vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể bị thiếu Iot?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của enzim, hoocmon,... Mà các chất này lại có chức năng tham gia xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa diễn ra trong cơ thể và có nhiều chức năng quan trọng khác vì vậy không thể thiếu nguyên tố vi lượng nào. Tuy nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng thiếu nó cơ thể không sinh trưởng và phát triển được bình thường
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn
4
Iot cũng là một nguyên tố vi lượng. Thiếu nguyên tố này sẽ dẫn đến thiếu hoocmon tuyến giáp và ảnh hưởng tới nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi chung là “các rối loạn do thiếu iot” ví dụ như các bệnh, các tật bướu cổ, đần độn (do khuyết tật về hệ thần kinh, tâm thần, suy giảm hoạt động chức năng và giảm sự phát triển của hệ thần kinh). Vì vậy iot tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ta có thể phòng tránh tiếu iot bằng cách sử dụng muối iot làm gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày hay bổ sung các thực phẩm giàu iot như các loại hải sản: tôm, cua, cá, ghẹ... rong biển,
HS vận dụng được giải pháp
vào bối cảnh mới
tảo biển; các loại rau: rau xanh đậm, rau dền, rau đay, mồng tơi,… Các loại trái cây tươi, thịt và sữa.
Câu 2: Khi đƣa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh thì hậu quả gì có thể xảy ra?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Khi nước ở trạng thái rắn(nước đá) thì các liên kết hidro giữa các phân tử nước luôn bền vững, mật độ các phân tử thưa làm khoảng cách giữa các phân tử xa nhau hơn. Ngược lại khi nước ở trạng thái lỏng thì các liên kết hidro luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục, mật độ phân tử dày nên các phân tử ở gần nhau hơn.
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn
5
Nước chiếm một tỉ lệ lớn trong nguyên sinh chất của tế bào. Khi ta đưa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh, dưới nhiệt độ thấp như vậy nước trong nguyên sinh chất sẽ bị đông thành đá làm khoảng cách giữa các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất. Mặt khác khoảng cách giữa các phân tử nước xa nhau hơn làm thể tích tế bào tăng lên phá vỡ cấu trúc tế bào dẫn đến tế bào bị chết. HS vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới 5
Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 phản ứng nào đó trong tế bào không sử dụng hết năng lƣợng trong phân tử ATP?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
- Trong phân tử ATP có 2 liên kết cao năng ở 2 nhóm photphat cuối cùng. Liên kết cao năng dễ dàng bị phá vỡ để giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào.
- Trong quá trình truyền năng lượng, từng liên kết cao năng sẽ bị phá vỡ. Khi liên kết ngoài cùng bi phá vỡ giải phóng năng lượng đã đủ cho phản ứng thì ATP bị mất 1 nhóm photphat biến thành ADP chỉ còn 1 liên kết cao năng. Nếu phản ứng chưa đủ năng lượng để hoạt động thì liên kết cao năng trong ADP tiếp tục bị phá vỡ giải phóng năng lượng. lúc này ADP chuyển thành AMP
-Sơ đồ truyền năng lượng của ATP: NL NL
ATP ADP AMP NL NL
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề truyền năng lượng của ATP trong tế bào
3
3
Qua đó ta thấy,nếu nhu cầu năng lượng của 1 phản ứng không sử dụng hết năng lượng trong ATP thì ATP chỉ được phân giải để giải phóng năng lượng đến ADP hoặc AMP.
HS vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới
Câu 4: Điều gì xảy ra khi các tế bào cuống đuôi của nòng nọc không có lizoxom?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Lizoxom là bào quan chỉ có ở tế bào động vật được bao bọc bởi một lớp màng, có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử.
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề
4
Trước khi trở thành cóc sống trên cạn, nòng nọc phải cắt bỏ chiếc đuôi của mình. Nòng nọc sử dung lizoxom trong các tế bào cuống đuôi của mình như chiếc kéo tự động. Trong quá trình phát triển hệ gen của cóc đã lập trình để đến cuối giai đoạn nòng nọc, lizoxom ở các tế bào cuống đuôi tự nổ tung, hy sinh các tế bào này và rụng đuôi. Nhưng nếu các tế bào cuống đuôi không có lizoxom thì đuôi của nòng nọc sẽ không được cắt bỏ. HS vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới 6
Câu 5: Điều gì xảy ra đối với cơ thể khi bị sốt?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt tính của enzim. Ở nhiệt độ quá cao, protein bị biến tính nên enzim cũng bị mất hoạt tính, ở nhiệt độ thấp hoạt tính của enzim giảm hoặc ngừng hẳn. Enzim
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề
chỉ hoạt động với hoạt tính tối đa ở nhiệt độ tối thích, tại đó thì tốc độ phản ứng đạt cực đại.
