Hệ thống ngôn ngữ giàu cảm xúc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật trong ai tư vãn (Trang 32)

8. Đóng góp của khóa luận

2.2.3.Hệ thống ngôn ngữ giàu cảm xúc

Chưa đầy 10 tuổi, đã thuộc làu kinh điển, thông thạo âm luật, giỏi thơ văn, có lẽ vì thế mà Lê Ngọc Hân có vốn ngôn ngữ khá phong phú. Điều này có thể thấy rõ trong Ai tư vãn.

Cụ thể, khi diễn tả nỗi đau biệt ly Ngọc Hân đã sử dụng tới sáu lối diễn đạt khác nhau:

- Lòng người giáo giở, vận người biệt ly. - Ngán thay máy tạo bất bằng

Bóng mây thoắt đã ngất chừng xe loan. - Mặt rồng sao cách gián lâu nay?

- Nẻo u minh khéo chia đôi ngả. - Kiếp này chưa trọn chữ duyên.

- Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi.

Ngọc Hân nhắc đến cái chết của chồng, sự tan vỡ của hạnh phúc lứa đôi qua rất nhiều cụm từ khác nhau như: “vận người biệt ly”, “ngất chừng xe loan”, “cách gián”, “nẻo u minh”, “đôi ngả”, “chưa trọn chữ duyên”, “chiếc bóng”, “lẻ đôi”. Có thể thấy rằng tại thời điểm này, nỗi đau biệt ly chính là nỗi đau lớn nhất đối với Ngọc Hân, nó là nguyên nhân gây ra bao nỗi đau khác cho nàng. Chính vì thế mà nó trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm và có sức ám ảnh đối với người đọc. Qua nhiều lối diễn đạt khác nhau của tác giả, chúng ta còn nhân thấy nỗi đau biệt ly càng trở nên thường trực hơn, da diết hơn.

Còn nữa, khi diễn tả về nỗi lòng của bản thân trước sự ra đi đột ngột của chồng, Ngọc Hân không chỉ dùng một vài từ đơn giản mà dường như nàng đã huy động cả một trường từ vựng về cảm xúc của con người như: “Sầu”, “thảm” (Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời/ Mạch sầu tuôn ai tát cho vơi?), “bi thương” (Biết cậy ai dập nỗi bi thương?), “buồn” (Buồn thay nhẽ, sương rơi gió lọt/ Buồn thay nhẽ, xuân về hoa ở…), “đau đớn” (Đau đớn thay ấy cảnh chiêm bao!/ Nỗi đoạn trường còn sống còn đau), “ngẩn ngơ” (Nghĩ nông nỗi ngẩn ngơ đòi lúc), “bơ vơ” (Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ), “cô đơn” (Tình cô đơn ai kẻ xét đâu?), “não nề” (Não người thay, cảnh tiên hương), “chua cay” (Tưởng quang cảnh ấy chua cay lòng này), “thảm thiết”

thương bi), “buồn tủi” (Mong theo lầm lối, mong về tủi duyên). Đó là những diễn biến tâm trạng hết sức phức tạp của Ngọc Hân. Chúng không đơn thuần diễn ra theo tuần tự mà có sự đan cài xen lẫn khiến cho chủ thể trữ tình bị giày vò, giằng xé trong nỗi sầu đau, buồn tủi triền miên không thể thoát ra được.

Trong tác phẩm đã xuất hiện một loạt những từ gợi cảm giác hư ảo:

“bàng hoàng”, “mơ hồ”, “bảng lảng”,“ngơ ngẩn”, “thấp thoáng”, “chiếc bóng”, “lẻ đôi”, “nẻo u minh”, “cảnh đìu hiu”, “cảnh chiêm bao”, “cõi tiên”, “đèo Bồng Đảo”, “nẻo sông Ngân”… Có thể nói, Ngọc Hân đã trải nghiệm trong nỗi đau và ghi lại một cách chân thực, đầy đủ để tận cùng ngọn nguồn cảm xúc, trạng thái tâm lý của mình. Một sự tự biểu hiện tâm lý như thế có phần nào gần với thiên tài nghệ thuật Nguyễn Du khi ông phổ vào nỗi niềm chàng Kim thương nhớ Thúy Kiều: “ Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi - Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê”, rồi những kỷ vật lại đã khơi gợi cho chàng hồi tưởng về một ngày xa xưa và tạo lập một “hiện thực” mới “Dường như bên nóc trước thềm - Tiếng Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng - Bởi lòng tạc đá ghi vàng - Tưởng nàng nên lại thấy nàng về đây” (Truyện Kiều) …

Bày tỏ tình cảm, Ngọc Hân không chỉ sử dụng những từ ngữ trực tiếp diễn tả nỗi đau mà còn thông qua cách nói gián tiếp:

Trong sáu viện ố đào, ủ liễu Xác ve gầy, lỏng lẻo xiêm nghê.

