Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (Trang 41)

- Nguồn thu thập dữ liệu:

+ Dữ liệu thứ cấp: đƣợc thu thập từ báo cáo của Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Tổng cục thống kê, các báo cáo của một số Bộ ngành, tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, địa phƣơng…

+ Dữ liệu sơ cấp: từ quá trình tìm hiểu tại doanh nghiệp và báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam và một số doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán, thời gian thực hiện vào tháng 8 năm 2014.

- Cách thức thu thập dữ liệu: Thông qua thâm nhập trực tiếp để quan sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với ngƣời lao động, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, qua đó phát hiện những vấn đề nảy sinh và phác thảo những nét cơ bản về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp sau. Một số dữ liệu thứ cấp đƣợc công bố rộng rãi nên kết hợp phƣơng

pháp nghiên cứu tại bàn để tìm kiếm từ các website và chắt lọc thông tin từ các văn bản nhƣ báo cáo tổng kết chuyên ngành.

- Xử lý dữ liệu: các công cụ phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê … đƣợc sử dụng để làm nổi bật bức tranh tổng thể về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời làm rõ nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế yếu kém về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

- Nguồn thu thập dữ liệu: luận án sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán 3 năm liên tiếp từ năm 2011 đến 2013 doanh nghiệp và đƣợc công bố trên website của công ty.

- Cách thu thập dữ liệu: báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết là dữ liệu thứ cấp và thƣờng đƣợc công bố rộng rãi trên các website của doanh nghiệp hoặc hoặc trên website của các công ty chứng khoán nhƣng do điều kiện không cho phép luận văn sử dụng thông tin đƣợc lấy từ Niên giám doanh nghiệp niêm yết hàng năm của Vietstock và kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn để tính toán các chỉ tiêu cần thiết và chắt lọc những thông tin có liên quan.

- Xử lý dữ liệu: Dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc lƣu trữ dƣới dạng file Excel theo từng năm từ 2011 đến 2013, sau đó chuyển sang để tính toán các biến số đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn nhƣ ROA, ROE và các biến số khác có liên quan nhƣ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,các khả năng thanh toán vòng quay hàng tồn kho … Ngoài ra, luận án còn áp dụng một số kỹ thuật phân tích nhƣ thống kê.

2.4. Phƣơng pháp trình bày dữ liệu

Các kết quả phân tích đƣợc trình bày thông qua các bảng tính, trong đó có so sánh năm trƣớc và năm nay, các đồ thị nhằm thấy rõ mức độ thay đổi giữa các chỉ số, cũng nhƣ thấy đƣợc sự thay đổi các chỉ số đó qua các năm.

- Phƣơng pháp so sánh

Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp so sánh để phân tích tình hình s ử dụng vốn và các gải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam năm 2011, năm 2012 và năm 2013 theo các chỉ tiêu cần phân tích nhƣ : tỷ trọng tài sản , tỷ trọng nguồn vốn , hê ̣ số khả năng thanh toán,…để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Số liệu đƣợc so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ tiếp theo. So sánh theo xu hƣớng thƣờng dùng số liệu từ 3 năm trở lên để thấy đƣợc sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Để tiến hành đƣợc tôi xác định số gốc là năm 2011 để so sánh với các số của năm 2012 và 2013.

- Phƣơng pháp loa ̣i trƣ̀

Trong phân tích hiê ̣u quả sƣ̉ du ̣ng tài sản, bằng phƣơng pháp loại trừ sẽ

xác định đƣợc ảnh hƣởng của từng nhân tố: số vòng quay tài sản bình quân và sức sinh lời của doanh thu.

- Phƣơng pháp Dupont

Vận dụng phƣơng pháp Dupont để phân tích liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà ngƣời ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trật tự logic chặt chẽ.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TỔNG HỢP I VIỆT NAM

3.1. Đặc điểm kinh tế, tổ chức có ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam

3.1.1. Đặc điểm về quá trình hình thành và phát triển, tổ chức bộ máy của công ty

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam đƣợc thành lập từ năm 1981 trực thuộc Bộ Thƣơng mại và đƣợc cổ phần hóa năm 2006.

Thời kỳ đầu thành lập Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt

Nam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhƣng sau đó đã

nhanh chóng chuyển sang công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 85% doanh thu và lợi nhuận hàng năm. Trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc công ty luôn đƣợc đánh giá cao về uy tín giao dịch và năng lực tài chính lành mạnh, đáp ứng quy mô kinh doanh.

Giai đoạn I (từ 1982 đến 1986): Giai đoạn tìm hƣớng đi phù hợp.

- Thực trạng của công ty trong thời gian đầu đi vào hoạt động

Về vốn: Bắt đầu khi hình thành năm 1981 chỉ có 139.000 đồng. Bởi vì Nhà nƣớc quan niệm kinh doanh uỷ thác thì không cần nhiều vốn.

Đội ngũ cán bộ: chƣa có kinh nghiệm về uỷ thác, chuyên môn còn nhiều hạn chế, chƣa năng động.

