2.2.1. Các chính sách kế toán chung:
Chế độ kế toán
Công ty TNHH Bell Đức áp dụng theo chế độ kế toán do Nhà nước ban hành 1/5/2002 do Chủ tịch Công ty ký.
Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ dùng trong sổ kế toán ở Công ty TNHH Bell Đức
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh và do quy mô của Công ty nên niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ được công ty sử dụng để ghi vào sổ kế toán là tiền Việt Nam (VNĐ)
Phương pháp khấu hao TSCĐ ở Công ty TNHH Bell Đức
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình nên Công ty TNHH Bell Đức đã lựa chọn phương pháp khấu hao theo thời gian. Đây là một phương pháp khấu hao đơn giản, dễ sử dụng khấu hao TSCĐ có hình thái vật chất và không có hình thái vật chất.
Công thức:
Mức khấu hao năm = Mức khấu hao tháng =
Phương pháp hạch toán thuế GTGT của Công ty TNHH Bell Đức
Công ty TNHH Bell Đức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và sử dụng TK 133 để tính thuế đầu vào, TK 333 để tính thuế đầu ra.
Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Các chứng từ gốc - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, báo Có - Hoá đơn GTGT - Hoá đơn bán hàng Nhật ký bán hàng Nhật ký bán hàng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK 155, 157, 632 TK 511, TK 512, TK 575 TK 634, TK 641 TK 642, TK911 Sổ Kế toán chi tiết -N- X - T kho thành phẩm (TK155) Sổ chi tiết bán hàng - Hàng gửi đi bán (TK 157) - Phiếu thu của khách hàng (TK 131) - Doanh thu bán hàng (TK511, 512) - Chi phí bán hàng (TK641) - Chi phí QLDN (TK 642) - …. - XĐKQ bán hàng (TK 911)
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Sơ đồ 4: SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
Công ty áp dụng hình thức kế toán: "Chứng từ ghi sổ”
1. Hàng ngày (định kỳ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp tiến hành phân loại, tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ quỹ tiền mặt và sổ, thẻ kế toán chi tiết.
2. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ để lập để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản để hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng đối chiếu số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sổ Quỹ Sổ Thẻ TK chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổđăng ký chứng từ ghi sổ (1) (2) (4) (3) (6) (6) (5)
3. Cuối tháng căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
4. Căn cứ vò sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối phát sinh.
5. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết, giữa bảng cân đối số phát sinh và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
6. Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh các TK và bảng tổng hợp số liệu chi tiết lập báo cáo kế toán.
Công ty áp dụng các chứng từ do Bộ Tài chính qui định gồm: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất nội bộ, Phiếu nhập, xuất NVL- CCDC, hoá đơn bán hàng…
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty TNHH Bell Đức áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống kế toán tài khoản theo quyết định số 1141 TC/QĐ/ chế độ kế toán 1/112000 và quyết định sửa đổi. Công ty sử dụng 51 tài koản trong đó có 41 tài khoản cấp I và 10 tài khoản cấp II.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
+ Sổ chi tiết VL, CCDC + Sổ quỹ, sổ theo dõi TGNH + Sổ TSCĐ + Sổ theo dõi hạch toán
+ Thẻ kho + Bảng kê
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất + Các bảng phân bổ + Sổ chi tiết tiêu thụ sản phẩm + Sổ của các tài khoản + Các nhật ký chứng từ
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Bảng cân đối kế toán: Báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính
2.3. Tổ chức một số phần hành chủ yếu tại công ty:2.3.1. Kế toán tài sản cố định: 2.3.1. Kế toán tài sản cố định:
kết với nhau để cùng thực hiện những chức năng nhất định. Công ty có những tài sản cố định là giàn giáo thép, cốt pha tôn thường bị tách ra thành nhiều bộ phận nhá, do nhiều đội sử dụng để thi công xây lắp các công trình ở nhiều địa phương khác nhau. Ngoài ra TSCĐ của công ty còn có nhà cửa, vật kiến trúc, công trình phụ trợ và các tài sản khác như phương tiện vận chuyển.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm: Là toàn bộ chi phí từ khi mua đến khi TSCĐ được đưa vào sử dụng bao gồm: Giá mua, thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi phí lắp đặt, chạy thử nếu có.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình xây dựng mới, được hạch toán gồm hai phần:
- Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp và các chi phí lắp đặt chạy thử theo thiết kế kỹ thuật quy định.
- Phần chênh lệch do đánh giá trị công trình theo mặt bằng giá khi
đưa công trình vào sử dụng (được cấp quản lý có thẩm quyền duyệt y).
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp: Giá ghi trong “Biên bản bàn giao TSCĐ” của đơn vị được cấp và chi phí lắp đặt chạy thử.
