Phân tích các yếu tố tác động tới việc làm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 37)

4.1 Quan niệm và tư duy về việc làm và giải quyết việc làm.

Trong thời kỳ đổi mới, nhờ các chính sách vĩ mô nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong đó chính sách về lao động, việc làm đã làm thay đổi về nhận thức của người dân về việc làm. Từ chỗ chỉ coi người lao động trong các cơ quan nhà nước được hưởng lương là có việc làm sang quan niệm mới, làm việc gì cũng được kể cả làm thuê vụ việc miễn là có thu nhập. Trước đây giải quyết việc làm là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, nay được coi là trách nhiệm của toàn xã hội, mọi đơn vị, mọi người dân đều có trách nhiệm giải quyết việc làm, từng bước xã hội hoá việc làm trong sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách kinh tế, chính sách xã hội.

Cùng với việc đổi mới quan niệm về việc làm Nhà nước cũng ban hành khá nhiều chính sách, biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động xã hội, phát huy tiềm năng con người trong công cuộc đổi mới kinh tế.

Đa dạng hoá các thành phần kinh tế từ chủ trương đến biện pháp thực hiện trong 10 năm qua đã làm thay đổi toàn cảnh bức tranh kinh tế xã hội của đất nước, nó trở thành tiền đề cho sự phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của công cuộc đổi mới. Các thành phần kinh tế được tồn tại bình đẳng trước pháp luật, đã khơi dậy tiềm năng cơ bản của nền kinh tế, phát huy được nội lực, các

34

quan hệ kinh tế, xã hội đã tuân thủ theo đúng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Việc khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình, đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh từ sản xuất đến tiêu dùng, phát triển mạng lưới dịch vụ công cộng đã mở ra hàng chục vạn chỗ làm việc cho lao động. Đặc biệt lao động được giải quyết khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh. Đồng thời Nhà nước cũng ban hành chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất, thành lập các khu chế suất, khu công nghiệp vừa có tính chiến lược trong phát triển sản xuất công nghiệp vừa tạo công ăn việc làm cho lao động đặc biệt lao động nông thôn.

Một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược giải quyết việc làm là có sự ra đời của quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Hàng năm, quỹ này đã vay tạo việc làm cho từ 25-35 vạn lao động, góp phần giải quyết việc làm cho 20-25% số lao động được bố trí việc làm mỗi năm.

Các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước nói trên đã làm thay đổi cơ bản cục diện về việc làm, đưa sự việc việc làm vào một thời kỳ mới, thời kỳ vận động và phát triển chịu sự tác động của quy luật khách quan, đó là quy luật cung cầu trong thị trường lao động.

4.2 Nhân tố giáo dục và đào tạo.

Lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Tuy vậy, nguồn nhân lực nông thôn chưa tốt nghiệp cấp I,II vẫn còn nhiều (44,35% trong đó nông thôn chiếm 54,2%) . Không những trình độ văn hoá mà còn cả trình độ chuyên môn cũng vậy.

Biểu 12: Chất lượng nguồn nhân lực nông thôn năm 2000.

Vùng Biết chữ Tốt nghiệp cấp I Tốt nghiệp cấp II, cấp III Cao đẳng, đại học Lao động chưa qua đào tạo Lao động đã qua đào tạo Cả nước 96% 76,85% 55,65% 21,6% 80,7% 19,3% Thành thị 97% 82,2% 65,5% 33,2% 70,7% 29,3% 35 35

Nông thôn

95% 71,5% 45,8% 10% 90,7% 9,3%

Nguồn: Tạp chí Lao động xã hội (số 12/ 2001).

Trong mấy năm gần đây, nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. Quy mô học sinh tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học, ngành học. Mạng lưới trường phổ thông đã được sắp xếp tương đối ổn định. Cả nước có trên 21.000 trường tiểu học và trung học cơ sở đến năm 2001 cả nước đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng. Riêng các tỉnh như Tây Bắc là vùng có trình độ học vấn của dân số hoạt động thường xuyên năm 2001 thấp nhất cả nước: tỷ lệ chưa biết chữ chiếm tới 23,5%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ có 8,8%. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và bản thân những người dân nên không chỉ trình độ nhận thức mà trình độ chuyên môn kỹ thuật của người dân cũng được nâng lên.

Mặc dù trình độ học vấn của lực lượng lao động nói chung tương đối nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn thấp: tính chung cả nước, số người có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 13,05% tổng lực lượng lao động. Trong đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn: ở khu vực thành thị là 39,96% gấp gần 4 lần so với nông thôn (10,11%).

Trình độ chuyên môn kỹ thuật có ảnh hưởng lớn tới sự chuyển dịch cơ cấu, đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tạo việc làm bởi trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn có sử dụng phần lớn lao động phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.

3.3 Nhân tố dân số

Nhân tố dân số ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tạo việc làm.

36

Năm 1996 lao động xã hội là 35.886 nghìn người (lao động nông thôn là 29.028 nghìn người), nhà nước ta chỉ cần tạo việc làm cho 1 triệu lao động nhưng đến năm 2001, nguồn lao động xã hội tăng lên 39.489 nghìn người (lao động nông thôn 30.307 nghìn người) khiến cho quy mô tạo việc làm cũng tăng lên 1,4 triệu chỗ làm việc mới.

Nguồn lao động xã hội tăng cho ta một nguồn lực rất dồi dào. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cơ hội để nước ta thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn song chất lượng nguồn nhân lực của nước ta chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, trình độ chuyên môn do vậy đòi hỏi về việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc.

Dân số tăng nhanh đã làm cho nguồn di dân nông thôn ra thành thị tăng lên. Gần đây Đảng và Nhà nước đã có những chính sách về việc làm và tạo việc làm để giảm bớt tình trạng này song có nhiều yếu tố tác động như hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống thông tin mới được phát triển nên nhận thức của người dân có chuyển biến nhưng vấn mang tính phong kiến. Vì vậy, nhận thức về lao động, việc làm chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp, địa phương nhất là trong việc bố trí chiến lược, kế hoạch và đầu tư tạo việc làm.

Để giảm bớt sức ép về việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để tạo việc làm một cách có hiệu quả cần khắc phục hiện tượng dân số tăng nhanh mỗi địa phương cần thực hiện tốt các chương trình kế hoạch hóa gia đình, truyền đạt kiến thức cần thiết cho các cặp vợ chồng đặc biệt là người phụ nữ để họ thấy được những mặt lợi của việc thực hiện kế hoạch hoá.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 34 - 37)