2. Cơ cấu việc làm cho người lao động nông thôn.
2.2 Cơ cấu việc làm theo vùng.
Như ở phần trên đã phân tích thấy rằng thời gian nông nhàn ở nông thôn còn nhiều ( hơn 20%) nhưng nói chung tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn đồng đều giữa các vùng.
Năm 2000, điều tra lao động việc làm cho thấy tỷ lệ lao động việc làm trong nhóm ngành nông nghiệp phân bố không đều giữa các vùng.
Trong khu vực nông thôn thì sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ còn chậm và phân bố không đều giữa các vùng. Lao động làm việc thường xuyên chủ yếu tập trung ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Nhìn vào bảng trên ta thấy Tây Bắc có số lao động làm việc thường xuyên trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất so với cơ cấu của vùng (88,43%). Sau đó là đến Đông Bắc chiếm 80,19%. ở Đông Nam Bộ số người làm việc thường xuyên trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp là ít nhất và ở đây số người làm việc thường xuyên trong nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đến năm 2000, mặc dù đã có sự chuyển dịch song cơ cấu nông- công- dịch vụ vẫn còn cao.
26
Bảng10: Cơ cấu số người từ đủ 15 tuổi trở nên có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành của loại công việc chính.(%) Vùng Năm 1999 Năm 2000 Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và XD Dịch vụ Tổng số Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và XD Dịch vụ Tổng số 100 63,36 12,45 23,94 100 62,61 13,10 24,28 Đồng bằng sông Hồng 100 62,2 14,36 23,39 100 62,00 14,33 23,67 Đông Bắc 100 80,19 6,7 13,01 100 79,86 6,85 13,30 Tây Bắc 100 88,43 2,4 8,2 100 86,94 3.03 10,02 Bắc Trung Bộ 100 71,9 9,92 18,18 100 71,27 10,35 18,38
Duyên hải Nam Trung Bộ 100 61,27 13,11 25,61 100 60,67 13,08 25,53
Tây Nguyên 100 77,43 4,86 17,69 100 78,96 4,58 16.46
Đông Nam Bộ 100 37,13 23,58 39,27 100 34,67 25,55 39,78
Đồng bằng sông Cửu Long 100 62,73 10,47 26,79 100 61,54 11,20 27,25
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 1999,2000 _ NXB Tổng cục Thống kê năm 2000,2001
27
Năm 2000, ở Tây Bắc số người có việc làm thường xuyên trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp đã tăng từ 4,1% lên 4,3%; Đông Bắc giảm từ 19,04% lên 19,12%; còn Đông Nam Bộ giảm từ 9,0% xuống 8,9% so với số người làm việc thường xuyên trong nhóm ngành nông, lâm, ngư của cả nước năm 1999. Trong những năm qua nhờ có chính sách khuyến nông, lâm, ngư nghiệp nên số người có việc làm ở một số vùng tăng lên. Một sự thật cho thấy những người có trình độ đại học và cao học rất ít khi về những vùng nông thôn hay vùng miền núi vì ở đây không những văn hoá, mức sống còn cách xa so với thành thị. Một trong những nguyên nhân ở đây là do nhà nước còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích những người có tay nghề cao về những vùng nông thôn hay miền núi. Các chế độ chính sách về lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội chưa đồng bộ, chưa được bổ sung kịp thời . Vì vậy để giải quyết những bất cập này, để hạn chế sự phân bố không đều về lao động có trình độ kỹ thuật giữa nông thôn và đô thị Đảng và Nhà nước cần có những chính sách thuyết phục để tạo việc làm cho người lao động đồng thời chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nói riêng.
3.Các chương trình quốc gia có mục tiêu tạo việc làm nông thôn.
+ Chương trình quốc gia xúc tiến việc làm (Chương trình 120).
Ngày 11/4/1992 Chính phủ đã ra Nghị quyết 120/HĐBT về “Những chủ trương, phương hướng giải quyết việc làm trong những năm tới”. Theo Nghị quyết này, chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm đã được thành lập. Nguồn Quỹ 120 được tạo ra từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ các lao động đi làm việc ở nước ngoài và trợ giúp của các Tổ chức Quốc tế. Từ nguồn Quỹ 120 các địa phương đã thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm . Mục tiêu của chương trình 120 là xúc tiến việc làm thông qua cung cấp các khoản vay lãi suất
28
thấp để người lao động tự tạo việc làm mới và hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp. Đối với khu vực nông thôn. Chương trình 120 hướng vào việc cho vay, phát triển nông lâm ngư nghiệp; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sinh học, nuôi trồng đặc sản, khai thác tiềm năng đất đai đồi rừng, ven biển và tài nguyên địa phương, phát triển chăn nuôi xuất khẩu... khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
Kết quả đánh giá hàng năm đã chứng tỏ chính sách cho vay vốn từ Quỹ 120 đã thực sự đem lại kết quả thiết thực, được đông đảo người lao động hưởng ứng. Tính đến hết năm 1996 đã có gần 50.000 dự án được vay vốn, với tổng số vay gần 20.000 tỷ đồng, tạo việc làm mới và việc làm đầy đủ cho trên 2 triệu lao động, suất đầu tư cho một chỗ làm việc theo các dự án đoàn thể, hộ gia đình là 0,5-3 triệu đồng.
