8. Đóng góp của khóa luận
2.3.2.2. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Ai tư vãn
Ở thể loại truyện Nôm, đặc biệt là truyện Nôm bình dân, không gian thường chỉ là nơi “bao chứa” các sự kiện, hành động của nhân vật. Giữa con người (nhân vật) và không gian không có mối liên hệ mật thiết. Đó là không gian hành động chứ không phải không gian cảm nghĩ. Ở một vài truyện Nôm
bác học tiêu biểu như “Truyện Kiều”, không gian đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật. Nhiều đoạn thơ trong tác phẩm đã làm tốt chức năng này. Ví dụ đoạn Kim Trọng trở lại vườn Thúy, đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích … Nhưng ngay ở đây không phải toàn bộ các bức tranh không gian đều là nơi nhân vật ký thác tâm sự. Nó có thể còn phải đảm nhận các chức năng khác. Ví dụ câu “Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” là để tả mùa hè.
Ở thể loại Ngâm khúc nói chung và ở tác phẩm Ai tư vãn nói riêng, tác giả đã sử dụng không gian như một biện pháp nghệ thuật hữu hiệu để thể hiện tâm trạng nhân vật và sử dụng một cách hết sức triệt để. Toàn bộ không gian trong Ai tư vãn đều được lọc qua lăng kính chủ quan của nhân vật. Nó chỉ có một chức năng duy nhất là giúp nhân vật trữ tình tự bộc bạch tâm trạng của mình. Không gian nghệ thuật của Ai tư vãn có mấy điểm lưu ý:
Không gian của Ai tư vãn là không gian mơ hồ mang tính ước lệ tượng trưng. Đây là không gian của chung thơ cổ. Những dòng sông, nhịp cầu, con đường, cánh đồng, dãy núi không tên, … đều mang tính ước lệ tượng trưng. Một không gian như thế, dưới cái nhìn của Mỹ học phương Tây là không thể chấp nhận được vì “thiếu nguồn trực cảm” (Lời Đặng Thai Mai), thiếu thực thể vật chất và nặng nề vay mượn. Có điều Ngọc Hân đã rất có ý thức và có cách sử dụng loại không gian này, biến cái nhược điểm của nó thành ưu điểm, thành thế mạnh:
Theo buổi trước ngự đèo Bồng Đảo, Theo buổi sau ngự nẻo sông Ngân,
Theo xa thôi lại theo gần,
Theo phen điện quế, theo lần nguồn hoa.
“Đèo Bồng Đảo”, “nẻo sông Ngân” hoàn toàn không tồn tại nơi trần thế. Đó là không gian ảo, xuất hiện trong giấc chiêm bao của Hoàng hậu Ngọc
Hân. Vì quá đau đớn trước sự ra đi của chồng, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi tan vỡ, người vợ trẻ chỉ gượng sống vì con nhưng “Hình tuy còn ở, phách thì đã theo”. Nhiều lúc nàng chìm trong trạng thái mơ màng. Trong giấc chiêm bao nàng thấy “đèo Bồng Đảo”, “thấy sông Ngân” – những nơi nàng và nhà vua ngự chơi. Khi ấy nàng theo chân nhà vua dạo chơi khắp chốn gần, xa và thực sự hạnh phúc. Nhưng khi bị đánh thức bởi tiếng gà, nàng kịp nhân ra tất cả đều là hư ảo, là chiêm bao và không khỏi xót xa, càng thêm khát khao. Như vậy không gian tuy chỉ mang tính ước lệ tượng trưng nhưng lại diễn tả được tình yêu mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng của nhân vật trữ tình.
Song, trong tác phẩm không chỉ có không gian ước lệ tượng trưng mà còn có những không gian thực. Không gian thực là nơi đang diễn ra tâm trạng của nhân vật trữ tình với những nỗi buồn đau trăn trở. Bắc cung Hoàng hậu khóc chồng và nơi để bà giải bày nỗi đau đớn trước hạnh phúc bị tiêu tan là một căn phòng “lạnh lẽo”:
Gió hiu hắt phòng tiêu lạnh lẽo
Đó từng là căn phòng hạnh phúc của nhà vua và hoàng hậu. Trong căn phòng ấy giờ đây mình bà phải quặn thắt trong nỗi đau mất chồng. Nỗi đau chồng chất nỗi đau khiến cho không gian đã nhỏ bé lại càng trở nên chật hẹp hơn. Thêm vào đó là cái lạnh lẽo của chốn cô phòng càng làm cho không gian trở nên tù túng và thiếu sinh khí.
Trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều nơi người cung nữ cất lên lời oán trách cho cảnh ngộ trớ trêu của mình cũng là một căn phòng “lạnh ngắt” của chốn thâm cung:
- Tiêu phòng lạnh ngắt như đồng
Rõ ràng nơi diễn ra tâm sự, nỗi niềm trăn trở của nhân vật trữ tình là một không gian hết sức chật hẹp, gò bó, tù túng. Nó đối lập hoàn toàn với không gian cao rộng thoáng đãng ngoài kia của vũ trụ, đất trời.
Trong cái không gian tù túng, gò bó ấy, con người cảm thấy ngột ngạt bức bối vô cùng và luôn muốn thoát ra khỏi đó để giao cảm với thế giới bên ngoài:
Nọ trông trời đất bốn phương Cõi tiên khơi thẳm biết đường nào đi.
Không gian được mở rộng. Ngọc Hân đưa mắt nhìn khắp bốn phương: nam, bắc, đông, tây những mong có thể gửi chút “vật thường” để tỏ lòng trung với nhà vua nhưng không thể được bởi “Cõi tiên thăm thẳm biết đường nào đi”. Phóng tầm mắt, cũng là trải lòng mình ra khắp bốn phương trời, đây là điều thật ra Ngọc Hân công chúa, dù muốn hay không, đã học được từ người vợ lính trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn: “Nghìn vàng xin gửi tới non Yên” thế nhưng, là tâm sự của một con người cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể, có thể nói, nỗi thấm thía về cái mất mát mà Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân đặt trên người đọc đã có được một sức lan truyền đặc biệt.
Nhân vật trữ tình trong Chinh phụ ngâm khúc muốn thả hồn qua bát ngát không gian đến với người chồng nơi chiến địa nhưng rồi lại nhận ra ngay không thể đến được “dù chẳng tới miền” nàng đã quay lại tìm chồng trong giấc mơ xưa ở “Dương Đài lối cũ” và đã gặp chàng nơi “Tương phố bến xưa”. Khung cảnh của tình yêu thật đẹp, ngọt ngào và say đắm. Còn nhân vật trữ tình trong Ai tư vãn sau khi nhìn khắp bốn phương trời đất cũng không thoát ra khỏi nỗi buồn, nỗi sầu:
Não người thay, cảnh tiên hương.
“Cảnh tiên hương” ở đây chính là không gian tại chùa Kim Tiên. Chùa Kim Tiên ở ấp Bình An, huyện Hương Thùy (nay thuộc phường Trường An,
Thành phố Huế) tương truyền do Hòa thượng Bích Phong dựng (khoảng cuối thế kỷ XVII), bản triều Thế Tông (chúa Nguyễn Phúc Khoát, 1735-1765) sửa lại, sơn thếp xanh vàng rực rỡ. Chùa Kim Tiên dưới thời các chúa Nguyễn là một trong những ngôi chùa đẹp tại kinh đô với phong cảnh u nhã, lầu gác huy hoàng tráng lệ. Thời Tây Sơn chiếm đóng Phú Xuân, một loạt những ngôi chùa danh tiếng như Báo Quốc, Thiền Lâm… bị trưng dụng cho quan lại Tây Sơn làm dinh thự, thủ phủ và chùa Kim Tiên được chọn làm phủ của công chúa Ngọc Hân với nhiều người hầu kẻ hạ và là nơi vua Quang Trung thường xuyên ngự giá. Năm 1792, hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà Ngọc Hân đã viết Ai tư vãn để bày tỏ nỗi lòng đau khổ và tiếc thương chồng tại ngôi chùa Kim Tiên lịch sử này.
Tựu trung trong không gian chật hẹp nhân vật trữ tình cảm thấy tù túng, ngột ngạt. Vươn ra ngoài không gian rộng thì lại thấy bơ vơ, choáng ngợp, sợ hãi. Sự tương phản giữa hai loại không gian này, xét cho cùng cũng mang một ý nghĩa tượng trưng. Một mặt nó gợi lên sự liên tưởng về cuộc sống sầu đau, buồn tủi của hiện tại; Mặt khác thể hiện khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi muốn thoát khỏi hiện tại ấy. Nhưng hướng về đâu? Bầu trời hạnh phúc chỉ đọng trong hoài niệm còn bầu trời tương lai thì u ám não nề, đầy khí âm huyền. Đó chính là cái không gian được cảm nhận qua cái tôi trữ tình hết sức bế tắc, bi quan về cuộc đời. Không gian ở đây nói như cố giáo sư Đặng Thai Mai “đã tắm nhuần trong màu sắc của tình cảm để mà đúc thành một khối tâm trạng của con người”.
