Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng công nghiệp nghi sơn tại thị trường phía nam đến năm 2015 (Trang 27)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG NGHI SƠN

2.2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Sau chín năm tham gia thị trường, XMNS đã trở thành thương hiệu nổi tiếng giữa một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Sản phẩm XMNS được sử dụng từ các công trình xây dựng dân dụng đến các dự án trọng điểm quốc gia như cầu Kiền (Hải Phòng), cầu Bãi Cháy (Hạ Long), hầm Hải Vân, nhà ga sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, thủy điện Đại Ninh (Lâm Đồng), cầu Cửa Lấp (Vũng Tàu), đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, đại lộ Đông Tây, cầu Thủ Thiêm, cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ, cảng quốc tế Cái Mép, Thị Vải, khu đô thị Phú Mỹ Hưng...và nhiều dự án lớn khác.

Bảng 2-1: Sản lượng tiêu thụ của XMNS và các loại xi măng trên toàn quốc.

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

SL Nghi Sơn bán ra

(triệu tấn) 2.0 2.1 2.2 2.1 2.3 2.4 2.5 2.6

SL toàn quốc tiêu

thụ (triệu tấn) 19.7 22.8 26.4 28.9 32.9 36.2 39.9 45.3

Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh công ty XMNS

Công ty nhanh chóng đạt công suất thiết kế 2,1 triệu tấn sau ba năm sản xuất (từ 2004) và vượt hẳn công suất thiết kế vào các năm tiếp theo. Với một dòng sản phẩm duy nhất PCB 40, công ty cung cấp dưới hai hình thức: xi măng công nghiệp (xi măng xá) và xi măng dân dụng (đóng bao 50 kg). Trong đó, xi măng công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.

Khu vực phía nam là thị trường trọng điểm, chiếm 48,3% tỷ trọng sản lượng bán hàng (2003) và tăng lên 63,4% trong năm 2008. Công ty XMNS trở thành nhà cung cấp xi măng công nghiệp hàng đầu ở thị trường phía nam khi thị phần lần lượt vượt qua các đối thủ lớn nhất trong ngành như Holcim, Chinfon, Hà Tiên …23

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 ngàn tấn Năm

Sản lượng tiêu thụkhu vực phía nam và toàn quốc

Khu vực phía nam Toàn quốc

Khu vực phía nam 1020 1080 1132 1200 1393 1595

Toàn quốc 2111 2198 2118 2271 2398 2515

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Hình 2-1: Phân bố sản lượng tiêu thụ XMNS qua các năm Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh công ty xi măng Nghi Sơn Một số đặc điểm nổi bật của XMNS:

· Vốn đầu tư lớn (620 triệu USD), công nghệ hiện đại nhất, hiệu quả nhất.

· Mỏ đá vôi tốt nhất, có trữ lượng lớn nhất ở VN và cả khu vực Đông Nam Á (khai thác 100 năm). Chất lượng sản phẩm cao, luôn ổn định (chỉ tiêu rất quan trọng).

· Thị trường tiêu thụ toàn quốc, phía nam là thị trường chính. Tập trung lớn mạnh ở phân khúc sản phẩm xi măng xá công nghiệp.

· Bán hàng qua hệ thống phân phối nhưng chăm sóc trực tiếp với khách hàng.

· Đội tàu biển chuyên dụng vận chuyển xi măng xá với công suất lớn nhất VN 33.000 tấn/lượt vận chuyển (năm 2008) và 60.000 tấn/lượt vào năm 2010.

2.3. Phân tích môi trường bên trong

23Khu vực thị trường phía nam của sản phẩm xi măng công nghiệp hiện nay được xác định gồm khu vực Tp.HCM, khu vực miền Đông: Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh, khu vực miền tây: Long An, Tiền HCM, khu vực miền Đông: Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh, khu vực miền tây: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang

2.3.1.Hoạt động sản xuất, phân phối

Năng lực hiện tại: Công ty XMNS có lợi thế nắm nguồn đá vôi trữ lượng lớn, chất lượng tốt nhất Đông Nam Á nên góp phần làm nên sản phẩm chất lượng cao. Công nghệ Nhật Bản hiện đại cùng kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn đa quốc gia lớn Taiheyo và Mitsubishi nên việc kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ cho ra sản phẩm có độ ổn định cao–yêu cầu quan trọng nhất trong ngành xi măng công nghiệp.

