Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Cổ

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (Trang 104)

ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam

4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn lưu động

Công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lƣu động thƣờng xuyên để đảm bảo một đồng VLĐ đƣa vào lƣu thông mang lại nhiều đồng lợi nhuận nhất, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn, qua đó nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Để thực hiện đƣợc việc này công ty cần cân nhắc triển khai một số biện pháp sau:

a, Xác định nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua áp dụng các phương pháp hợp lý, cần thiết.

Việc xác định nhu cầu vốn lƣu động rất quan trọng vì nếu nhu cầu vốn quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, không tìm biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gây nên tình trạng ứ đọng vật tƣ hàng hóa. Nhƣng nếu xác định nhu cầu VLĐ thấp hơn so với thực tế sẽ sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: gián đoạn hoạt động kinh doanh, không có khả năng thanh toán các hợp đồng đã ký với khách hàng làm ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp… Nhu cầu VLĐ cần đƣợc xây dựng theo từng tuần, tháng, quý, năm và đƣợc tổng hợp từ nhu cầu vốn của các bộ phận nhƣ: kế hoạch trả lãi vay, kế hoạch chi thƣờng xuyên của văn phòng, kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu của các đơn vị sản xuất, kế hoạch thanh toán cho phía đối tác thực hiện dự án…

Trong cơ cấu VLĐ của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam hiện nay VLĐ chiếm tỷ trọng lớn, vì đặc thù hoạt động của công ty nguồn ứng trƣớc và phải thu khách hàng tƣơng đối lớn.

Việc xác định không đúng nhu cầu VLĐ gây nhiều hậu quả xấu trong công tác sử dụng vốn của công ty nói riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung. Nếu xác định để thừa vốn sẽ làm nguồn vốn bị ứ đọng,

không phát huy hiệu quả trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh. Nếu xác định thiếu vốn sẽ dẫn đến tình trạng công ty khó chớp đƣợc những cơ hội kinh doanh nằm trong khả năng, tình hình thanh toán trở nên không ổn định.

Để xác định nhu cầu VLĐ, công ty nên áp dụng phƣơng pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của năm báo cáo để dự đoán cho năm kế hoạch. Đó là các khoản mục có mối quan hệ chặt chẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ, là các khoản mục thuộc phần tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn, các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải nộp ngân sách nhà nƣớc, các khoản phải trả cho ngƣời bán

Trên cơ sở số dƣ bình quân năm báo cáo của các khoản nói trên, chúng ta xác định đƣợc tỷ trọng của chúng so với doanh thu tiêu thụ năm báo cáo, xác định đƣợc chênh lệch tỷ trọng giữa các khoản phụ thuộc phần tài sản và các khoản phụ thuộc nguồn vốn. Kết hợp với tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu dự kiến, công ty sẽ xác định đƣợc mức nhu cầu vốn ngắn hạn của năm kế hoạch. Truy nhiên ta nên xác định nhu cầu vốn căn cứ vào một số năm gần nhất để giảm bớt các yếu tố bất thƣờng của vốn trƣớc để cho kết quả hợp lý hơn

b. Sử dụng phối hợp nhiều nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh trên cơ sở đảm bảo an toàn tài chính cho công ty

Bên cạnh việc sử dụng các phƣơng pháp mang tính khoa học để xác

định đúng đắn nhu cầu vốn, công ty cũng cần cân nhắc và lựa chọn hình thức huy động phù hợp. Qua thực tế phân tích ở chƣơng 4 cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty chƣa thực sự hợp lý. Công ty có thể lựa chọn các hình thức sau để huy động.

