Dịch vụ cho YTDP

Một phần của tài liệu các nguyên tắc trong quản lí dịch vụ y tế (Trang 25)

Chương trình YTDP đã và đang được triển khai thành công ở nước ta hiện nay là: chương trình TCMR phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em dưới 5 tuổi. Tính hiệu lực cũng được biểu hiện rất chặt chẽ trong chương trình này, cụ thể là: năm 1985, Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình TCMR trên toàn quốc với 6 bệnh phổ biến và nguy hiểm là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi. Đáng ghi nhận là đến nay Việt Nam đã thanh toán được bệnh đậu mùa, bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và đang tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012. Ngoài ra, một số vac xin được đưa vào danh sách các vac xin TCMR và đã thành công đáng kể: vắc xin viêm gan B (năm 1997), vắc xin Hib (năm 2010) và vắc xin được dùng cho trẻ trên 1 tuổi là vắc xin viêm não Nhật Bản, tả, thương

hàn.Trong suốt 25 năm qua, dưới sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, đoàn thể xã hội, sự hỗ trợ của chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế, chương trình TCMR được triển khai trên cả nước với hơn 90% số trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng. Bằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Nhiều bệnh không có ca tử vong nào từ sau năm 2005. Việt Nam đã đạt được các mục tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005. Tỷ lệ mắc các bệnh trong chương trình tiêm chủng như bệnh ho gà, bạch hầu, sởi giảm rõ rệt. So sánh giữa năm 1985, năm bắt đầu triển khai TCMR và năm 2009, tỷ lệ mắc ho gà giảm 543 lần, bạch hầu giảm 433 lần, uốn ván sơ sinh giảm 69 lần… Đây là một

trong những thành tựu quan trọng nhất của ngành y tế Việt Nam những năm qua, đã được GAVI (Liên minh vắc xin và tiêm chủng toàn cầu) ghi nhận. [37]

Mặc dù vậy, hiệu lực của chương trình TCMR ở nước ta đang gặp phải nhiều trở ngại, do địa hình miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa cao, do khó khăn về mặt địa lý, kinh tế, xã hội; thiếu cán bộ YTDP tuyến huyện, xã; ngân sách nhà nước đầu tư cho TCMR mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu; nhiều bệnh dịch nguy hiểm chưa có vắc xin hoặc chưa được đưa vào chương trình TCMR...

Để giải quyết những vấn đề trên: trước tiên cần có sự quản lý chỉ đạo chặt chẽ từ ngành y tế trong công tác phân bổ nguồn lực, kinh phí cho những vùng xa xôi, hẻo lánh, đồng thời tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí để đáp ứng cho toàn bộ những đối tượng có nhu cầu. Chú trọng công tác đào tạo và tập trung nghiên cứu bào chế ra các loại vac xin mới đáp ứng với những nhu cầu mới và tình hình dịch bệnh với những diễn biến phức tạp đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ..

Nói tóm lại, tính hiệu lực trong cung cấp dich vụ y tế ở công tác KCB và dịch vụ YTDP về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu KCB , chăm sóc sức khỏe của người dân, giúp hồi phục sức khỏe nâng cao chất lượng cuộc sống, và kéo dài cuộc sống cho hàng nghìn người dân, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu các nguyên tắc trong quản lí dịch vụ y tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w