Các trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều được lập biên bản giao nhận TSCĐ, quyết định của cấp thẩm quyền và theo các quy định của chế độ hiện hành của Nhà nước. Kế toán có trách nhiệm lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.
Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo mức độ hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính khấu hao đều theo thời gian. Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức khấu hao Phải trích bình quân năm = Nguyên giá tài sản cố định bình quân x Tỷ lệ khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ Sè năm sử dụng
Hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau: Sè khấu hao phải trích tháng này = Sè khấu hao đã trích trong tháng trước +
Sè khấu hao của những TSCĐ tăng
trong tháng trước -
Sè khấu hao của những TSCĐ giảm đi
trong tháng trước
2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.3.2.1. Nội dung chi phí
Chi phí nhân công trực tiếp gồm toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho CNTTSX tại các xưởng .CPNCTT là một trong các khoản chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm sản xuất ra.
Công ty TNHH Bell Đức áp dụng hình thức trả lương theo sản phảm có lũy tiến dựa trên cơ sở mức lương chính theo cấp bậc tay nghề nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, nâng cao đời sống công nhân viên trong DN.
2.3.2.2. Tài khoản sử dụng
Khi phát sinh các khoản về CPNCTT , kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan (bảng chấm công, bảng tổng hợp năng suất – ngày công,…) để phân loại, tính toán tổng hợp CPNCTT dùng cho sản xuất và chế tạo sản phẩm.
Vì công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ nên CPNCTT được căn cứ vào chứng từ phản ánh các khoản chi phí này phát sinh để tập hợp trực tiếp cho toàn bộ quy trình công nghệ làm căn cứ để tính tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành.
- Tổ chức tài khoản
Kế toán sử dụng TK 622- “chi phí NC trực tiếp” để tập hợp CPNCTT cho toàn doanh nghiêp.
2.3.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán
Để tập hợp CPNCTT, kế toán sử dụng các sổ kế toán sau: + Bảng thanh toán lương
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ cái TK 622- “chi phí nhân công trực tiếp”
Để tính toán trả lương cho CNTTSX được đơn giản, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý CPNCTT, công ty lấy nước hoa để làm sản phẩm chuẩn để tính hệ số quy đổi cho CPNC.
Ngoài ra, Công ty áp dụng hình thức tính lương sản phẩm có lũy tiến để khuyến khích công nhân làm việc tốt, đạt năng suất cao, thêm vào đó công nhân cắt nếu thực hiện cắt tiết kiệm vải hơn so với định mức đưa ra sẽ được tính thưởng theo % giá trị của vải tiết kiệm được, công nhân đạt năng suất cao, chất lượng tốt sẽ được thưởng tăng lương.
Công ty áp dụng hình thức trả lương như vậy nhằm khuyến khích công nhân làm việc tốt, tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc là đẩy nhanh tiến độ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Cuối tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng tổng hợp năng suất- ngày công do nhân viên thống kê ở mỗi xí nghiệp gửi lên ghi rõ số lương, lương lũy tiến của mỗi công nhân để thực hiện tính lương cho CNSXTT theo quy định hiện hành:
LCB/ngày = (HSL x 650.000) /24 Lương SP = Số SP x Đơn giá Lương CN = (Lương SP/NC) x CN
Lương TG (50%) = (Lương SP/ NC) x TG x 1.5/8
Lương ngày lễ = (Số ngày lễ x LCB)/số ngày trong tháng Trong đó:
+ LCB/ ngày: Lương cơ bản tính bình quân 1 ngày
+ Lương SP: Lương sản phẩm (được thống kê xưởng tính ngay tại phân xưởng)
+ Số SP: Số sản phẩm công nhân làm được trong tháng
+ Đơn giá: Là đơn giá cho từng bước công việc hoàn thành, từng sản phẩm hoàn thành do công ty quy định
+ Lương CN: Lương chủ nhật
+ CN: Số ngày chủ nhật làm trong tháng
+ Lương TG (50%): Lương tính cho công nhân làm thêm giờ từ 17h- 21h ngoài giờ hành chính
+ TG: Số giờ làm thêm trong tháng + HSL: Hệ số tính lương theo quy định
Bên cạnh đó, là các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền lương nghỉ phép,…. Toàn bộ các khoản này đều được cộng vào lương chính và trả cho công nhân vào cuối tháng.
Các khoản trích lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tiền lương của công nhân sản xuất theo chế độ quy định. Công ty trích 17% lương chính theo cấp bậc thợ: 15% cho BHXH, 2% cho BHYT cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty và trích 2% tiền lương thực tế phải trả để nộp KPCĐ
Ngoài ra, công nhân phải tự trích 6% lương chính theo cấp bậc thợ để nộp bảo hiểm cho mình.