- Nguồn vốn bên trong:

Công ty cần tính đến việc sử dụng lợi nhuận để lại bổ sung tăng VCSH nhằm đảm bảo sự độc lập, tự chủ về tài chính là việc cần thiết, ngoài ra công ty cần sử dụng linh hoạt các quỹ nhƣ một nguồn vốn tạm thời để tránh lãng

phí và giảm nhu cầu vay. Cuối năm 2013 lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối của công ty là hơn 7 tỷ đồng; các quỹ thuộc VCSH của công ty bao gồm đầu tƣ phát triển là hơn 133 tỷ đồng; quỹ dự phòng tài chính là hơn 25 tỷ đồng; ngoài ra công ty còn quỹ khấu hao cơ bản. Tuy số vốn này còn nhỏ so với nhu cầu vốn của công ty những nó cũng sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, giảm bớt phần nào tiền lãi vay của công ty.

- Nguồn vốn bên ngoài:

Huy động từ nguồn vốn vay ngân hàng, trong các năm gần đây công ty không có nợ quá hạn điều này làm tăng uy tín với ngân hàng, vì vậy công ty có thể tăng thêm khoản vay này. Nhƣng loại vốn này chỉ nên sử dụng cho những nhu cầu vốn mang tính cấp thiết.

Huy động vốn vay từ ngƣời lao động: đây là nguồn vốn rất hữu ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì tiềm năng của nó rất lớn, đây là một giải pháp rất khả thi vì nó gắn lợi ích của ngƣời lao động với lợi ích của công ty. Tuy nhiên để huy động đƣợc nguồn vốn này đòi hỏi công ty phải hoạt động thực sự có hiệu quả và tạo lập đƣợc mối quan hệ tốt với ngƣời lao động.

Huy động vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tƣ bằng việc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán.

c. Tăng cường quản lý và các khoản phải thu:

Thực tế trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, khi công ty mở rộng việc bán chịu cho khách hàng sẽ giúp tăng đƣợc thị phần từ đó gia tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận. Tuy nhiên, việc tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả tiền lãi vay để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động thiếu do vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị khách hàng và nhà cung cấp chiếm dụng. Trong những năm gần đây các khoản phải thu ngắn hạn ngày càng cao, vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn ngày càng giảm dẫn đến kỳ thu tiền bình

quân tăng. Đó là nguyên nhân dẫn đến tồn đọng vốn, rất dễ mất vốn khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Một số biện pháp mà công ty có thể áp dụng để cải thiện tình hình trên:

Công ty cần xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng, phân loại đối tƣợng khách hàng trên cơ sở đã thẩm định kỹ lƣỡng uy tín cũng nhƣ khả năng thanh toán của họ để có chính sách tín dụng hợp lý.

Ngoài ra trong hợp đồng ký với khách hàng, công ty cần quy định rõ thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán tiền hàng trên hợp đồng. Các bên phải có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã quy định. Đồng thời công ty cũng cần đƣa ra các hình thức phạt bồi thƣờng nếu các bên vi phạm điều khoản ghi trên hợp đồng.

Công ty cần có giải pháp thu mua nông sản từ nông dân một cách tối ƣu nhất để vốn không tồn đọng quá nhiều. Cân nhắc có thể mua qua một bên trung gian để giảm việc tồn đọng vốn.

d. Chú trọng công tác quản lý vốn bằng tiền, nâng cao hiệu quả thanh toán

Quản lý tốt quỹ tiền mặt là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Lƣợng vốn bằng tiền vừa đủ sẽ đảm bảo nhu cầu chi thƣờng xuyên của doanh nghiệp, giúp công ty tận dụng đƣợc những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán, chi trả đồng thời làm giảm chi phí lƣu giữ tiền mặt. Mức dự trữ tiền mặt phải căn cứ vào kế hoạch chi thƣờng xuyên, cân đối các khoản phải thu, phải trả trong kỳ, tránh hiện tƣợng ứ đọng vốn bằng tiền trong khi doanh nghiệp có thể sử dụng vốn để sinh lời, thậm chí doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay làm tăng chi phí sử dụng. Để quản lý tốt vốn bằng tiền, bộ phận tài chính cần phải lập kế hoạch thu chi theo tuần, tháng, quý, năm để doanh nghiệp chủ động nguồn tiền mặt, đƣa ra mức dự trữ hợp lý nhất trong mỗi thời điểm. Trên cơ sở kế hoạch đã lập, bộ phận tài chính so sánh với thực tế phát sinh để tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch,