Không có một từ ngữ nào trực tiếp diễn tả tình cảm cảm xúc nhưng người đọc vẫn cảm nhận được nỗi đau của nhân vật trữ tình. “Xác ve gầy” là một ẩn dụ đầy xót xa để chỉ hình ảnh của nhân vật trữ tình. Kể từ ngày Quang Trung ra đi, vì quá thương tiếc chồng, Ngọc Hân không còn chú ý đến chăm sóc cho bản thân mình, càng không để ý đến trang phục như trước. Bởi thế, từ một hoàng hậu trẻ trung, tài sắc giờ đây Ngọc Hân trở nên tiều tụy đến đáng

thương. Nhan sắc và tuổi xuân là vô cùng đáng quý, song giờ đây khi chồng nàng đã vĩnh viễn rời xa cuộc đời thì tất cả chỉ là vô nghĩa. Tình cảm của Ngọc Hân không chỉ dừng lại ở đó mà còn được thể hiện mạnh mẽ hơn trong một mong muốn có thể nói là vô lí:

Rộng cho chuộc được tuổi rồng, Đổi thân ắt hẳn bõ lòng tôi ngươi.

Biết không thể sum hợp được với người thương, người chết là mất nhưng vì tình yêu quá nồng nàng, vì lòng tôn qúy quá thâm sâu, bà cũng cất tiếng cầu xin: nếu tạo hóa thương tình cho vua Quang Trung sống lại, bà chịu chết thay, để tuổi trời lại cho người mình yêu kính. Lời cầu xin này bộc lộ tính cách chân tình của một người yêu tha thiết; không muốn cảnh đau thương giáng xuống đầu người thân, thà mình cam gánh chịu những bất trắc, khổ sở. Lời cầu xin đồng thời cũng là tiếng than não nề cho ta nhận chân được sự bi đát ở chỗ cái chết tạo nên sự chia ly không thể nào cải biến được. Lời thỉnh cầu tuy vô lý, nhưng thiết tha và gây cảm xúc mạnh nơi người đọc. Tình của Lê Ngọc Hân đối với vua Quang Trung là chí tình, nên thơ bà lâm ly thống thiết. Đó thật là một khúc đoạn trường. Ngọc Hân yêu quý Quang Trung đến mực sẵn sàng chết đi để vua sống lại! Đủ biết nước mắt bà không chỉ là biểu hiện sự đau đớn của một người vợ mất chồng, mà còn là sự lo lắng của người dân mất lãnh tụ nữa. Vì ai cũng biết việc vua Quang Trung chết yểu là một trong những nguyên nhân làm cho nhà Tây Sơn sớm đổ.

Trong Ai tư vãn các kiểu câu được sử dụng khá linh hoạt đã góp phần diễn tả các cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình, đặc biệt là sự xuất hiện của các câu hỏi tu từ. Tác phẩm có 164 câu thơ thì có 16 câu hỏi tu từ. Lần đầu tiên nàng than trách cho mối nhân duyên của chính mình: “Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao?”. Những tưởng đây là mối duyên lành, ai ngờ đâu lại quá ngắn ngủi khiến cho Ngọc Hân phải trở thành góa bụa khi mới hai

mươi hai tuổi. Câu hỏi đặt ra không nhằm mục đích có câu trả lời mà nó như một lời oán trách, thể hiện sự khát khao hạnh phúc của nhân vật trữ tình.

Điều đó cũng lí giải vì sao có không dưới một lần nàng lên tiếng vì sự bất công của tạo hóa:

- Ngán thay máy tạo bất bằng? - Cõi thọ sao hẹp bấy hóa công?

Cả hai câu hỏi tu từ trên đều mang ý nghĩa oán trách tạo hóa đã bất công với Quang Trung – Nguyễn Huệ khi để ông ra đi quá sớm. Lời oán trách chất chứa biết bao tình cảm yêu thương chồng tha thiết và cả sự tiếc thương chân thành đối với chồng của Ngọc Hân.

Tiếc thương chồng bao nhiêu thì nàng cũng xót xa cho mình bấy nhiêu: Biết cậy ai dập nỗi bi thương?