Cơ chế chính sách: cơ chế quan liêu, bao cấp đang thống trị. Đƣờng lối đổi mới đang là tƣ duy chƣa thể hiện bằng văn bản cụ thể nhất là đổi mới quản lý kinh tế.

Từ những khó khăn trên Công ty đã nỗ lực phấn đấu tìm hƣớng đi đúng đắn về vốn: Công ty kiến nghị chủ động bố trí để lãnh đạo 2 cơ quan liên bộ

(Ngân hàng nhà nƣớc và bộ ngoại thƣơng) hợp nhất để thống nhất ra văn bản nêu đƣợc những nguyên tắc chung của Công ty trong các phƣơng thức kinh doanh, mở các tài khoản, vấn đề sử dụng vốn và ngoại tệ, lập các quỹ hàng hoá làm cơ sở thuận lợi cho hoạt động kinh doanh sau này. Đồng thời xây dựng cho mình một số vốn khả dĩ có thể đảm bảo hoạt động phát triển hơn từ việc vay vốn nƣớc ngoài và xây dựng một quỹ hàng hoá phong phú, đa dạng.

Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên: Công ty tổ chức bồi dƣỡng đào tạo cán bộ ở trong và ngoài nƣớc. Chấn chỉnh lại những tƣ tƣởng ỷ lại theo lối mòn kinh doanh bao cấp, đặt ra những yêu cầu cao hơn, chuyên môn cao hơn theo nghiệp vụ, theo mặt hàng, theo xuất nhập khẩu.

Giai đoạn II (từ năm 1987 đến năm 1995): Giai đoạn phát triển và vƣợt

qua thách thức.

- Từ 1987 - 1989 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Công ty về mọi mặt. Tổng kim nghạch XNK uỷ thác đạt 18 triệu USD. Đội ngũ cán bộ đƣợc trang bị nhiều kiến thức thực tế, chuyên môn đƣợc nâng cao. Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển này là : thứ nhất, các phƣơng thức và hình thức kinh doanh, quan hệ giữa Công ty và các cơ sở đặc biệt là thị trƣờng nƣớc ngoài có nhiều chuyển biến tích cực. Thứ hai là xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba là cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên.

- Từ năm 1990 - 1995: Trong giai đoạn này, tình hình trong nƣớc và quốc tế có nhiều biến động lớn, ảnh hƣởng trực tiếp đến các ngành kinh tế trong đó có lĩnh vực phân phối và lƣu thông hàng hoá bị tác động mạnh mẽ nhất. Thị trƣờng lớn nhƣ Đông âu và Liên Xô do biến động về chính trị không còn, trong khi khu vực thị trƣờng tƣ bản đang bị các đơn vị khác cạnh tranh. Các mặt hàng uỷ thác xuất khẩu của công ty không còn nhiều, tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các tổ chức kinh doanh là khá phổ

biến. Trong giai đoạn này công ty hoạt động trong tình hình chung diễn biến khá phức tạp nên việc giữ vững, phát triển và thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực lớn của công ty.

Giai đoạn III (từ năm 1996 đến năm 2005):

Trong giai đoạn này có một sự kiện quan trọng là sự ra đời của tổ chức WTO dƣới tiền thân của GATT. Việt Nam cũng đã đệ đơn gia nhập WTO trong năm 1995. Tiếp theo đà tăng trƣởng của năm trƣớc, năm 1997 công ty đã đạt kim ngạch xuất khẩu lên đến 78,4 triêu USD, cao nhất từ trƣớc đến nay và là một kết quả đáng nể. Tuy nhiên, năm 1998 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty chỉ đạt gần 44,5 triệu USD bằng 82,17% kim ngạch nhập khẩu của năm 1997. Sự giảm xuống này là do môi trƣờng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nói riêng và của cả nƣớc nói chung có nhiều biến động xấu. Nền kinh tế trong nƣớc giảm sút nhịp điệu tăng trƣởng do chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng khu vực và thảm họa thiên tai liên tiếp. Hệ thống ngân hàng tài chính hoạt động yếu ớt, vốn tồn đọng nhiều không cho vay đƣợc dù nhiều lần điều chỉnh lãi suất, số nợ vay quá hạn tiếp tục tăng. Thị trƣờng trong nƣớc giao dịch kém sôi động, nhiều sản phẩm tồn đọng khó tiêu thụ ảnh hƣởng đến sản xuất, tình trạng thiểu phát kéo dài liên tục do sức mua có khả năng thanh toán thấp, kinh doanh nhập khẩu trở nên khó khăn. Trong khi đó, thị trƣờng nƣớc ngoài nhìn chung ở trạng thái phát triển chậm lại, giá cả nhiều mặt hàng giảm nhƣ giá cà phê, gạo, thiếc…

Từ sau khó khăn đó công ty đã có hƣớng đi mới nhƣ mở rộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị riêng lẻ, các quận huyện, kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần tử uỷ thác sang tự doanh. Triển khai kinh doanh gia công các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch cho đối tƣợng ngƣời Việt Nam học tập và công tác tại nƣớc ngoài đƣợc hƣởng chế độ

miễn thuế. Bên cạnh đó công ty còn tham gia khai thác địa sản, phát triển các dịch vụ cho thuê kho bãi xe.

