Chưa có sản phẩm thay thế 0.01 03 0

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng công nghiệp nghi sơn tại thị trường phía nam đến năm 2015 (Trang 71)

D. Môi trường tự nhiên

8 Chưa có sản phẩm thay thế 0.01 03 0

Các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của Công ty XMNS đã được nhận diện trong quá trình phân tích môi trường bên ngoài và được lập thành danh mục trong phiếu ý kiến. Nó được gửi đến các chuyên gia trong ngành xi măng, bê tông nhằm tham khảo ý kiến, đánh giá mức độ quan trọng và phân loại cho các yếu tố. Từ sự đánh giá của các chuyên gia kết hợp với dự phân tích và tổng hợp của tác giả ta có bảng 2-17. Số điểm quan trọng tổng cộng là 2.838 cho thấy khả năng phản ứng của XMNS hơn mức trung bình trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và ứng phó hiệu quả mối đe dọa từ bên ngoài. Ma trận cho thấy các yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến dự thành công ngành xi măng là quan hệ ODA của nước liên doanh, nguồn nguyên liệu, các dự án lớn phía nam, khả năng phục hồi nền kinh tế VN, kinh tế thế giới, tốc độ tiêu thụ ngành xi măng, phản ứng trước việc bị cạnh tranh, phản ứng với sự mặc cả khách hàng.

Với mức phân loại 3 và 4 cho thấy các chiến lược của Công ty XMNS ứng phó hiệu quả, tận dụng thành công nhờ vào tìm nguồn nguyên liệu tốt, tận dụng đầu tư ODA Nhật Bản vào VN, phản ứng tốt với sự mặc cả khách hàng, tận dụng sự ổn định chính trị, sự phát triển kinh tế VN, đầu tư công nghệ hiện đại…

Tuy nhiên Công ty chưa có phản ứng tốt với yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm của thị trường. Vì vậy, trong quá trình xây dựng chiến lược Công ty cần chú ý nâng cao phản ứng tận dụng các cơ hội và hạn chế nguy cơ trên.

Qua việc phân tích môi trường kinh doanh của Công ty XMNS, những nguy cơ và cơ hội chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh được nhận diện như sau:

Nguy cơ:

1.Giảm nhu cầu xi măng trong ngắn hạn do khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến ngành xây dựng.

(GDP tăng chậm, FDI giảm, CPI cao, thắt chặt tiền tệ, hoãn dự án, bất động sản đóng băng, kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp...).

2.Tiêu thụ xi măng chậm do ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên (khan hiếm vật liệu) ảnh hưởng ngành xây dựng.

3.Chi phí đầu vào cao (do biến động giá và vùng nguyên liệu xa thị trường)

4.Xi măng trong nước không còn được bảo hộ trước XM ngoại (các nước dư thừa xi măng, thuế nhập khẩu giảm).

5.Nguy cơ đòi hỏi cải tiến đặc tính sản phẩm (đáp ứng yêu cầu tự nhiên phía nam) 6.Nguy cơ đòi hỏi công nghệ ngày càng hiện đại (đối thủ đuổi kịp).

7.Nguy cơ cường độ cạnh tranh tăng quyết liệt (về giá, phương thức bán hàng) do:

· Nguồn cung tăng nhanh, cung sắp vượt cầu (2010)

· Nhiều đối thủ tiềm năng (trong và ngoài nước).

· Đối thủ hiện tại mạnh, hội nhập theo ngành dọc (xây dựng nhà máy bê tông tươi) & sát nhập

· Quyền năng mặc cả khách hàng ngày càng lớn 8.Nguy cơ Nhà nước can thiệp về giá

9.Nguy cơ tăng chi phí đầu vào do nhà cung cấp độc quyền (điện, than, xăng dầu)

Cơ hội:

1.Nhu cầu XM công nghiệp trong dài hạn tăng do tiềm năng kinh tế VN và ngành xây dựng sớm hồi phục (GDP sớm hồi phục, dịch chuyển theo hướng CN hóa, thu nhập đầu người tăng, dân số đông, CPI đã được khống chế, xây dựng hồi phục nhờ gói kích cầu, niềm tin FDI trong dài hạn, tiềm năng thị trường bất động sản).

2.Cơ hội tiêu thụ nhiều xi măng công nghiệp do có nhiều dự án hạ tầng từ nguồn vốn ODA, nhất là ODA Nhật Bản.

3.Cơ hội tiêu thụ nhiều xi măng công nghiệp cho các dự án lớn phía nam (khu đô thị, cảng, mạng lưới giao thông) được chính phủ phê duyệt.

4.Cơ hội tiêu thụ nhiều xi măng công nghiệp do đặc điểm tự nhiên khu vực phía nam (xử lý nền đất yếu, xây cầu).

5.Cơ hội chính trị ổn định, thuận lợi đầu tư lâu dài. 6.Cơ hội cho XMNS do tâm lý chuộng hàng Nhật.

7.Tốc độ tiêu thụ ngành xi măng trong nước còn cao (trên 10%/năm). 8.Chất lượng xi măng được cải thiện làm tăng sức cạnh tranh khi hội nhập. 9.Chưa có sản phẩm thay thế (còn cơ hội phát triển sản phẩm xi măng)

Kết luận chương 2

Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang đối phó cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ngành xi măng Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển mạnh mẽ: cung đã vượt cầu, cạnh tranh khốc liệt. Việc phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh để nhận biết cơ hội, nguy cơ của môi trường, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để xây dựng chính lược là cần thiết.

Trong chương 2 đề tài đã tiến hành phân tích môi trường vĩ mô như kinh tế Việt Nam, quốc tế, pháp luật, chính trị… cùng môi trường vi mô như đối thủ cạnh tranh hiện tại, tiềm ẩn, khách hàng…để nhận ra nguy cơ và cơ hội. Những yếu tố bên trong doanh nghiệp như hoạt động sản xuất, phân phối, kinh doanh, khả năng tài chính, quản trị cũng được phân tích đánh giá để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu. Tất cả những yếu tố trên là cơ sở để xây dựng chiến lược ở chương 3.

Chương 3

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO XI MĂNGCÔNG NGHIỆP NGHI SƠN Ở THỊ TRƯỜNG PHÍA NAM

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng công nghiệp nghi sơn tại thị trường phía nam đến năm 2015 (Trang 71)