2.5.1. Câu hỏi đánh giá khả năng phân tích đƣợc tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu đƣợc tình huống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
Câu 1: Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng lại có vị ngọt?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh giá
Cơm là tinh bột chín không có vị ngọt nhưng khi nhai lâu trong miệng ta lại thấy có vị ngọt
HS có kĩ năng phát hiện được tình huống có vấn đề
2
Tinh bột được cấu tạo từ các đơn phân là glucozo. Khi nhai trong miệng, tinh bột đã bị biến đổi thành chất có vị ngọt
HS phân tích
được vấn đề 2 Khi nhai cơm lâu trong miệng, nhờ sự xúc tác của
enzim amilaza có trong nước bọt nên một phần tinh bột của cơm đã được chuyển hóa thành đường mantozo (là một đường đôi được cấu tạo bởi 2 phân tử glucozo). Đường mantozo có vị ngọt nên ta sẽ cảm thấy ngọt khi nhai cơm lâu trong miệng
Giải quyết được
vấn đề 6
Câu 2: Vì sao tế bào lại sử dụng năng lƣợng trong ATP mà không sử dụng năng lƣợng trực tiếp từ glucozo?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh giá
Tuy năng lượng tích lũy trong glucozo (686 kcal/mol) lớn hơn nhiều so với năng lượng trong ATP (7,3 kcal/mol) nhưng tế bào lại sử dụng năng
HS có kĩ năng phát hiện được tình huống có
lượng trong ATP mà không phải glucozo vấn đề -Do đặc điểm sử dung năng lượng của tế bào và
sự tích lũy năng lượng trong tế bào
-Do đặc điểm cấu trúc của ATP dễ giải phóng năng lượng
HS phân tích được vấn đề
2
2
- ATP chứa một lượng nhỏ năng lượng phù hợp với các phản ứng diễn ra trong tế bào, năng lượng trong glucozo quá lớn tế bào không sử dụng một lúc hết ngay được sẽ gây lãng phí.
- Trong cấu trúc của ATP có chứa 3 nhóm photphat, ở 2 nhóm photphat cuối có 2 liên kết cao năng dẽ dàng bị phá vỡ từng liên kết để giải phóng năng lượng cung cấp từ từ cho hoạt động sống của tế bào mà không phải trải qua một chuỗi các phản ứng phức tạp, khó khăn mới giải phóng năng lượng giống như glucozo.
Giải quyết được vấn đề
2
2
Câu 3: Vì sao tế bào nhân sơ có khả năng sinh trƣởng và phân chia nhanh?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh giá
Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ bé, có cấu trúc đơn giản nhưng lại có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. HS có kĩ năng phát hiện được tình huống có vấn đề 2
Tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh là do kích thước tế bào rất nhỏ nên tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích của tế bào (S/V) sẽ lớn.
HS phân tích
được vấn đề 2
sẽ giúp tế bào hấp thụ và trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm tế bào sinh trưởng và phân chia nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.
vấn đề
2.5.2. Câu hỏi đánh giá khả năng thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích đƣợc một số giải pháp giải quết vấn quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích đƣợc một số giải pháp giải quết vấn đề.
Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo lên mọi cơ thể sống?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống
Thu thập và làm rõ được thông tin có liên quan đến vấn đề
1
-Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào
-Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào -Tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước đó
HS đưa ra vấn đề
1
1 1 -Ở vi khuẩn E.coli cơ thể chúng chỉ là một tế bào
còn các sinh vật đa bào khác như động vật, thực vật thì cơ thể chúng được cấu tạo bởi nhiều tế bào. Qua đó ta thấy rằng mọi sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
-Các hoạt động sống như trao đổi vật chất và năng lượng, tổng hợp, dự trữ các chất…đều diễn ra trong tế bào.
-Mặt khác các tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào
Đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề
2
trước đó, các tế bào chứa thông tin di truyền cần thiết để điều khiển chức năng của mình và có thể truyền vật liệu di truyền này cho các thế hệ tế bào tiếp theo.
-Sự tạo thành tế bào mới từ tế bào trước đó còn là hình thức sinh sản của sinh vật đơn bào và là động lực thúc đẩy sinh trưởng phát triển của sinh vật đa bào. Như vậy, tế bào chính là đơn vị cơ bản nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
1
1
Câu 2: Hãy cho biết mối liên quan giữa các cấp độ tổ chức trong thế giới sống theo nguyên tắc thứ bậc?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Thế giới sống chia ra làm nhiều cấp độ tổ chức bao gồm: các cấp độ dưới tế bào (phân tử, đại phân tử, bào quan) và các cấp độ từ tế bào trở lên (tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển).
