Sinh trưởng tương đối

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con giai đoạn theo mẹ, nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 53)

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ tăng khối lượng trong một thời gian so với trung bình khối lượng của cơ thể gia súc. Kết quả sinh trưởng tương đối

Bảng 2.5: Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%) Giai đoạn

(ngày tuổi) Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

Sơ sinh - 7 58,15 59,69 60,63

7 - 14 58,98 54,52 54,96

14 - 21 26,71 29,51 28,02

Qua kết quả trình bày trong bảng 2.5 cho thấy: Trong các giai đoạn từ

sơ sinh đến 7 ngày tuổi, giai đoạn 7 đến 14 ngày tuổi và giai đoạn 14 đến 21 ngày tuổi sinh trưởng tương đối của lợn con ở cả 3 lô có xu hướng giảm. Giữa hai lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự chênh lệch nhau ở từng giai

đoạn tuổi. Giai đoạn từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi và giai đoạn 7 đến 14 ngày tuổi, sinh trưởng tương đối của lợn con hai lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng. Đến giai đoạn từ 14 đến 21 ngày tuổi sinh trưởng tương đối của 2 lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng.

Như vậy, việc bổ sung chế phẩm Pharselenzym đã giúp lợn con ở hai lô thí nghiệm có khả năng hấp thu thức ăn tốt hơn nên khả năng sinh trưởng nhanh hơn lô đối chứng.

Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm được minh họa qua hình 2.3.

Hình 2.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm (%)

0 10 20 30 40 50 60 70 Sơ sinh – 7 7 – 14 14 – 21 Ngày tuổi % Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

2.4.3. nh hưởng ca chế phm sinh hc Pharselenzym đến kh năng kháng bnh ca ln con thí nghim

Bảng 2.6: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con

TT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1 Số lợn theo dõi Con 35 37 33

2 Thời gian an toàn Ngày 15,4 20,24 17,3 3 Số lợn mắc bệnh lần 1 Con 14 2 6 4 Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 % 40 5,41 16,66 5 Số ngày điều trị lần 1 Ngày 3,5 2 2 6 Số lợn tái phát Con 9 0 2 7 Tỷ lệ tái phát % 64,28 0 33,33 8 Số ngày điều trị lần 2 Ngày 3 0 1,5 9 Tỷ lệ khỏi sau 2 lần điều trị % 100 100 100 Qua bảng 2.6 cho ta thấy:

Thời gian an toàn của lợn con ở 3 lô có sự khác nhau. Trong khi lô thí nghiệm 1 có thời gian an toàn là 20,24 ngày thì lô đối chứng có thời gian an toàn 15,4 ngày và lô thí nghiệm 2 có thời gian an toàn 17,3 ngày. Như vậy, lợn con ở 2 lô thí nghiệm được bảo hộ cao hơn so với lô đối chứng.

Số lợn con mắc bệnh phân trắng lần 1 ở lô đối chứng 14 con, tỷ lệ mắc bệnh lần 1 là 40%, còn lô thí nghiệm 2 có 6 con, tỷ lệ mắc bệnh là 16,66%,trong khi ở lô thí nghiệm 1 có 2 con, tỷ lệ mắc bệnh là 5,41 %. Số lợn con tái phát ở lô lô đối chứng là 9 con, tỷ lệ tái phát là 64,28% còn lô thí nghiệm 2 có 2 con tái phát, tỷ lệ tái phát là 33,33%. Như vậy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở lô

đối chứng cao hơn lô thí nghiệm là 31,05%. Điều này cho thấy lô thí nghiệm

được bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym có tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn lô đối chứng. Chứng tỏ nhân tố thí nghiệm đã có tác động làm cho lợn con có sức đề kháng mạnh nên có khả năng chống đỡ được những nhân tố gây bệnh, do vậy giảm được chi phí thuốc thú y, giảm tỷ lệ còi cọc ở lợn con.