Quang Trung mất đi, giữa chốn thâm cung lạnh lẽo, Ngọc Hân không biết tin tưởng và trông cậy vào ai. Trong khi đó hai con còn quá thơ dại, bản thân Ngọc Hân cũng còn quá trẻ. Càng nghĩ lại càng thấy chua xót và bẽ bàng: “Tình cô đơn ai kẻ xét đâu?”. Dường như mỗi câu hỏi được đặt ra đều như một sự kiếm tìm hạnh phúc lứa đôi. Song hạnh phúc ở đâu khi mà người cùng xây đắp hạnh phúc đã ra đi mãi mãi? Nhân vật trữ tình đặt ra câu hỏi nhưng không biết hỏi ai và cũng không ai có thể trả lời được những câu hỏi đó. Điều này cho thấy sự bế tắc và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.

2.3.Diễn tả tâm trạng qua thời gian, không gian nghệ thuật

2.3.1. Diễn tả tâm trạng qua thời gian nghệ thuật

2.3.1.1. Khái niệm về thời gian nghệ thuật

Thời gian là hình thái tồn tại của vật chất diễn biến một chiều theo ba trạng thái: quá khứ, hiện tại và tương lai. Như vậy thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động và phát triển của vật chất trong tự

nhiên. Nó vận động và phát triển theo quy luật một chiều, tuyến tính và khách quan.

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của thi pháp học. Giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét “thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh chậm, với chiều dài thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai” [14, 77].

Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức tạo nên cảm xúc hồi hộp chờ đợi hoặc thanh thản vô tư hoặc đắm chìm vào quá khứ. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật mang tính chủ quan vì đó là “sáng tạo của tác giả”, phụ thuộc vào nhận thức của người nghệ sĩ. Thời gian có thể kéo dài lê thê “Khắc giờ đằng đẵng như niên”, có thể bay vùn vụt “Thoi đưa ngày tháng ruổi mau/ Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh”, có thể đảo ngược về quá khứ “Nào lối dạo vườn hoa năm ngoái”, có thể bay tới tương lai xa xôi “Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải/ Tiếng khải ca trở lại thần kinh. Đỉnh non thơ đá đề danh/ Triều thiên vào trước cung đình dâng công”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1.2. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩmAi tư vãn

Qua khảo sát tác phẩm Ai tư vãn, chúng tôi có mấy nhận xét về thời gian nghệ thuật của tác phẩm như sau:

Thứ nhất, thời gian nghệ thuật của Ai tư vãn là thời gian “mở” chứ không “phong bế” như thời gian của truyện cổ tích hay truyện Nôm. Vì rằng, thời gian nghệ thuật của hai thể loại trên hoàn toàn phụ thuộc vào đề tài, cốt truyện. Kết thúc tác phẩm đồng thời là kết thúc số phân nhân vật. Câu chuyện hết, mọi việc đã xong, thời gian cũng kết thúc. Tác giả cũng làm xong cái việc “mua vui cũng được một vài trống canh”. Nói thời gian “phong bế” là vì vậy. Thời gian của Ai tư vãn không thế. Kết thúc tác phẩm nhưng “câu chuyện tâm

tình” của nhân vật vẫn chưa kết thúc. Người đọc không thể đoán định được trong tương lai cuộc sống của nàng sẽ như thế nào, không ai biết được nàng sẽ còn sống trong đau khổ đến bao giờ … Thời gian “mở” là vì vậy.

Thứ hai, thời gian mơ hồ mang tính ước lệ tượng trưng. Trong tác phẩm Ai tư vãn ta không thấy thời gian lịch sử của sự kiện. Cái ngày người chồng lâm bệnh “Từ nắng hạ mưa thu trái tiết” đến khi vĩnh biệt cuộc đời “Bóng mây thoắt đã ngất chừng xe loan” là ngày tháng nào của năm nào không rõ. Cũng như đọc Chinh phụ ngâm khúc người đọc không thể xác định “Thủa trời đất nổi cơn bụi gió” ấy là thời điểm nào.

Thứ ba, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm là thời gian trong trục đối chiếu so sánh. Bàn về thời gian trong thơ trữ tình, các tác giả Nhập môn văn học viết: “Từ sự hướng về quá khứ, kể những gì đã xảy ra; trữ tình hướng về hiện tại nắm bắt người nói trong tác phẩm lúc đang bộc bạch biểu hiện [16, 36]. Độc giả tri giác tác phẩm trữ tình là “sống lại trong tâm trạng của chủ thể trữ tình” còn tri giác tác phẩm tự sự là “cùng tác giả nhớ lại những chuyện đã xảy ra”. Nét nổi bật của thời gian nghệ thuật của Ai tư vãn là ý thức đối chiếu so sánh triệt để giữa ba chiều thời gian: hiện tại – quá khứ; hiện tại – tương lai của chủ thể trữ tình. Tác phẩm luôn hướng người đọc đến với tâm trạng của nhân vật trong thời hiện tại – thời nhân vật đương sống. Tâm trạng ấy là tâm trạng diễn ra sau một biến cố lớn và được dồn nén trong một khoảnh khắc nhất định để bật lên lời than vãn. Cụ thể ở đây là tâm trạng sầu tủi, buồn đau, ai oán của người vợ khóc chồng và chỉ được dồn tụ trong một ngày đêm mà như còn làm nức nở con tim bao thế hệ:

Trằn trọc luống đêm thâu ngày tối Biết cậy ai dập nỗi bi thương?

