Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Đông Đô (Trang 69)

Z, và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel 11 Nếu các mô hình cho điểm tín

3.3.1.Kiến nghị với chính phủ

Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo

Mặc dù luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý

chưa rõ ràng, đặc biệt là với quyền sử dụng đất dẫn gây nhiều tranh cãi cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện.

Tiến độ xử lý hồ sơ của TSĐB khi ngân hàng chuyển sang trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tư pháp còn quá chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí còn có nhiều trường hợp tồn đọng không xử lý được. Việc này do nhiều nguyên nhân, trong đó có, một nguyên nhân không thể không nhắc tới là do hoạt động của trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả. Ngoài ra khi xử lý TSĐB là quyền sử dụng đất TCTD phải xin phép ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép bán đấu giá, làm cho quy trình bán đấu giá càng mất nhiều thời gian, cụ thể:

15 ngày xin cơ quan có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản. 15 ngày thực hiện việc đăng ký bán đấu giá tài sản.

30 ngày niêm yết tài sản bán đấu giá.

60 ngày cho thời gian cấp giấy chứng nhận cho người mua tài sản.

Công tác thi hành án còn chậm. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng. Nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án với nhiều lý do khác nhau. Những trường hợp đó, ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành án làm việc lại với Tòa án. Thời gian chờ đợi này thường kéo dài hàng tháng thậm chí nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án.

NHTM với chức năng trung gian tài chính, luôn phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng là tất yếu. Việc áp dụng các giải pháp khai thác và thanh lý đối với các khoản nợ chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của ngân hàng lên khách hàng khi mọi việc đã rồi, vì thế ngân hàng luôn ở trạng thái bị động. Để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các TSĐB.

Hình thành thị trường mua bán nợ xấu của ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung là rất lớn. Điều đó cho thấy thị trường nợ tồn đọng đang rất tiềm năng và việc xử lý nợ tồn đọng là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Mặc dù vậy, việc mua bán nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam hầu như chưa có và nếu có thì diễn ra rất khó khăn. Cũng vì thế, các định chế nước ngoài rất ít hoặc chưa muốn tham gia vào lĩnh vực này do e ngại rủi ro khi mua tài sản nhưng về sau không bán được vì thế mà thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam chưa phát triển.

Vì vậy Chính Phủ cần đưa ra các cơ chế chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và các doanh

70

nghiệp. Chính Phủ cũng cần tạo điều kiện mở rộng các giao dịch thương phiếu và các công cụ thanh toán quốc tế khác để mở rộng phạm vi áp dụng và hiệu quả của các giao dịch mua bán nợ. Đối với các doanh nghiệp tham gia vào thị trường mua bán nợ: Khi thực hiện mua bán các khoản nợ cần phải đặt ra nhiều tiêu chí để đảm bảo thực hiện mua bán nợ thành công, như phải chủ động tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp và chủ nợ; doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và có thể phát triển hiệu quả nếu được hỗ trợ giải quyết những khó khăn tạm thời đang gặp phải; bản thân doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ nợ sẵn sàng hợp tác trong việc áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm xử lý khó khăn trước mắt để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP BIDV - Chi nhánh Đông Đô (Trang 69)