Lợn con bị mắc bệnh phân trắng được điều trị bằng thuốc Ampi- colistin. Thời gian điều trị lần 1 ở lô đối chứng là 3,5 ngày, ở lô thí nghiệm 2 là 2 ngày, ở lô thí nghiệm 1 là 2 ngày. Thời gian điều trị trung bình lần 2 ở lô

đối chứng là 3,25 ngày, lô thí nghiệm 2 là 1,75 ngày. Qua 2 lần điều trị số lợn con mắc bệnh phân trắng được điều trị khỏi 100%.

Kết luận: Từ số liệu trên, một lần nữa ta khẳng định rằng việc bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym không chỉ ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn có ảnh hưởng tốt tới khả năng kháng bệnh phân trắng, thời gian điều trị

và khả năng phục hồi cơ thể cho lợn con.

Bảng 2.7: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Phar-selenzym đến khả

năng phòng và trị bệnh đường hô hấp ở lợn con thí nghiệm TT Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1 Số lợn theo dõi Con 35 37 33

2 Thời gian an toàn Ngày 20,17 20,62 20,57 3 Số lợn mắc bệnh lần 1 Con 2 1 1 4 Tỷ lệ mắc bệnh lần 1 % 5,71 2,77 2,77 5 Số ngày điều trị lần 1 Ngày 3 2 2 6 Số lợn tái phát Con 2 0 0 7 Tỷ lệ tái phát % 100 0 0 8 Số ngày điều trị lần 2 Ngày 3 0 0 9 Thời gian điều trị TB Ngày 3 1 1 10 Tỷ lệ khỏi bệnh % 100 100 100 Qua bảng 2.7 cho ta thấy:

Thời gian an toàn của lợn con ở 3 lô có sự khác nhau. Trong khi lô thí nghiệm 1 có thời gian an toàn là 20,62 ngày và lô thí nghiệm 2 có thời gian an toàn là 20,57 ngày thì lô đối chứng có thời gian an toàn 20,17 ngày. Như vậy, lợn con ở lô thí nghiệm 1 được bảo hộ cao hơn lô thí nghiệm 2, và ở cả 2 lô thí nghiệm đều cao so với lô đối chứng.

Số lợn con mắc bệnh đường hô hấp lần 1 ở lô đối chứng 2 con, tỷ lệ

mắc bệnh lần 1 là 5,71%; lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 có 1 con mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh đều là 2,77%.

Số lợn con tái phát ở lô đối chứng là 2 con, tỷ lệ tái phát là 100%; lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 không có lợn con nào tái phát. Như vậy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh đường hô hấp ở lô đối chứng cao hơn ở cả 2 lô thí nghiệm. Điều này cho thấy lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym có tỷ

lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thấp hơn lô đối chứng. Chứng tỏ nhân tố thí nghiệm đã có tác động làm cho lợn con có sức đề kháng mạnh nên có khả

năng chống đỡ được những nhân tố gây bệnh. Do vậy, giảm được chi phí thuốc thú y, giảm tỷ lệ còi cọc ở lợn con.

Lợn con bị mắc bệnh đường hô hấp được điều trị bằng thuốc Vetrimoxin và Tylogenta. Thời gian điều trị trung bình lần 1 ở lô đối chứng là 3 ngày, ở lô thí nghiệm là 2 ngày. Thời gian điều trị trung bình lần 2 ở lô đối chứng là 3 ngày, ở 2 lô thí nghiệm do lợn con được điều trị khỏi hoàn toàn sau khi mắc bệnh nên không thấy con nào có biểu hiện tái phát bệnh. Qua 2 lần điều trị những lợn con mắc bệnh đường hô hấp được điều trị khỏi 100%.

Kết luận: Việc bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym ảnh hưởng tốt tới khả năng kháng bệnh đường hô hấp, thời gian điều trị và khả năng phục hồi cơ thể cho lợn con.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con giai đoạn theo mẹ, nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)