Phân tích các chính sách tạo việc làm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 37 - 42)

Trong những năm qua, vấn đề giải quyết việc làm đã được Nhà nước hết sức quan tâm, đã triển khai nhiều biện pháp, chính sách như khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước về nông thôn, phát triển nông nghiệp, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tăng cường công tác đào tạo và giới thiệu việc làm,

37

mở rộng khả năng hợp tác lao động quốc tế, hình thành Quỹ quốc gia giải quyết vl, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình 327, 733, định canh định cư, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn...

Chính sách tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trên mỗi địa bàn xã, huyện, thị còn nhiều người sống trong cảnh nghèo đói do không có việc làm. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm tạo việc làm cho người lao động. Đó là các chương trình việc làm quốc gia được triển khai đồng bộ trên 3 hướng: phát triển kinh tế, tạo mở nhiều chỗ làm việc; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia; hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động.

Để giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm trong cơ chế thị trường thông qua những chính sách vĩ mô. Đó là các chính sách liên quan đến các yếu tố cơ bản nhất của việc làm như giải quyết vấn đề vốn, đối tượng lao động, kỹ thuật và công nghệ…

4.1 Chính sách tạo vốn.

Mười năm qua, Nhà nước ta đã đề ra và triển khai thực hiện nhiều chính sách, chủ trương tạo ra môi trường ngày càng thuận lợi hơn để cung ứng vốn, tạo việc làm, phát triển sản xuất, thu hút lao động và tăng thu nhập ở nông thôn.

Năm 1998 hệ thống ngân hàng đã có những cải cách cơ bản là chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống hai cấp và ban hành chính sách về hệ thống ngân hàng tư nhân, góp phần tạo lập môi trường tín dụng đa dạng cho nền kinh tế. Hiện nay bên cạnh hệ thống ngân hàng quốc doanh có hệ thống ngân hàng tư nhân, ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng nhân dân.

Hiện nay có 4 ngân hàng Thương mại quốc doanh và 32 ngân hàng Thương mại cổ phần hoạt động phục vụ phát triển nông thôn. Các ngân hàng

38

Thương mại cổ phần chưa có hoạt động rộng rãi trên thị trường tín dụng nông thôn.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng có chức năng cung cấp tín dụng cho khu vực nông thôn, được thành lập từ năm 1990, với 30 ngàn cán bộ nhân viên và 500 chi nhánh. Đến nay, ngân hàng đã có 2.600 cơ sở ở các địa phương với tổng vốn 26.000 tỷ đồng, trong đó 90% là vốn huy động.

Đối tượng cho vay là những người nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất. Mục tiêu vay vốn là mua sắm vật tư, công cụ sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ, buôn bán nhỏ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, không đòi hỏi thế chấp mà là tín chấp của các tổ chức đoàn thể xã hội. Thời hạn vay dao động từ 1-3 năm, lãi suất 14,4% năm.

Trong 3 năm 1996-1998 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho 3.663.000 lượt hộ đang có dư nợ với số dư bình quân là 1,4 triệu đồng/hộ, trong đó, nợ trung hạn chiếm 65%. Cho vay để trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu (chiếm khoảng 85%) cho vay các hoạt động khác chủ chiếm 15%.

Ở nông thôn, thu nhập của người lao động rất thấp. Thời gian rảnh rỗi nhiều, họ muốn làm những công việc phụ như phát triển ngành nghề thủ công truyền thống cũng không có vốn. Vậy việc tạo điều kiện cho họ vay vốn là mục đích tạo việc làm cho bản thân họ. Để tạo được nhiều chỗ làm việc đặc biệt là chỗ làm việc mới thì các ngân hàng địa phương phải làm tốt công tác cho vay giúp người lao động có vốn để tự tạo việc làm cho bản thân.

39

4.2 Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm. hoá sản phẩm.

Tác dụng của các chính sách như chính sách phát triển kinh tế hộ, phát triển nông, lâm, ngư trại... đã tạo ra nhịp độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp hàng hoá ổn định và tạo thêm được nhiều việc làm trên cơ sở phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ, gồm cả thuần nông, hộ kiêm nghề.

Phần lớn các hộ kiêm nghề đã năng động tự huy động vốn, đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông lâm, thuỷ sản như bún, xay sát, buôn bán nhỏ và dịch vụ liên quan đến sản xuất nông nghiệp với mục đích tự tạo việc làm và thu nhập cho các thành viên trong gia đình. Một bộ phận hộ nông nghiệp có diện tích lớn đã đầu tư phát triển kinh tế nông, lâm, ngư dưới hình thức trang trại có thuê thêm lao động thường xuyên và thời vụ với số lượng từ 2-5 lao động thường xuyên và 10 đến hàng chục vạn lao động thời vụ.