Trong những năm qua, Công ty luôn sản xuất vượt công suất thiết kế (2,3 triệu tấn/năm so với 2,1 triệu tấn/năm). Công ty cũng sử dụng nhà thầu phụ (cung cấp công nhân vận hành) rất hiệu quả.

Trong các hãng xi măng phía bắc tiêu thụ sản phẩm ở phía nam, Nghi Sơn có đội tàu chuyên dụng chở xi măng xá công suất lớn nhất. Các tàu lớn có ưu điểm vận chuyển số lượng nhiều, cung cấp ổn định, giảm thiểu được tác động bất lợi của thời tiết (có thể đi trong bão cấp 7 trở xuống). Vận chuyển công suất lớn còn làm giảm chi phí vận chuyển trên mỗi đầu tấn. Trong khi các hãng khác thuê tàu vận chuyển bắc nam với chi phí 300 – 350 nghìn đồng/tấn thì Nghi Sơn với chi phí chỉ khoảng 170 nghìn đồng/tấn (2008). Các hãng khác dùng tàu nhỏ 2-3 ngàn tấn vận chuyển clinker vào nghiền hoặc chuyển xi măng bao vào nam nên rất hạn chế.

Như vậy, Nghi Sơn có lợi thế về quy mô. Tuy nhiên, Công ty chỉ có một dòng sản phẩm duy nhất nên không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu về đặc tính xi măng.

Năng lực Nghi Sơn đến năm 2015: Năm 2009, XMNS tiến hành đóng hai tàu chuyên dụng trọng tải 14.500 tấn nhằm tăng cường đội tàu chuyên dụng cho Công ty lên 60 ngàn tấn/ vòng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển lớn vào miền nam.

Đầu năm 2010 dây chuyền sản xuất thứ 2 đi vào hoạt động nâng tổng công suất lên 4,3 triệu tấn/năm giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu hàng và đủ khả năng sản

xuất thêm các loại xi măng khác. Năm 2009, trạm nghiền Ninh Thủy được xây dựng với công suất 1 triệu tấn/năm cung cấp cho khu vực miền trung từ 2010. Trạm Hiệp Phước cũng xây thêm xi lô 30 ngàn tấn tăng khả năng tiếp nhận xi măng.

2.3.2.Hoạt động quản lý, lãnh đạo

Lãnh đạo Công ty có tầm nhìn chiến lược khi đầu tư vào Việt Nam từ năm 1995, chọn mỏ đá vôi tốt, trữ lượng lớn, chọn thị trường phía nam làm thị trường chính và đi đầu trong việc cung cấp xi măng công nghiệp. Lãnh đạo Công ty còn có quan hệ tốt với các cấp chính quyền và là hình mẫu trong mối quan hệ Việt – Nhật.

Mô hình quản lý gọn nhẹ (toàn bộ văn phòng phía nam có 36 nhân viên so với trung bình 90 người của các công ty xi măng khác). Cơ cấu tổ chức rõ ràng. Hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành nghiêm ngặt theo theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 và ISO 140011:2004 nên nhìn chung là hiệu quả, chặt chẽ. Tuy nhiên vì Liên doanh nên cơ chế cũng còn vài điểm chưa linh hoạt.

2.3.3.Hoạt động Kinh doanh

Công ty XMNS là một trong những hãng xi măng hiệu quả nhất trong các công ty xi măng nói chung và trong các liên doanh nói riêng.

Sau 3 năm đi vào hoạt động, XMNS đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Đến nay, Công ty XMNS đã vươn lên là nhà cung cấp hàng đầu phân khúc xi măng công nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng. Tại thị trường phía nam, Công ty XMNS là nhà cung cấp chủ yếu có mặt tại 80% các nhà máy sản xuất bê tông tươi, 95% các nhà máy bê tông đúc sẵn và tham gia hầu hết các dự án lớn phía nam. Ngay khi các hãng xi măng khác giảm sản lượng xi măng xá thì nhu cầu XMNS vẫn cao.