Ngày 14/7/1998, Chính phủ đã có quyết định 126/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 với tổng số vốn là 1250 tỷ đồng đẻe mỗi năm tạo thêm từ 1,3-1,4 triệu việc làm trên cả nước và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn lên 75% vào năm 2000.
+ Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc.
Chương trình 327 là một chủ trương lớn của nhà nước về trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc theo Chỉ thị 327/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn này được huy động từ ngân sách, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác với nước ngoài. Mục tiêu của Chương trình 327 gồm phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, định canh định cư người dân miền núi trên cơ sở xây dựng kinh tế nông-lâm kết hợp.
Với các mục tiêu này, nội dung hoạt động của chương trình gồm: (1) các dự án trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng ở quy mô 5000-10.000 ha. Các hộ gia đình được giao hoặc khoán diện tích rừng hoặc đất rừng để phát triển hoặc khoanh nuôi. (2) Các dự án chuyên về chăn nuôi, trong đó có nội dung giao đất
29
trồng cây thức ăn gia súc, cây công nghiệp dài ngày hoặc ngắn ngày, cây lương thực, làm kinh tế vườn. (3) Các dự án sử dụng bãi bồi, đất trống ven biển, mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô khoảng 700 ha để địa phương tự đầu tư hoặc giao cho các hộ gia đình tự làm.
Chương trình 327 đã tạo thêm việc làm cho 15 vạn hộ nghèo ở miền núi với 30 vạn lao động nông, lâm ngư. Đặc biệt, chương trình không những tạo thêm việc làm mà còn tạo ra những hộ sản xuất hàng hoá kiểu nông, lâm trại gia đình.
Tiếp theo chương trình 327, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng 1998- 2010. Nội dung chương trình là trồng mới 2 triệu ha rừng đặc dụng và phòng hộ, trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất để đến năm 2010 cả nước có 14,3 triệu ha rừng, trong đó rừng đặc dụng là 2,1 triệu ha; rừng phòng hộ là 6,4 triệu ha, rừng sản xuất là 5,8 triệu ha, đạt độ che phủ 43%, qua đó tạo thêm việc làm trong lâm nghiệp.
+ Chương trình 773:
Ngày 21/12/1994 Chính phủ ra quyết định 773/TTg về khai thác, sử dụng đât hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng, gọi là Chương trình 773. Mục đích chương trình 773 là khai thác sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, biển, trọng tâm là vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Hồng, vùng đầm phá ven biển miền Trung. Nội dung cụ thể của chương trình 773 tập trung bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ven biển, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Đảm bảo độ che phủ thực vật không thấp hơn 30% diện tích trong vùng dự án.
Chương trình 773 dự tính tới khoảng năm 2010 sẽ khai thác đưa vào sử dụng khoảng 1,279 triệu ha, trong đó hơn 1000 ha đất hoang, 143.000 ha mặt nước, 128.000 ha bãi cát, làm tăng thêm khoảng 10% diện tích đất canh tác, tạo việc làm ổn định cho hơn 1 triệu lao động và khoảng 2,5 triệu người ở các vùng nông thôn.
+ Chương trình đánh bắt cá xa bờ (theo Quyết định 393/TTg, ngày 9/6/1997
của Thủ tướng chính phủ): là một chủ trương lớn của Nhà nước, không chỉ nhằm
30
mục tiêu kinh tế, xã hội mà còn phục vụ nhu cầu an ninh, quốc phòng. Năm 1997, Nhà nước đã quyết định giành một khoản vốn ưu đãi 400 tỷ đồng để đầu tư đánh bắt cá xa bờ. Năm 1998 đã bố trí tiếp 500 tỷ đồng. Đến nay, đã có 26/30 tỉnh, Thành phố đã thực hiện được 209/236 dự án đóng tầu đánh bắt hải sản xa bờ. Đã đóng mới được 719 tầu(1998), nâng cấp hàng trăm tàu. Số tầu đã đưa vào sản xuất là 202 chiếc và 106 sắp hoàn thành. Số tiền đã giải ngân được hơn 257 tỷ đồng, chiếm hơn 80% tổng số tiền được duyệt vay trong dự án. Chương trình này không những đã tạo ra việc làm giá trị cao cho dân cư vùng ven biển mà còn khai thác một nguồn tài nguyên rất quý giá của đất nước cho tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Quỹ xoá đói giảm nghèo:
Khảo sát thực tiễn nông thôn cho thấy khoảng 43,6% hộ nông thôn nghèo do thiếu việc làm; 45,7% do thiếu kinh nghiệm sản xuất; 95,9% thiếu vốn sản xuất. Vì vậy, Chính phủ đã khuyến khích các địa phương lập Quỹ XĐGN gắn với các chương trình mục tiêu khác nhau nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho cư dân nông thôn.
