Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng tại tại Công ty TNHH Bell Đức (Trang 35)

2.3.3.1. Nội dung chi phí

Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý trong sản xuất trong phạm vi các phân xưởng gồm:

+ Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân viên quản lý phân xưởng.

+Chi phí NVL- CCDC dùng chung cho phân xưởng như nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, kéo cắt chỉ, thước đo,…

+Chi phí KHTSCĐ gồm tất cả các TSCĐ dùng cho phân xương như máy móc thiết bị, nhà xưởng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho SXKD như điện, nước mua ngoài, phí điện thoại,….

+ Các chi phí bằng tiền khác tại phân xưởng như CP bảo dưỡng, sửa chữa máy móc,…

2.3.3.2. Tài khoản sử dụng

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất tại các phân xưởng, do vậy nó phải đảm bảo nguyên tắc: phải tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí (tức là chi phí sản xuất). Trước hết phải tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới tổng hợp cho toàn quy trình công nghệ (toàn doanh

nghiệp) theo từng khoản mục.

Kế toán sử dụng TK 627- “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp CPSXC cho toàn bộ quy trình công nghệ (toàn doanh nghiêp)

2.3.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán

Để tập hợp CPSXC, kế toán sử dụng các sổ kế toán sau: + Sổ chi tiết TK 627- “Chi phí sản xuất chung”

+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH + Bảng phân bổ NVL- CCDC

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ + Sổ Nhật ký chung

+ Sổ cái TK 627- “Chi phí sản xuất chung”

* Chi phí nhân viên phân xưởng

Nhân viên quản lý phân xưởng gồm: quản đốc, các phó quản đốc, nhân viên thống kê, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên khác không tham gia sản

Công ty tính lương cho nhân viên quản lý phân xưởng theo hình thức lương thời gian và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

LCB/ ngày = (Bậc lương x 650.000 )/ 24 Lương chính = (NC x LCB)/ ngày

Lương CN = [(Lương chính + Lương mềm)/ NC ]x CN

Lương TG (50%) = [(Lương chính + Lương mềm)/ 30] x TG x 1.5/8 Lương ngày lễ = (Số ngày lễ x LCB)/ ngày

Lương mềm của nhân viên quản lý phân xưởng được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm tổng tiền lương trong kỳ của CNSXTT. Đây là 1 biện pháp tính lương khoa học. Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng được tính trên kết quả lao động mà họ trực tiếp quản lý, do vậy nó tạo động lực cho cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tích cực quản lý, đôn đốc công nhân lao động hoàn thành khối lượng sản phẩm với năng suất chất lương cao nhất có thể.

Cuối tháng, kế toán tiền lương dựa vào bảng chấm công được gửi từ các phân xưởng trên bảng thanh toán lương.

Sau đó kế toán tổng hợp số liệu từ các bảng thanh toán tiền lương cho bộ phân quản lý phân xưởng để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền luơng và BHXH, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK627. Đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản:

Tiền lương phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 627

Có TK 334

Các khoản trích theo lương: Nợ TK 627

Có TK 338

Cuối tháng, kế toán căn cứ vào dòng cột có liên quan đến chi phí nhân công của nhân viên quản lý phân xưởng ghi trên sổ Nhật Ký Chung, lấy số liệu liên quan ghi vào sổ cái TK 627- “Chi phí sản xuất chung” theo định

khoản tương ứng.

* Chi phí vật liệu

NVL, CCDC mà công ty sử dụng trong qúa trình phục vụ cho quản lý, sản xuất tại phân xưởng thường có giá trị không lớn. Do vậy công ty đều coi tất cả các loại vật tư, dụng cụ sản xuất đồng phục cho quản lý, sản xuất tại các phân xưởng đều là loại phân bổ 1 lần (phân bổ 100%), làm giảm công việc hạch toán của kế toán. Kế toán hạch toán trực tiếp NVL- CCDC từ TK 152 (TK 153) sang TK 627, không sử dụng TK 142 “ chi phí trả trước” hoặc TK242” chi phí trả trước dài hạn”

Trước hết, căn cứ vào phiếu xuất kho NVL, CCDC và việc định khoản trên đó, cuối tháng kế toán tiến hành ghi vào bảng kê chứng từ xuất NVL- CCDC. Sau đó kế toán tổng hợp số liệu theo từng tài khoản chi phí trên bảng kê chứng từ xuất NVL- CCDC để lập bảng phân bổ NVL-CCDC

Căn cứ vào bảng phân bổ NVL- CCDC, kế toán lấy số liệu liên quan đồng thời ghi sổ chi tiết TK 627 và sổ nhật ký chung theo định khoản:

Nguyên vật liệu xuất dùng Nợ TK 627

Có TK 152

Công cụ dụng cụ xuất dùng Nợ TK 627

Có TK 153

Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các dòng, cột có liên quan đến CPSXC về CPNVL ghi trên sổ Nhật Ký Chung, lấy số liệu liên quan ghi vào sổ cái TK 627 theo định khoản tương ứng.