1189 89 19 81 23 77 28 72 36 64 39 61 47 53 55 45 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm

Tỉ trọng xi măng bao và xi măng công nghiệp (xá)

Xi măng xá (%) Xi măng bao (%)

Hình 2-2: Tỉ trọng xi măng bao và công nghiệp NS Nguồn: Phòng kinh doanh XMNS

Bảng 2-2: Sản lượng bán hàng xi măng công nghiệp các hãng tháng 10/2008

NSCC Holcim Hatien Chinfon Cam Pha Fico T ng

100,000 80,000 15,000 10,000 10,000 1,000 205,000

46% 37% 7% 5% 5% 0,48% 100%

Nguồn: Phòng kinh doanh XMNS

2.3.4.Hoạt động marketing.

Hoạt động marketing XMNS trong thời gian qua nhìn chung chưa rầm rộ. Một phần vì sản lượng dù đã chạy hết công suất dây chuyền 1 vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác, hoạt động marketing của Nghi Sơn không tập trung qua phương tiện truyền thông mà trực tiếp đến đối tượng khách hàng công nghiệp bằng việc xây dựng mối quan hệ với các nhân tố chủ chốt như ban giám đốc các công ty, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết kế, các kỹ sư - những người trực tiếp sử dụng và quyết định loại xi măng sử dụng thông qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi được đánh giá cao. Tuy vậy, chính sách bán hàng còn chưa linh hoạt lắm.

Bảng 2-3: Doanh thu và lợi nhuận của công ty XMNS qua các năm

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Doanh thu 90,11 93,08 98,56 106,78 114,55 156,54 169,64

Lợi nhuận 5,05 11,06 12 16,21 18 20 30

Nguồn: Phòng kế toán XMNS Đơn vị tính: Triệu USD

Tài chính mạnh vì đối tác liên doanh là những tập đoàn lớn. Giai đoạn 1, Công ty đầu tư 270 triệu USD. Giai đoạn 2 mở rộng dây chuyền sản xuất Công ty nâng tổng số vốn đầu tư lên 622 triệuUSD. Sau 3 năm đưa sản phẩm ra thị trường Công ty đã có lợi nhuận, đã trả lãi vay đúng hạn nên khả năng huy động vốn rất tốt.

2.3.6.Nguồn nhân sự & chính sách nguồn nhân lực

Do sử dụng nhà thầu cung cấp công nhân, Công ty chỉ có đội ngũ quản lý và kinh doanh khoảng 470 người từ bắc vào nam. Họ có trình độ cao, ý thức kỷ luật tốt, được đào tạo theo phong cách quản lý Nhật Bản. Công ty XMNS là một trong những công ty có nguồn nhân lực cao và ổn định nhất trong các hãng xi măng (dựa trên các tiêu chí về học vấn, kinh nghiệm, thời gian phục vụ, số nhân viên nghỉ việc…).

Công ty có chính sách chăm lo cho nhân viên tương đối tốt. Hằng năm Công ty có các chương trình nghỉ mát trong và ngoài nước cho cả gia đình công nhân viên, hỗ trợ hoạt động thể dục thể thao, hỗ trợ phương tiện đi lại, điều chỉnh tăng lương theo mức tăng chỉ số CPI. Tuy vậy, hệ thống lương chưa mang tính khuyến khích cao.

2.3.7.Hệ thống thông tin nội bộ:

Hiện nay Công ty áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, kênh thông tin nội bộ được thiết lập ở tất cả các cấp với những quy trình, qui định rõ ràng. Cùng với hệ thống website, Công ty còn có các kênh thông tin như thư viện online, websales. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo họp định kỳ đã kết nối được các cấp.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho xi măng công nghiệp nghi sơn tại thị trường phía nam đến năm 2015 (Trang 27)