Khi bị sốt thì nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn mức trong bình. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên lại ảnh hướng đến hoạt tính của enzim làm một số enzim bị mất hoạt tính dẫn đến tích lũy sản phẩm độc, dư thừa các chất gẩy rối loạn chuyển hóa. Vì vậy cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
HS vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới
Chƣơng 3.THAM VẤN CHUYÊN GIA 3.1. Mục đích tham vấn chuyên gia
Tham vấn chuyên gia về tính khả thi, tính hiệu quả của các câu hỏi đã được xây dựng trong dạy học Sinh học 10
3.2. Đối tƣợng tham vấn
Giáo viên bộ môn Sinh học của trường THPT Cao Bá Quát. Gia Lâm (Hà Nội) và trường THPT Đồng Quan (Hà Nội)
3.2. Nội dung tham vấn
Do thực hiện trong thời gian ngắn nên chúng tôi chỉ chọn ra 8 câu hỏi trong các câu hỏi đã xây dựng được ở mục 2.5 của đề tài để tiến hành xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi, tính hiệu quả của các câu hỏi này với các nội dung:
- Mức độ của những câu hỏi này so với trình độ HS hiện nay.
- Phạm vi kiến thức của những câu hỏi này có nằm trong chương trình Sinh học 10 (cơ bản) hay không.
- Mức độ gây hứng thú của những câu hỏi này đối với HS.
- Những câu hỏi này có đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề của HS hay không.
- Những câu hỏi này sẽ đánh giá được mức độ nào của năng lực giải quyết vấn đề của HS.
3.3. Kết quả tham vấn
Do nhiều yếu tố khách quan nên mặc dù chúng tôi đã gặp nhiều GV để tham vấn nhưng chỉ thu được phản hồi tích cực của 6 GV. Kết quả tham vấn cho thấy: câu hỏi 1 và 2 có mức độ bình thường và dễ so với trình độ HS, có thể đánh giá mức độ 1 của năng lực GQVĐ. Câu hỏi 3; 4 và 5 ở mức khó so với trình độ HS, có thể đánh giá được mức độ 2 của năng lực GQVĐ. Câu hỏi 6; 7 và 8 thì ở mức khó và quá khó so với trình độ HS, có thể đánh giá được mức độ 3 của năng lực GQVĐ.Phạm vi kiến thức của các câu hỏi đều nằm trong chương trình Sinh học 10 (cơ bản) và đều gây được hứng thú đối với HS.Các câu hỏi đều đánh được năng lực GQVĐ của HS và có thể sử dụng chúng trong quá trình dạy.
Như vậy, các GV đều nhận xét câu hỏi mà chúng tôi xây dựng và điều tra phù hợp với đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong dạy học Sinh học 10. Những câu hỏi này sẽ đánh giá năng lực GQVĐ của HS ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, khi sử dụng kết hợp các câu hỏi này sẽ giúp GV nâng cao công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua điều tra thực tiễn chúng tôi thấy tình hình kiểm tra đánh giá trong giáo dục phổ thông hiện nay đang có sự thay đổi mạng mẽ. Tuy vẫn còn nặng về đánh giá nội dung, song đánh giá HS đang dần chuyển sang đánh giá năng lực và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cũng được chú trọng.
Đề tài đã thống kê được các nội dung của phần một và phần hai của chương trình Sinh học 10 liên quan đến thực tiễn và cơ sở khoa học của các nội dung này. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã soạn thảo được hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Sinh học 10: gồm 135 câu hỏi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho phần một và phần hai của chương trình Sinh học 10.
Tiến hành tham vấn chuyên gia về tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, chúng tôi đưa ra kết luận là: có thể sử dụng hệ thống câu hỏi đã xây dựng để đánh giá trong quá trình dạy học và sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục.
2. Kiến nghị
Chúng tôi hy vọng có được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của GV phổ thông nhiều hơn nữa để đề tài được hoàn chỉnh
Mong rằng đề tài tiếp tục được nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện hơn ở những khóa sau và không chỉ trong Sinh học 10 mà còn cả Sinh học 11 và 12, không chỉ riêng bộ môn Sinh học mà còn các bộ môn khác nữa.
