Z, và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel 11 Nếu các mô hình cho điểm tín
2.3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ còn cao.Tỷ lệ nợ xấu của BIDV-Đông Đô 2012 là cao nhất, nguyên nhân là do tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn cao nhưng nợ nhóm 4 và nhòm 5 tương đối thấp. Đáng chú ý là năm 2011, nợ nhóm 4 và nhóm 5 khá cao, nguyên nhân là do tính hình kinh tế năm 2011 gặp khá nhiều khó khăn đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV-Đông Đô nói riêng.
Thứ hai, các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV-Đông Đô còn mang tính chất định tính, chỉ có phương pháp “ chấm điểm tín dụng” là mang tính chất định lượng. Tuy nhiên hệ thống chấm điểm tín dụng của BIDV còn có nhiều yếu tố “động”, có xu hướng biến động nhiều trong thực tế
Bộ máy quản trị điều hành hoạt động còn chưa hiệu quả, cơ cấu tổ chức và bộ máy của BIDV-Đông Đô không cho phép HĐQT mạo hiểm tăng lợi nhuận lên quá cao bởi như thế sẽ buộc phải tăng huy động, tăng dư nợ tín dụng, trong lúc cơ cấu tổ chức bộ máy không theo kịp thì nợ quá hạn, nợ xấu sẽ tăng dần lên. Cơ cấu bộ máy có hạn chế dẫn đến QTRRTD và rủi ro đạo đức chưa được tốt.
Kiểm tra- kiểm soát nội bộ hoạt động chưa hiệu quả: Công việc kiểm tra nội bộ của BIDV-Đông Đô hầu như chỉ tồn tại trên hình thức và chưa phát huy đúng chức năng nhiệm vụ của mình
Công tác thẩm định sau cho vay còn nhiều hạn chế: ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.
Thứ ba,về cơ cấu tổ chức của bộ phận xử lý nợ xấu: Bộ phận xử lý nợ quá hạn, nợ xấu chuyên biệt là Bộ phận xử lý nợ thuộc Phòng Pháp chế và xử lý nợ xấu chỉ có ở Hội sở, chi nhánh Hà Nội và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Muốn đưa hồ sơ chuyển cho phòng Pháp chế và xử lý nợ thì phải có sự phê duyệt của ban Tổng Giám đốc. Với mật độ và cơ chế như vậy thì nợ xấu vẫn chưa được xử lý một cách nhanh chóng và dứt điểm, nợ xấu được xử lý ở mỗi chi nhánh là chính mà chủ yếu nhiệm vụ vẫn thuộc về cán bộ tín dụng làm giảm hiệu quả của tính chuyên môn hóa trong công
tác xử lý nợ xấu và làm mất tập trung nguồn lực để phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Thứ tư,về công tác đánh giá nợ xấu: Trên cơ sở nợ nói chung và nợ xấu nói riêng được Ngân hàng phân chia theo điều 6 của Quyết định 493, việc phân loại nợ định lượng đơn thuần dựa trên dữ liệu khoản nợ tại thời điểm đánh giá và chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn và số lần cơ cấu của khoản nợ như vậy sẽ phân loại không sát với mức độ rủi ro của khoản nợ. Nếu phân loại theo phương pháp định tính có thể khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng gấp 2-3 lần so với cách phân loại định lượng chỉ dựa vào thời gian quá hạn của khoản vay. Đặc biệt khi những biến động bất lợi của kinh tế trong năm 2011 có ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đến kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng thông qua các chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thứ năm,về các biện pháp xử lý nợ xấu: các biện pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng còn hạn chế, việc bán nợ trên thị trường cũng không chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu là khai thác TSBĐ nhưng với quy trình xử lý nợ bằng khai thác, phát mại TSBĐ tốn rất nhiều thời gian và công sức, làm giảm sự chuyên môn hóa trong kinh doanh ngân hàng.