Thu thập và làm rõ được thông tin có liên quan đến vấn đề 2 Các cấp độ tổ chức này được tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc thứ bậc HS đưa ra vấn đề 2 -Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp cao hơn.
-Tổ chức sống cấp trên không chỉ có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có. -Đặc tính nổi trội của tổ chức sống cấp trên có được là do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành
Đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề
1.5
1,5
- Đó là mối quan hệ về cấu trúc và chức năng giữa
các cấp độ tổ chức của thế giới sống. 1,5
Câu 3: Hãy giải thích tại sao ATP đƣợc gọi là đồng tiền năng lƣợng của tế bào?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
-Tiền tệ trong cuộc sống dùng để trao đổi mua bán hàng hóa đáp ứng nhu cầu của con người. Nó được sử dụng phổ biến, thường xuyên và dễ sử dụng cũng như cất giữ
-ATP là nơi tích trữ năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào
Thu thập và làm rõ được thông tin có liên quan đến ATP và tiền tệ
2
ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào với ý nghĩa ATP được sử dụng trong tế bào như tiền tệ được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống
HS đưa ra được
vấn đề 2 -ATP cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt
động sống của tế bào (trao đổi chất, vận chuyển các chất, sinh công cơ học, các quá trình hấp thụ...).
- ATP có chứa các liên kết cao năng giàu năng lượng, ATP có năng lượng hoạt hóa thấp, dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.
-. Các phản ứng thu nhiệt trong tế bào cần 1 năng lượng hoạt hóa thấp khoảng 7,3kcal cho nên ATP có khả năng cung cấp đầy đủ năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào
Đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề
2
2
Câu 4: Chứng minh vai trò quan trọng của các nguyên tố vi lƣợng?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Tùy theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố thành 2 loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0, 01 % khối lượng cơ thể sống như F, Cu, Fe, Mn, Se, Zn, Co, B, Cr, I, …
Thu thập và làm rõ được thông tin có liên quan đến vấn đề
2
Nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của enzim, hoocmon,... Mà các chất này lại có chức năng tham gia xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa diễn ra trong cơ thể và có nhiều chức năng quan trọng khác vì vậy không thể thiếu nguyên tố vi lượng nào.
HS đưa ra được
vấn đề 3
Tuy nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng thiếu nó cơ thể không sinh trưởng và phát triển được bình thường. Ví dụ, mặc dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu iot chúng ta có thể bị bệnh bướu cổ. Trong chất khô của cây, Mo chỉ chiếm tỉ lệ 1 nguyên tử trên 16 triệu nguyên tử H nhưng nếu thiếu Mo cây trồng sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết. Qua đó ta thấy nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống.
Đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề
Câu 5: Vì sao khi nhuộm Gram (nhuộm kép), vi khuẩn Gram dƣơng bắt màu tím còn vi khuẩn Gram âm lại bắt màu đỏ ?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Vi khuẩn Gram dương có thành được cấu tạo từ peptidoglycan dày, bên dưới có lớp axit teicoic. Vi khuẩn Gram âm có cấu trúc phức tạp hơn, gồm 2 lớp: trong cùng là lớp peptidoglycan mỏng và lớp ngoài là phức hợp gồm lipoprotein và lipopolisacarit.
Thu thập và làm rõ được thông tin có liên quan đến vấn đề
2
Do cấu tạo thành tế bào của các vi khuẩn khác nhau như vậy nên chúng bắt màu khác nhau trong nhuộm Gram.