KẾT LUẬN
Ai tư vãn được Ngọc Hân công chúa viết ra có lẽ không với dụng ý “làm thơ”, mà đó là tiếng khóc thành thơ, là tâm trạng buồn đau khôn xiết đã mượn được cấu trúc âm điệu sẵn có của thể song thất lục bát mà cất lên lời. Điều này, trong một so sánh có thể hơi khập khiễng - khiến ta nghĩ đến trường hợp cuốn nhật ký của bác sỹ - liệt sỹ Đặng Thùy Trâm: người viết không định “làm văn”, nhưng chính sự “không định làm văn” ấy đã góp phần tạo ra một hiệu quả xã hội to lớn cho văn bản khi nó xuất hiện trước công chúng độc giả.
Ai tư vãn, như chính tên gọi của nó - Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ - là tác phẩm nói lên một tâm trạng, chứ không phải tác phẩm chuyển tải một luận đề hay kể lại một câu chuyện. Và đây là tâm trạng của chính tác giả - Ngọc Hân công chúa, một con người cụ thể, được lưu lại trong biên niên sử - chứ không phải tâm trạng của một nhân vật văn chương (người vợ có chồng đi lính trong Chinh phụ ngâm khúc, hay người cung nữ bị thất sủng trong
Cung oán ngâm khúc). Tâm trạng ấy khởi lên từ mối quan hệ với một con người cũng rất cụ thể, được lưu lại trong biên niên sử - hoàng đế Quang Trung - chứ không phải từ một nhân vật của văn chương (người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc, hay đấng thiên tử háo sắc và bạc bẽo trong Cung oán ngâm khúc). Điểm này ít ra cũng cho ta thấy được một nét khác của Ai tư vãn khi so sánh nó với hai tác phẩm, có thể nói là hai kiệt tác, thuộc thể song thất lục bát trong văn học trung đại, mặc dù ảnh hưởng của Chinh phụ ngâm khúc và Cung oán ngâm khúc trên Ai tư vãn là điều không cần phải bàn cãi.
Tâm trạng nhân vật trữ tình trong Ai tư vãn được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, hệ thống ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật. Có thể thấy, trong tác phẩm, tâm trạng nhân vật trữ tình không chỉ được tái hiện ở một thời gian nhất định
trong một không gian nhất định mà ở trong những khoảng không gian khác nhau và luôn có sự đan xen xít xao giữa quá khứ - hiện tại – tương lai. Hệ thống ngôn ngữ đa dạng, đặc biệt sự kết hợp hài hòa giữa hai kiểu ngôn ngữ đối lập nhau là ngôn ngữ thuần Việt và ngôn ngữ Hán Việt trong tác phẩm đã góp phần diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình. Tâm trạng nhân vật trữ tình không chỉ được diễn tả một cách trực tiếp mà còn được thể hiện gián tiếp qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Mỗi một bức tranh thiên nhiên hiện lên lại gắn với một tâm trạng của nhân vật trữ tình, thế nên cảnh chính là tâm cảnh.
Như vậy, qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, hệ thống ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật của tác phẩm diễn biến tâm trạng nhân vật trong tác phẩm Ai tư vãn được tái hiện một cách đầy đủ và gây xúc động mạnh đối với người đọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2001), Từ điển văn học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
3. Ngô Văn Đức (1996), Ngâm khúc – quá trình hình thành và phát triển và đặc trưng thể loại, Luận án PTS Khoa học Ngữ văn, Hà Nội.
4. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu Sài Gòn.
5. Nguyễn Thái Hòa (2003), Từ điển tu từ - phong cách học thi pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, tập 2, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
7. Đặng Thai Mai (1978), Tác phẩm, tập 1, Nxb Văn học Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Na (1999), Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.
9. Nguyễn Đăng Na (2000), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục.
10. Nhiều tác giả (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, văn học từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục.