cố gắng hạn chế các khoản chi lớn, bất thƣờng so với kế hoạch, thƣờng xuyên cân đối thu chi. Nếu thấy bội thu có thể sử dụng tiền để đầu tƣ ngắn hạn mang lại doanh lợi cho công ty hoặc nếu thấy bội chi thì có biện pháp thích hợp bổ sung vốn hoặc gia hạn nợ.

- Xác định và quản lý vốn bằng tiền:

+ Lƣợng tiền dự trữ tối ƣu của công ty phải thỏa mãn đƣợc 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp nhƣ trả cho ngƣời cung cấp, ngƣời lao động, nộp ngân sách nhà nƣớc; dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch; dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trƣờng có sự thay đổi đột ngột.

+ Số lƣợng tiền mặt tại quỹ chỉ nên giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiều rủi ro gian lận.

+ Xây dựng quy trình thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng bao gồm danh sách theo mẫu bảng biểu chứng từ nhƣ hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản xác nhận.

+ Tăng nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu khách hàng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu dài. Tìm hiểu xem đối tác nào đang giữ lƣợng tiền hàng lớn để có biện pháp thu hồi từng phần để dần tăng lƣợng tiền cho công ty.

+ Củng cố niềm tin của các đối tác bán hàng cho công ty để có thể đàm phán kéo giãn thời hạn trả nợ, hoạc trả nợ từng phần đối với các khoản nợ lớn sắp đến hạn.

+ Thu hồi các khoản tạm ứng, nhận ký cƣợc, ký quỹ…

e, Quản lý tối thiểu chi phí:

Qua phân tích ở trên, thực trạng cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn chủ sở hữu, vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm khá lớn kiến tỷ suất lợi nhuận ngày càng thấp.

Qua phân tích cho thấy doanh nghiệp quản lý chi phí chƣa đƣợc tốt, chi phí bán hàng, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính tăng lên đáng kể.

- Để giảm chi phí bán hàng ta cần:

+ Thƣơng lƣợng các điều khoản thanh toán với các đối tác tốt nhất có thể và xác minh ngày đáo hạn trên hóa đơn để giám sát sự tuân thủ trong việc thanh toán.

+ Trao đổi sự kỳ vọng với ngƣời mua hàng và làm việc với họ để đảm bảo có sự kiểm soát chất lƣợng tốt nhất tại cơ sở của ngƣời mua hàng để giảm chi phí thuê giám định. Gửi kế hoạch dự báo về nhu cầu mua hàng cho ngƣời có nhu cầu để tránh tồn đọng và giảm thời gian giao hàng.

+ Giảm thiểu các chi phí vận tải, chi phí hoa hồng và các chi phí khác một cách hợp lý.

- Để giảm giá vốn hàng bán:

+ Ta cần nâng cao chất lƣợng của sản phẩm để tăng giá trị của sản phẩm. + Tối ƣu hóa chi phí mua hàng.

- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp :

+ Phải lập định các chi phí: cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trƣờng hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Nhƣ vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu các dữ liệu trƣớc đây, đƣa ra một sự so sánh chuẩn cũng nhƣ căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trƣờng và chiến lƣợc phát triển của công ty.

- Đối với khoản chi phí tài chính:

+ Theo dõi tỷ giá thƣờng xuyên, cập nhật kiến thức vĩ mô nền kinh tế của các nƣớc mà bạn có giao dịch thanh toán ngoại tệ của quốc gia đó và kinh tế vĩ mô trong nƣớc, đặc biệt là các chỉ số về lạm phát, CPI, cán cân thanh toán thƣơng mại, giá dầu, giá vàng... các loại hàng hoá khác mà bạn cho rằng

nó ảnh hƣởng không nhỏ tới tỷ giá. Căn cứ vào đó bạn dự báo tỷ giá trong tƣơng lai khoảng 3-6 tháng.