* Chi phí khấu hao TSCĐ

Nhìn chung, tổng giá trị TSCĐ của công ty không lớn, chủ yếu là các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Hiện nay tổng giá trị TSCĐ của công ty là 16.768.215.526đ. Việc theo dõi tình hình tăng, giảm, trích KHTSCĐ do

công ty thực hiện trích KH như: Đối với những TSCĐ nhỏ công ty tiến hành trích khấu hao nhanh phần lớn được xác định tỷ lệ 24%/ năm-12%/ năm; Đối với nhà của, vật liệu kiến trúc được xác định tỷ lệ KH 4%/ năm. Mức KH tháng được tính công thức như sau:

Mức KH tháng = (Tỷ lệ KH năm/12) x Nguyên giá TSCĐ

Do đặc điểm TSCĐ của công ty có giá trị nhỏ nên hầu như trong tháng không phát sinh chi phí sửa chữa lớn mà thường chỉ có chi phí bảo dưỡng sửa chữa nhỏ.

Cuối tháng, sau khi tính mức KH tháng, kế toán tổng hợp phân bổ chi phí KHTSCĐ cho các bộ phận sử dụng có liên quan bằng cách lập bảng tính và phân bổ KHTSCĐ.

Căn cứ vào bảng tính và phân bổ KHTSCĐ, kế toán lấy số liệu liên quan ghi sổ chi tiết TK 627 và Nhật ký chung theo định khoản:

Nợ TK 627

Có TK 214

Cuối tháng, căn cứ vào các dòng, cột liên quan đến CPSXC về chi phí KHTSCĐ trên sổ Nhật ký Chung, kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào sổ cái TK 627 theo định khoản tương ứng.

* Chi phí dich vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là tiền điện phục vụ sản xuất ở các phân xưởng và chi phí điện thoại dùng toàn công ty.

Khi phát sinh nghiệp vụ ngoài, kế toán căn cứ vào các hóa đơn mua ngoài để ghi sổ Nhật ký chi tiền mặt (nếu trả ngay bằng tiền) hoặc ghi sổ chi tiết ”phải trả người bán” (nếu chưa trả tiền), phần thuế GTGT phản ánh vào “sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại”, đồng thời kế toán phản ánh nghiệp vụ phát sinh vào sổ chi tiết TK 627 và sổ Nhật ký chung.

Hàng ngày, căn cứ vào các hóa đơn dịch vụ mua ngoài do bên bán gửi đến, kế toán đồng thời ghi vào sổ chi tiết TK 627, sổ chi tiết TK 331-“phải trả người bán” và sổ Nhật ký chung theo định khoản:

Nợ TK 627 Có TK 331

Phần thuế GTGT được phản ánh trên sổ ghi chi tiết “ thuế GTGT được hoàn lại”, sổ chi tiết TK 331 và sổ nhật ký chung theo định khoản:

Nợ TK 133 Có TK 331

Cuối tháng căn cứ vào các dòng, cột có liên quan đến CPSXC về chi phí dịch vụ mua ngoài trên sổ Nhật ký chung, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp số liệu ghi vào sổ cái TK 627 theo định khoản tương ứng.

* Chi phí bằng tiền khác

Ngoài các chi phí đã trình bày ở trên, tại Công ty còn phát sinh các chi phí khác bằng tiền, các khoản chi phí này phát sinh không thường xuyên và rất ít, chủ yếu là chi phí sửa chữa máy , chi phí tiếp khách, hội nghị tại các phân xưởng,… Khi phát sinh các khoản chi phí này, hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc vào các phiếu chi tiền mặt để ghi vào sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký chi tiền) đồng thời ghi vào sổ chi tiết TK 627.

Nợ TK 627

Có TK 111

Cuối tháng căn cứ vào các dòng, cột ghi trên Nhật ký chi tiền liên quan đến sản phẩm sản xuất, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp số liệu ghi sổ cái TK 627- chi phí sản xuất chung theo định khoản tương ứng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH BELL ĐỨC

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng tại tại Công ty TNHH Bell Đức (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w