Do điều kiện về thời gian và một số lí do khách quan khác mà những câu hỏi xây dựng trong đề tài chưa có cơ hội tiến hành thực nghiệm sư phạm. Đề nghị khi tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài thì cần tiến hành được thực nghiệm sư phạm để tăng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012),Báo cáo chương trình đánh giá quốc gia và quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Dự án tham gia chương trình đánh giá học sinh
quốc tế (PISA) năm 2012, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), PISA và các dạng câu hỏi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách Giáo viên Sinh học 10, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
5. Nguyễn Đức Chính (2005), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Vũ Trọng Dũng (2011), Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh trong học cơ sở huyện An Lão – Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Quản
lý Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Đạt (2007), Sinh học 10 (CB), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Minh Đức (2013), Xu hướng đánh giá: Dựa trên năng lực học sinh, Báo Giáo dục và Thời đại, Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo, số ra ngày 30/4/2013, Hà Nội. 9. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 10. Ngô Văn Hưng, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học
lớp 10 (cấp THPT), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp
cận năng lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Thế Khôi (1995), Một phương án xây dựng hệ thống bài tập phần động lực học lớp 10 PTTH nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát
triển năng lực giải quyết vấn đề, Luận án Tiến sĩ Khoa Sư phạm - Tâm lí, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội.
13. Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng Giáo dục nội dung – phương
14. Đỗ Thị Tố Như, Chuyên đề kĩ năng xây dựng câu hỏi, Bài giảng lưu hành nội bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
15. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo dục học tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 16. Trần Khánh Phương (2005), Thiết kế bài giảng Sinh học 10 (CB), Nxb Hà Nội, Hà Nội.
17. Phạm Thị Ngọc Thắng (2003), Nâng cao chất lượng dạy học phần “cảm ứng điện từ và dòng điện xoay chiều” ở các Trường THCS dân tộc nội trú thồn qua việc bồi
dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, Luận văn Tiến sĩ Giáo dục, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
18. http://dayvahocdialy.violet.vn/present/same/entry_id/3359500 19.http://donga.edu.vn/Newsroom/Loiphe/tabid/2716/cat/1852/ArticleDetailId/8614/A rticleId/8612/Default.aspx. 20. http://mtb.vimaru.edu.vn/content/tiếp-cận-nội-dung-hay-tiếp-cận-năng-lực 21.http://chuyen-qb.com/web/tochuyenmon/ly/thuvien/253-mot-so-van-de-kiem-tra- danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs 22. http://hocmai.vn/mod/wiki/view.php?id=18708 23. http://suckhoedoisong.vn 24. http://www.nlr.gov.vn 25. www.cendused.edu.vn 26. www.thanhdoanhaiphong.gov.vn/?pageid=newsdetail&catID=85&id=407
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lí và giáo viên
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG DÀNH CHO CBQL VÀ GV
Hà nội, ngày …….tháng……..năm ……… Đánh dấu X hoặc √ vào các mục mà anh (chị) chọn
1.Vai trò của đánh giá trong giáo dục phổ thông
□ Rất quan trọng □ Quan trọng □ Ít quan trọng □ Không quan trọng
2. Hình thức và phƣơng pháp sử dụng trong đánh giá giáo dục phổ thông
Nội dung Thƣờng
xuyên Đôi khi Không bao giờ
Hình thức đánh giá
Nhận xét Cho điểm
Vừa nhận xét vừa cho điểm
Phương pháp đánh giá
Trắc nghiệm khách quan Kiểm tra tự luận
Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận Thực hành
3. Nhận xét về công cụ (câu hỏi) đánh giá TT Công cụ đánh giá Mức độ (%) Rất tốt Tốt Chƣa tốt lắm Không tốt
1 Phù hợp với thời gian làm bài
2 Câu hỏi vừa sức với HS 3 Câu hỏi đúng với nội dung
môn học
4 Câu hỏi phản ánh được mục tiêu đánh giá
4. Ý kiến riêng của bản thân về công tác đánh giá trong giáo dục phổ thông:
... ... ... ... Họ tên :………... Chức danh :……… Trường công tác :………
2. Phiếu điều tra dành cho học sinh
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG DÀNH CHO HS
Hà nội, ngày …….tháng……..năm ……… (Đánh dấu X hoặc √ vào các mục mà anh (chị) chọn)
1.Vai trò của đánh giá trong giáo dục phổ thông
□ Rất quan trọng □ Quan trọng □ Ít quan trọng □ Không quan trọng
2. Hình thức đánh giá mong muốn
□ Nhận xét □ Cho điểm
□ Vừa nhận xét vừa cho điểm
3. Phƣơng pháp đánh giá mong muốn
□ Trắc nghiệm khách quan □ Thực hành □ Kiểm tra tự luận □ Hoạt động nhóm □ Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận
4. Câu hỏi đánh giá
□ Khó □ Dài
□ Dễ □ Vừa khó vừa dài □ Vừa sức và phù hợp với thời gian làm bài
5. Kết quả đánh giá
□ Rất chính xác và công bằng □ Chưa chính xác lắm
□ Không chính xác
6. Ý kiến riêng của anh (chị) về đánh giá trong giáo dục phổ thông:
... ... ... ... ... ... ... ... Cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THAM VẤN CHUYÊN GIA 1. Hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề