bảo hiểm kỹ thuật ở Vinare sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM (Trang 27 - 33)