Giai đoạn IV ( từ năm 2005 đến nay):

Công ty hoạt động trong điều kiện vừa hoạt động sản xuất kinh doanh vừa thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, công ty có nhiều biến động nhƣng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đƣợc giao đảm bảo lãi kinh doanh, cùng cả nƣớc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trƣờng, đặc biệt là sau khi sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.

Tháng 05/2006 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần với hoạt động năng động, kinh doanh đa ngành nghề, trong đó XNK chiếm khoảng 85% doanh thu và lợi nhuận hàng năm.

Nhìn về mặt tổng quan, kể từ sau cổ phần hoá, doanh nghiệp tiền thân luôn từng bƣớc lớn mạnh. Bộ máy điều hành không còn cứng nhắc nhƣ trƣớc, thay vào đó là sự linh hoạt, nhạy bén với những biến đổi của môi trƣờng kinh tế nói chung cũng nhƣ môi trƣờng ngành nói riêng. Sự tham gia của đa dạng các thành phần kinh tế, ngoài nhà nƣớc, đã mang lại một “làn gió mới” cho hoạt động quản trị chiến lƣợc của doanh nghiệp sau CPH.

Doanh nghiệp đã chú trọng đầu tƣ hơn cho quản trị chiến lƣợc với ý thức và tầm nhìn xa, rộng hơn thông qua việc hoạch định các chiến lƣợc từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn. Không chỉ có tầm nhìn mới, doanh nghiệp đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để đƣa ra các chiến lƣợc với nội dung mang tính thực tế, chính xác và phù hợp với hoàn cảnh của doanh nghiệp cũng nhƣ bối cảnh của nền kinh tế hơn. Các chiến lƣợc mang nặng tính áp đặt, không có tính thực tiễn bị loại bỏ hoàn toàn. Sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều đối tƣợng từ ban quản trị, ban giám đốc cũng nhƣ các cổ đông và thậm chí là của cả các chuyên gia có kinh nghiệm đƣợc thuê từ bên ngoài giúp hoạt động

quản trị chiến lƣợc của doanh nghiệp trở nên khách quan và hiệu quả hơn. Việc hoạch định chiến lƣợc với sự tham gia của các thành phần này cũng đem lại những sự cẩn trọng nhất định khi lập chiến lƣợc cho doanh nghiệp. Nhìn chung, các khía cạnh chính nhƣ nội dung, tầm nhìn, đối tƣợng tham gia của quản trị chiến lƣợc đều có những biến chuyển tích cực.

Cổ phần hoá còn giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khúc mắc trong các vấn đề tài chính. Việc điều chỉnh tăng lƣợng vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không còn là yếu tố đáng ngại với doanh nghiệp. Các khúc mắc về tài chính, chi phí quản lý, chi phí điều hành cũng có xu hƣớng giảm. Tính minh bạch và rõ ràng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc chú trọng, hơn nữa, những vấn đề này còn đƣợc đƣa ra thảo luận, kiến nghị ở các cuộc họp cổ đông thƣờng niên. Doanh nghiệp cũng cho thấy mình chủ động hơn trong việc đƣa ra các quyết định về tài chính và quản trị tài chính, mạnh dạn mở rộng đầu tƣ thêm nhiều hạng mục và lĩnh vực khác. Những vấn đề này trƣớc đây thƣờng do Ban Giám đốc quyết định, tuy nhiên sau cố phần hóa, các vấn đề đều đƣợc đƣa ra thảo luận và quyết định trong cuộc họp hội đồng quản trị. Điều này không những nâng cao tính minh bạch mà còn khuyến khích sức sáng tạo, từ đó tăng hiệu quả thực hiện các quyết định tài chính.

3.1.1.2. Tổ chức bộ máy của công ty

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm những phòng ban với những chức năng chuyên ngành riêng dƣới sự chỉ đạo của ban giám đốc và có mối quan hệ chức năng với nhau. Công ty có 4 phòng ban quản lý, 7 phòng nghiệp vụ và một phó giám đốc giúp việc. Quyền hạn trách nhiệm của một phòng ban, các đơn vị trực thuộc đều đƣợc quy định rõ.

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ KHỐI NGHIỆP VỤ ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC LIÊN DOANH LIÊN KẾT Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế toán tài chính Phòng Tổng hợp Phòng Kinh doanh tài sản Ban Xây dựng cơ bản Phòng Nghiệp vụ 1 Phòng Nghiệp vụ 2 Phòng Nghiệp vụ 3 Phòng Nghiệp vụ 4 Phòng Nghiệp vụ 5 Chi nhánh tại Tp. HCM Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng Chi nhánh tại Tp. Hải Phòng Xí nghiệp may XK Hải Phòng Tổng kho & XN Chế biến Nông Lâm sản, hàng TCMN XK Công ty Phát triển Đệ Nhất Ngân hàng TMCP EXIMBANK Công ty CP BĐS Tổng hợp I Phòng Nghiệp vụ 6

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty chiến lƣợc phát triển, giải pháp phát triển thị trƣờng, phƣơng án đầu

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)