HS đưa ra được
vấn đề 2 Vì vậy khi ta nhuộm Gram, lần nhuộm đầu thì
thành của cả 2 loại vi khuẩn đều bắt màu tím nhưng khi rửa với cồn 900 thì ở vi khuẩn Gram dương cồn làm cho các lỗ peptodoglycan co lại. Do đó phức chất tím tinh thể iot được giữ lại trong tế bào. Còn ở vi khuẩn Gram âm do cồn làm tan lớp màng lipit ngoài có màu nên màu bị rửa trôi làm vi khuẩn bị mất màu. Đến khi nhuộm lần 2 với fuchsin vi khuẩn Gram dương không bắt màu nữa, ngược lại vi khuẩn Gram âm lại bắt màu hồng đỏ của fuchsin
Đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề
2.5.3. Câu hỏi đánh giá khả năngthực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể bị thiếu Iot?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của enzim, hoocmon,... Mà các chất này lại có chức năng tham gia xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa diễn ra trong cơ thể và có nhiều chức năng quan trọng khác vì vậy không thể thiếu nguyên tố vi lượng nào. Tuy nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng thiếu nó cơ thể không sinh trưởng và phát triển được bình thường
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn
4
Iot cũng là một nguyên tố vi lượng. Thiếu nguyên tố này sẽ dẫn đến thiếu hoocmon tuyến giáp và ảnh hưởng tới nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi chung là “các rối loạn do thiếu iot” ví dụ như các bệnh, các tật bướu cổ, đần độn (do khuyết tật về hệ thần kinh, tâm thần, suy giảm hoạt động chức năng và giảm sự phát triển của hệ thần kinh). Vì vậy iot tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng tới sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ta có thể phòng tránh tiếu iot bằng cách sử dụng muối iot làm gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày hay bổ sung các thực phẩm giàu iot như các loại hải sản: tôm, cua, cá, ghẹ... rong biển,
HS vận dụng được giải pháp
vào bối cảnh mới
tảo biển; các loại rau: rau xanh đậm, rau dền, rau đay, mồng tơi,… Các loại trái cây tươi, thịt và sữa.
Câu 2: Khi đƣa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh thì hậu quả gì có thể xảy ra?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Khi nước ở trạng thái rắn(nước đá) thì các liên kết hidro giữa các phân tử nước luôn bền vững, mật độ các phân tử thưa làm khoảng cách giữa các phân tử xa nhau hơn. Ngược lại khi nước ở trạng thái lỏng thì các liên kết hidro luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục, mật độ phân tử dày nên các phân tử ở gần nhau hơn.
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn
5
Nước chiếm một tỉ lệ lớn trong nguyên sinh chất của tế bào. Khi ta đưa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh, dưới nhiệt độ thấp như vậy nước trong nguyên sinh chất sẽ bị đông thành đá làm khoảng cách giữa các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất. Mặt khác khoảng cách giữa các phân tử nước xa nhau hơn làm thể tích tế bào tăng lên phá vỡ cấu trúc tế bào dẫn đến tế bào bị chết. HS vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới 5
Câu 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 phản ứng nào đó trong tế bào không sử dụng hết năng lƣợng trong phân tử ATP?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
- Trong phân tử ATP có 2 liên kết cao năng ở 2 nhóm photphat cuối cùng. Liên kết cao năng dễ dàng bị phá vỡ để giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào.
- Trong quá trình truyền năng lượng, từng liên kết cao năng sẽ bị phá vỡ. Khi liên kết ngoài cùng bi phá vỡ giải phóng năng lượng đã đủ cho phản ứng thì ATP bị mất 1 nhóm photphat biến thành ADP chỉ còn 1 liên kết cao năng. Nếu phản ứng chưa đủ năng lượng để hoạt động thì liên kết cao năng trong ADP tiếp tục bị phá vỡ giải phóng năng lượng. lúc này ADP chuyển thành AMP
-Sơ đồ truyền năng lượng của ATP: NL NL
ATP ADP AMP NL NL
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề truyền năng lượng của ATP trong tế bào
3
3
Qua đó ta thấy,nếu nhu cầu năng lượng của 1 phản ứng không sử dụng hết năng lượng trong ATP thì ATP chỉ được phân giải để giải phóng năng lượng đến ADP hoặc AMP.
HS vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới
Câu 4: Điều gì xảy ra khi các tế bào cuống đuôi của nòng nọc không có lizoxom?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh
giá
Lizoxom là bào quan chỉ có ở tế bào động vật được bao bọc bởi một lớp màng, có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử.
HS đưa ra được giải pháp giải quyết vấn đề
4
Trước khi trở thành cóc sống trên cạn, nòng nọc phải cắt bỏ chiếc đuôi của mình. Nòng nọc sử dung lizoxom trong các tế bào cuống đuôi của mình như chiếc kéo tự động. Trong quá trình phát triển hệ gen của cóc đã lập trình để đến cuối giai đoạn nòng nọc, lizoxom ở các tế bào cuống đuôi tự nổ tung, hy sinh các tế bào này và rụng đuôi. Nhưng nếu các tế bào cuống đuôi không có lizoxom thì đuôi của nòng nọc sẽ không được cắt bỏ. HS vận dụng được giải pháp vào bối cảnh mới 6
Câu 5: Điều gì xảy ra đối với cơ thể khi bị sốt?
Nội dung trả lời Tiêu chí đánh
giá
Thang điểm đánh