11. Nhiều tác giả (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Nhiều tác giả (1987), Những khúc ngâm chọn lọc, Nxb Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
13. Ngô Gia Văn Phái (1984), Hoàng Lê nhất thống chí, Nxb Văn học, Hà Nội.
15. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam,
Nxbgiáo dục, Hà Nội.
16. Sylvan Barnet – Morton Berman (1992), Nhập môn văn học – Hoàng Hiến dịch,Trường viết văn Nguyễn Du. Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM AI TƯ VÃN
STT Từ láy Câu thơ số
1. Ao ước 29 2. Bảng bảng 50 3. Bát ngát 145 4. Bồi hồi 97 5. Bơ vơ 108 6. Côi cút 108 7. Dàu dàu 4 8. Don don 1 9. Đau đớn 94 10. Đinh ninh 18 11. Đìu hiu 76 12. Hiu hắt 1 13. Khát khao 95 14. Lác đác 117 15. Lạnh lẽo 1 và 152 16. Lặng lẽ 101 17. Lẫm chẫm 133 18. Lênh đênh 43 19. Long đong 139 20. Lỏng lẻo 138 21. Mỏi mệt 34 22. Mờ lỡ 6
23. Mơ màng 47 và 95 24. Mênh mông 114 25. Nấn ná 87 26. Nồng nã 62 27. Ngẩn ngơ 109 28. Ngùi ngùi 157 29. Nhơn nhơn 129 30. Quanh quất 112 31. Quạnh quẽ 52 32. Rành rành 69 33. Rỡ ràng 16 34. Rườm rà 116 35. Sầu sầu 7 36. Thảm thảm 7 37. Thảm thiết 148 38. Than thở 5 39. Thánh thót 76 40. Thăm thẳm 4 41. Thấp thoáng 49 42. Thờ ơ 101 43. Thiết tha 77 44. Trập trùng 29 45. Trằn trọc 45 46. Vằng vặc 10 47. Vắng vẻ 56 48. Vầy vui 30
49. Vò võ 141
50. Vội vàng 51 và 55
51. Xanh xanh 24
PHỤ LỤC 2
BẢNG THỐNG KÊ TỪ KHẨU NGỮ TRONG TÁC PHẨM AI TƯ VÃN
STT Từ khẩu ngữ Câu thơ số
1. Ai 82 2. Ai kẻ 102 3. Ai tát cho vơi 146 4. Ấy 59; 73; 94; 98;127; 136; 157 5. Ắt 20 6. Ắt hẳn 76 7. Bấy 41; 74 8. Bõ lòng 76
9. Biết đường nào đi 120 10. Biết chăng 148 11. Càng 147; 151; 155 12. Cậy ai 46 13. Có ai 59; 121 14. Còn 23; 24; 88; 129; 162 15. Còn đâu 50 16. Còn thế 144 17. Cớ sao 6 18. Cùng 22; 26 19. Cũng 80; 157 20. Chẳng 38 21. Chẳng chút 20 22. Chẳng yên 34
23. Chút 43 24. Cho 164 25. Cho xong 8 26. Cho hay 60 27. Chốn ấy 58 28. Dễ hầu 5 29. Dẫu rằng 19 30. Dường ấy 73 31. Đã 36; 40; 124; 150 32. Đã mấy 42 33. Đã vậy 44 34. Đâu 44; 158 35. Đâu là 20 36. Gì tới đó 121 37. Huống gì 144 38. Kể 42 39. Kia 44 40. Là của 123 41. Là thế 160 42. Lại 97 43. Mà 67; 71; 73; 80 44. Mấy lời 163 45. Nào e 84 46. Nào kẻ 17 47. Nào ngại 84 48. Não người thay 111
49. Này 44; 123 50. Nên lễ 125 51. Ngán thay 39 52. Ngày nào 96 53. Những 48 54. Rồi 114 55. Sao 57; 74; 98; 99; 101; 105 56. Sao đã 98 57. Sao nỡ 132 58. Thay 94 59. Thay nhẽ 77; 81 60. Thì đã 88 61. Thì lại 115 62. Thêm 95; 110 63. Thoắt đã 40 64. Thôi 97 65. Thôi lại 91 66. Thường 112 67. Tưởng 97; 79 68. Vậy nên 87 69. Vì 85 70. Vì đâu 126
PHỤ LỤC 3
BẢNG THỐNG KÊ TỪ HÁN VIỆT TRONG TÁC PHẨM AI TƯ VÃN
STT Từ Hán Việt Câu thơ số
1. Bãi bể nương dâu 159