Hạnh phúc vợ chồng mới được sáu năm thì “Nẻo u minh khéo chia đôi ngả”. Ngọc Hân trở thành góa bụa ở tuổi hai mươi hai. Nàng muốn chết theo

chồng để vẹn chữ tòng “Quyết liều mong vẹn chữ tòng” nhưng gượng sống vì con. Chính vì vậy nàng “trằn trọc” suy nghĩ ngày đêm. Giờ đây nàng biết trông cậy vào ai khi hai con mới “chỉ mấy hàng lẫm chẫm”.

Như vậy, thời gian để nhân vật trữ tình giãi bày tâm trạng là hiện tại, “một hiện tại không có lối thoát” (M.Bakhtin) trải dài qua 164 câu thơ nhưng được dồn nén trong khoảnh khắc đỉnh điểm. Từ trong hiện tại đâu khổ ấy, nhân vật trữ tình hồi tưởng lại quá khứ.

Trong hồi tưởng của Ngọc Hân công chúa, bằng những câu thơ cực tả, vua Quang Trung đã hiện lên lồng lộng với kích thước của những vĩ nhân trong huyền thoại:

Nghe trước có đấng vương Thang, Võ, Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao;

Mà nay áo vải cờ đào,

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!

Nghe rành rành trước vua Nghiêu, Thuấn, Công đức dày, ngự vận càng lâu;

Mà nay lượng cả, ơn sâu,

Móc mưa rưới khắp chín châu đượm nhuần.

Xét từ quan điểm ý thức hệ, cách nhìn nhận đánh giá về Quang Trung Nguyễn Huệ như vậy tuyệt nhiên không thể có ở những người phò Lê hay theo Nguyễn - nó gần với quan điểm của nhà sử học cách mạng hơn nhiều. Dù sao chăng nữa, qua đoạn thơ này, ít nhất tác giả cũng đã lưu lại được dấu ấn của mình trong văn học sử dân tộc với một cụm từ định tính (có sức phổ biến rất rộng và lâu bền) cho nhân vật lịch sử Quang Trung: “Áo vải cờ đào”.

Ở đây có sự so sánh giữa Quang Trung - Nguyễn Huệ với các vị vua của Trung Quốc. Ngọc Hân nhớ lại các vị vua lý tưởng trong lịch sử Trung

Quốc: đấng vương Thang, Võ, vua Nghiêu, vua Thuấn - những vị vua có nhiều công lao xây dựng đất nước và cuộc sông ấm no cho nhân dân. Theo sử sách ghi lại thì những vị vua ấy có tuổi thọ khá cao. Còn Nguyễn Huệ chồng bà cũng là một vị vua có nhiều công lao với đất nước song cuộc đời lại quá ngắn ngủi, “công đức” dày mà “ngự vận” không bền. So sánh như thế, Ngọc Hân muốn chỉ ra sự bất công của tạo hóa đối với chồng nàng và cũng là bất công với chính nàng:

Ngán thay, máy Tạo bất bằng?

Là một anh hùng “áo vải” nhưng Nguyễn Huệ đã có công rất lớn đối với dân, với nước. Dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của người anh hùng ấy, khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh tan hai mươi vạn quân Thanh đưa dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. Lẽ ra với những công lao to lớn đó, Nguyễn Huệ xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn nhưng thực tế ông đã ra đi khi mới bốn mươi tuổi. Điều này càng khiến Ngọc Hân xót xa thêm bội phần.

Từ hồi tưởng quá khứ tới những cảm nhận hiện tại là cả một niềm đau đớn, một “đích lịch trình khổ nạn” với tác giả Ai tư vãn. Bà cho hậu thế thấy điều đó bằng sự đối lập Xưa/ Giờ:

Xưa sao sớm hỏi khuya bày, Nặng lòng vàng đá, cạn lời tóc tơ. Giờ sao bỗng thờ ơ lặng lẽ,

Tình cô đơn, ai kẻ xét đâu? Xưa sao gang tấc gần chầu,

Trước sân phong nguyệt, trên lầu sính ca. Giờ sao bỗng cách xa đôi cõi,

Tin hàn huyên khôn hỏi thăm nhanh.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật trong ai tư vãn (Trang 32)