Thực tế cho thấy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã tạo thêm việc làm cho người lao động nông nghiệp. Ví dụ Huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tạo điều kiện để hộ nông dân tự tạo việc làm bằng cách cung cấp giống, cho phép thuê sử dụng đất công thời hạn lâu dài để phát triển trang trại. Kết quả là tỷ lệ sử dụng thời gian lao động đạt mức khá cao, trên 80% quỹ thời gian lao động tại chỗ đã được sử dụng và số lượng lao động di chuyển đi nơi khác không nhiều mà ngược lại Gia Lâm còn thu hút thêm lao động từ các địa phương khác đến làm việc.

Thuỷ sản là một ngành gồm nhiều khâu sản xuất kinh doanh khác nhau, từ khai thác hải sản, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và thương mại thủy sản. Phát triển ngành thuỷ sản đem lại nhiều cơ hội để phát triển các ngành khác, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động xã hội. Hiện nay cả nước có 301.952 hộ thuỷ sản gồm 1.557 nghìn khẩu và 756.300 lao động, chiếm 27% tổng lực lượng lao động nông, lâm, thuỷ sản, tăng thêm 5,5% so với 1990(21,5%). Ngoài lao động trực tiếp, khoảng 1 triệu lao động gián tiếp tham gia vào các ngành dịch vụ, chế biến và thương mại chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, 200.000 lao động dệt,

40

vá lưới và bao bì, 100.000 lao động đóng sửa tàu thuyền và khoảng 50.000 lao động cơ khí.

4.3 Chính sách thuế sử dụng đất đai.

Đối với nước ta, đất đai là đối tượng cơ bản nhất của quá trình sản xuất và phát triển việc làm, đặc biệt là ở nông thôn. Theo luật đất đai, đất đai là sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Người nông dân được Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, được chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất để tập trung ruộng đất vào các hộ gia đình có khả năng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Đó là những chính sách rất cơ bản trong lĩnh vực ruộng đất góp phần to lớn giải quyết tiềm năng lao động, tạo mở việc làm. Năm 2000, đất được sử dụng trong cả nước là 32.924,1 nghìn ha (đất đã giao và cho thuê là 23.840,5 nghìn ha) trong đó đất nông nghiệp đã giao và cho thuê là 9.345,4 nghìn ha chiếm 39,2% đất đã giao và cho thuê của cả nước; đất lâm nghiệp có rừng đã giao và cho thuê là 41,13%. Trên thực tế được giao và cho thuê hết tuy nhiên việc sử dụng đất chưa hiệu quả lắm, đất lâm nghiệp có rừng chưa được giao còn 1.769,7 nghìn ha. Hiện nay cả nước có 589,4 nghìn ha đất bằng chưa được sử dụng trong khi nhà nước mới giao và cho thuê 196,5 nghìn ha (nguồn số liệu Niên giám Thống kê năm 2000).

Để tạo điều kiện cho người lao động có điều kiện sử dụng đất một cách có hiệu quả, tích cực tham gia sản xuất, tự tạo việc làm cho bản thân mình Nhà nước đã có chính sách về thuế sử dụng đất đai. Năm 2000 đến nay, Nhà nước có chủ trương mở rộng diện xét miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thông qua các chính sách miễn giảm cụ thể cho các hộ sản xuất nông nghiệp ở các vùng lũ lụt, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào miền núi, các hộ chính sách xã hội, hộ đói nghèo, hộ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên làm cho số thuế được xét miễn giảm của hộ nộp thuế tăng lên.

Trong 6 năm qua, Nhà nước đã cho mở rộng diện giảm thuế làm cho thực tế mức động viên hàng năm giảm xuống khoảng 3% so với thực tế. Điều đó đã

41

tạo điều kiện cho nông dân tăng khả năng tích lũy cho phát triển sản xuất và cải thiện đời sống.

Ngoài những chính sách trên còn có một số chính sách khác như: chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ để giải quyết việc làm, chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, chính sách khuyến khích tự do di chuyển lao động và hành nghề theo pháp luật. Nhờ những chính sách trên không chỉ giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động mà còn phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và nông nghiệp nông thôn nói chung.

42

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w