Việc tính lương cho mỗi công nhân sản xuất trực tiếp được kế toán thực hiện trên bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương được lập cho từng tháng (thường vào cuối tháng) và được tính cho từng phân xưởng, trong đó lại tách riêng giữa nhân viên quản lý phân xưởng và CNSXTT.
Căn cứ vào tiền lương, cấp bậc, tiền lương thực tế phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ,…. Để trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí trong kỳ theo chế độ quy định.
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của từng phân xưởng và bảng thanh toán của đội ngũ cán bộ quản lý DN, kế toán tiến hành tổng hợp số tiền lương phải trả trong tháng theo 3 đối tượng.
+ Lương của công nhân trực tiếp sản xuất + Lương của nhân viên quản lý phân xưởng
Trên cơ sở đó, kế toán tổng hợp lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH vào cuối tháng để tập hợp phân bổ tiền lương thực tế phải trả (lương chính, lương phụ và các khoản khác), BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động.
Cách lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH:
+ Trên cột lương của TK 334, kế toán số liệu tổng hợp ghi trên cột tổng cộng cả tháng của tất cả các bảng thanh toán tiền lương và khấu trừ các khoản phải trừ của cán bộ công nhân viên như: BHXH, BHYT, lỗi kỹ thuật, tiền nhà, tiền vệ sinh,…
+ Các cột trên TK 338 được xác định bằng cách: Trích 17% lương chính theo bậc thợ, trong đó: 15% BHXH, 2% BHYT, và trích 2% theo tiền lương thực tế phải trả (cột công có TK 334) để nộp KPCĐ.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán tổng hợp ghi 1 lần vào sổ Nhật ký chung theo định khoản:
Tiền lương phải trả cho CNSXTT: Nợ TK 622
Có TK 334 Các khoản trích theo lương:
Nợ TK 622
Có TK 338
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các dòng, cột có liên quan đến CPNCTT ghi trên sổ Nhật ký chung, lấy số liệu liên quan chuyển ghi vào sổ cái TK 622- “chi phí nhân công trực tiếp” theo định khoản tương ứng.
2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.3.3.1. Nội dung chi phí
Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý trong sản xuất trong phạm vi các phân xưởng gồm:
+ Tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân viên quản lý phân xưởng.
+Chi phí NVL- CCDC dùng chung cho phân xưởng như nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, kéo cắt chỉ, thước đo,…
+Chi phí KHTSCĐ gồm tất cả các TSCĐ dùng cho phân xương như máy móc thiết bị, nhà xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho SXKD như điện, nước mua ngoài, phí điện thoại,….
+ Các chi phí bằng tiền khác tại phân xưởng như CP bảo dưỡng, sửa chữa máy móc,…
2.3.3.2. Tài khoản sử dụng
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất tại các phân xưởng, do vậy nó phải đảm bảo nguyên tắc: phải tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí (tức là chi phí sản xuất). Trước hết phải tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới tổng hợp cho toàn quy trình công nghệ (toàn doanh
nghiệp) theo từng khoản mục.
Kế toán sử dụng TK 627- “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp CPSXC cho toàn bộ quy trình công nghệ (toàn doanh nghiêp)
2.3.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán
Để tập hợp CPSXC, kế toán sử dụng các sổ kế toán sau: + Sổ chi tiết TK 627- “Chi phí sản xuất chung”
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH + Bảng phân bổ NVL- CCDC
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ + Sổ Nhật ký chung
+ Sổ cái TK 627- “Chi phí sản xuất chung”
* Chi phí nhân viên phân xưởng
Nhân viên quản lý phân xưởng gồm: quản đốc, các phó quản đốc, nhân viên thống kê, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên khác không tham gia sản
Công ty tính lương cho nhân viên quản lý phân xưởng theo hình thức lương thời gian và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
LCB/ ngày = (Bậc lương x 650.000 )/ 24 Lương chính = (NC x LCB)/ ngày
Lương CN = [(Lương chính + Lương mềm)/ NC ]x CN
Lương TG (50%) = [(Lương chính + Lương mềm)/ 30] x TG x 1.5/8 Lương ngày lễ = (Số ngày lễ x LCB)/ ngày
Lương mềm của nhân viên quản lý phân xưởng được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm tổng tiền lương trong kỳ của CNSXTT. Đây là 1 biện pháp tính lương khoa học. Tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng được tính trên kết quả lao động mà họ trực tiếp quản lý, do vậy nó tạo động lực cho cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tích cực quản lý, đôn đốc công nhân lao động hoàn thành khối lượng sản phẩm với năng suất chất lương cao nhất có thể.
Cuối tháng, kế toán tiền lương dựa vào bảng chấm công được gửi từ các phân xưởng trên bảng thanh toán lương.
Sau đó kế toán tổng hợp số liệu từ các bảng thanh toán tiền lương cho bộ phân quản lý phân xưởng để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền luơng và BHXH, kế toán ghi vào sổ chi