+ Dựa trên dự báo về tỷ giá tăng hoặc giảm và giá trị dự kiến trong 3-6 tháng thì bạn mới có thể đƣa ra quyết định để dự phòng rủi ro về tỷ giá nhƣ: mua forward, mua spot, mua option.

4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định

Nâng cấp, đầu tƣ máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng cố định hiện có. Qua tính toán giá trị còn lại của máy móc thiết bị còn lại: 45,75% , phƣơng tiện vận tải truyền dẫn còn: 34.78%, điều này cho thấy TSCĐ của công ty nhìn chung đã cũ và cần đƣợc đổi mới và nâng cấp. Hơn nữa đây là những tài sản phản ánh năng lực sản xuất, liên quan mật thiết đến chất lƣợng sản xuất sản phẩm, khả năng cạnh tranh của Công ty trong sản xuất, công ty nên cố gắng đổi mới thƣờng xuyên để đảm bảo năng suất lao động. Việc đầu tƣ đổi mới đòi hỏi phải tính toán kỹ lƣỡng về quy mô đầu tƣ, nguồn tài trợ, chất lƣợng máy móc thiết bị, hiệu quả đổi mới mang lại. Công ty nên áp dụng những giải pháp sau:

Phân loại xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, những tài sản đã cũ, lạc hậu để kịp thời có kế hoạch thanh lý, nhƣợng bán, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tƣ vào TSCĐ

Sử dụng TSCĐ hợp lý là điều động, sắp xếp nhiệm vụ sản xuất theo yêu cầu sử dụng và tính năng của TSCĐ. Bảo đảm TSCĐ đƣợc sử dụng hết công suất, tận dụng tối đa thời gian làm việc của thiết bị, đồng thời thiết lập chế độ thƣởng phạt, chế độ trách nhiệm, nâng cao trình độ và kỹ năng của công nhân để vận hành TSCĐ an toán hiệu quả. Muốn vậy, công ty cần quy định rõ quy chế sử dụng, vận hành máy móc thiết bị sản xuất. Với những TSCĐ sử dụng cho bộ phận văn phòng cần xây dựng quy chế sử dụng, có chế độ thƣởng phạt nghiêm minh với những hành vi hủy hoại gây hỏng, mất TSCĐ.

Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trang tài sản hƣ hỏng không sử dụng đƣợc. Nhƣng bên cạnh đó cũng cần thiết lập những tiều chuẩn và định mức khống chế chi phí sửa chữa thiết bị để tăng cƣờng trách nhiệm khi sử dụng cũng nhƣ tránh đƣợc tình trạng lạm dụng, báo hỏng không đúng thực trạng để kiếm lời.

Thực hiện thƣờng xuyên việc đánh giá lại giá trị của TSCĐ. Đánh giá đúng đắn giá trị của TSCĐ sẽ giúp cho việc phản ánh chính xác sự biến động của VCĐ và tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao nhằm bảo toàn VCĐ của công ty. Công ty có thể sử dụng phƣơng pháp đánh giá theo nguyên giá, giá trị khôi phục hoạc theo giá trị còn lại để xác định quy mô vốn và từ đó cần điều chỉnh chính sách khấu hao cho từng tài sản.

Trong xu thế hội nhập, trình độ phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, hao mòn vô hình là rất lớn. Vì vậy công ty cần có kế hoạch khấu hao nhanh, rút ngăn thời gian thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình, nhất là đối với những loại tài sản có xu hƣớng hao mòn nhanh nhƣ thiết bị dụng cụ quản lý.

Từ thực tế giá trị còn lại của TSCĐ của công ty đang ở tỷ lệ thấp nên

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)