Nguồn vốn này được trích từ ngân sách địa phương. Cụ thể là các địa phương trích 1-2% ngân sách hàng năm cho Quỹ này. Đến hết năm1996, nguồn này có khoảng 300 tỷ đồng. Ngoài ra còn có nguồn của các tổ chức đoàn thể, xã hội. Đến cuối năm 1996, nguồn này có được khoảng 302,4 tỷ đồng. Nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, Chính phủ nước ngoài đạt khoảng 107 tỷ đồng.
Nhờ những nỗ lực của các cấp, các ngành và của người dân, chương trình XĐGN đã góp phần vào thành quả chung về tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người nghèo trong xã hội. Trong cả nước năm 1992, tỷ lệ hộ nghèo đói tới 30% , nay giảm còn 17,4% (2,6 triệu hộ). Riêng hộ đói, đã giảm hơn 50%, từ 700.000 hộ xuống còn 340.000 hộ. Đặc biệt, ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ nghèo đói tới 39% năm 1992(khoảng 2,33 triệu hộ), nay còn 25,6% (khoảng 1,7 triệu hộ). Bình quân mỗi năm giảm 2,67%, cao hơn mức giảm bình quân cả nước 0,21%.
Như vậy, cùng với các tác động tích cực khác, các chương trình quốc gia trên đã góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn, giúp đông đảo các hộ và cá nhân ở nông thôn nâng cao thu nhập, tạo cơ sở tiếp tục phát triển kinh tế. Điều kiện cơ bản mà các chương trình quốc gia tạo ra cho người dân
31
nông thôn là sự tiếp cận ban đầu với nguồn vốn vay ưu đãi, tiếp thu kiến thức cơ bản qua tập huấn để phát triển kinh doanh tạo việc làm, thu nhập cho bản thân họ và lao động làm thêm. Phương thức chuyển tải vốn chủ yếu là thông qua các dự án và hỗ trợ trực tiếp để người dân tự tạo việc làm, tự giúp mình và giúp đỡ lẫn nhau.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và các cấp, các ngành, địa phương thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm chúng ta đã thu được kết quả đáng mừng:
32
Bảng 11: Lao động được giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm hàng năm 1996-2000 Vùng 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn thực hiện (Triệu đồng) Số LĐ được giải quyết việc làm (Người) Vốn thực hiện (Triệu đồng) Số LĐ được giải quyết việc làm (Người) Vốn thực hiện (Triệu đồng) Số LĐ được giải quyết việc làm (Người) Vốn thực hiện (Triệu đồng) Số LĐ được giải quyết việc làm (Người) Vốn thực hiện (Triệu đồng) Số LĐ được giải quyết việc làm (Người) Toàn quốc 452.846,0 236.145 356.972,1 210.893 395.008,4 209.727 521.332,0 253.657 661.435,0 296.147 Đồng bằng sông Hồng 77.047,6 34864 79271,2 59087 58430,2 38067 110146,0 68667 127909,3 73822 Đông Bắc 78391,0 32577 32164,6 29023 53356,8 34041 72708,0 42178 86603,1 44386 Tây Bắc 14438,5 6634 8562,5 3282 15852,8 5651 11479,0 6161 18445,6 4891 Bắc Trung Bộ 29918,9 26414 24074,5 14612 46164 27445 47688,0 17887 75132,9 32902 Duyên hải Nam Trung Bộ 30877,7 16625 19347,3 10272 28549,2 14551 35814,0 13586 76826,6 28967 Tây Nguyên 17216,2 9279 13813,1 9419 13912 3864 14050,0 5488 24445,4 7412 Đông Nam Bộ 105974,5 41615 97554,0 27181 98570,8 33820 119948,0 39687 135262,5 45592
98981,6 68137 82184,9 58017 80172,6 52288 109499,0 60003 116809,6 58175
Nguồn: Số liệu điều tra về Lao động-việc làm của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1996-2000
33
Từ bảng số liệu trên ta thấy năm 2000 nguồn vốn thực hiện đã tăng từ 452.846 triệu đồng lên 661.435 triệu đồng năm 1996 và do đó số lao động được giải quyết việc làm cũng tăng lên 60.022 người. Riêng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc và Đông Nam Bộ số lao động được giải quyết việc làm chiếm phần lớn so với cả nước. Ta có thể hiểu rằng lao động ở các vùng này khá đông, ở các vùng này lại có sự phát triển công nghiệp và dịch vụ cao so với cả nước do vậy vấn đề tạo việc làm ở đây thực sự cấp bách. Tuy nhiên, nguồn vốn ở các vùng này sử dụng chưa có hiệu quả. Vậy trong những năm tới, cần có những giải pháp để sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm một cách hiệu quả nhất.