Sinh trưởng tích lũ y

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con giai đoạn theo mẹ, nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 50)

Sinh trưởng tích luỹ hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là một chỉ

tiêu phản ánh sức sản xuất của vật nuôi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm. Khối lượng cơ thể lợn con qua từng giai đoạn là tiêu chuẩn đểđánh giá khả năng sinh trưởng của đàn lợn.

Để biết được tác dụng của chế phẩm sinh học Pharselenzym tới khả

năng sinh trưởng của lợn, chúng tôi tiến hành cân lợn con ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng vào các thời điểm: Sơ sinh, 7, 14, 21 ngày tuổi. Đảm bảo

nguyên tắc cùng một người cân, cùng một loại cân và cân vào các buổi sáng. Kết quảđược trình bày tại bảng 2.3.

Bảng 2.3: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân (kg/con)

Ngày

tuổi

Lô ĐC (n= 35) Lô TN1 (n=37) Lô TN2 (n=33)

P x m X ± Cv (%) X ±mx Cv (%) X ±mx Cv (%) Sơ sinh 1,41a±0,03 10,47 1,52b±0,03 13,43 1,46c±0,03 12,84 0,036 7 2,57a±0,04 8,43 2,82b±0,04 8,47 2,70c±0,04 9,54 0,000 14 4,72a±0,05 5,90 4,93b±0,03 4,40 4,75c±0,04 5,13 0,001 21 6,17a±0,06 5,35 6,63b±0,05 4,15 6,30c±0,07 6,15 0,000 So sánh % 100 107,5 102,1

(Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác rõ rệt, với P<0,05).

Kết quả ở bảng 2.3 cho ta thấy: Khối lượng của lợn con tăng dần qua các giai đoạn, phản ánh đúng quy luật sinh trưởng tích luỹ của lợn trong giai đoạn sinh trưởng (hình 2.1). Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của lợn con ở 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng là không đều. Ở lô thí nghiệm 1, lợn nái được bổ sung selen vào thức ăn cao hơn các lô khác nên lợn con sơ sinh ở lô thí nghiệm 1 có khối lượng cao hơn so với lô thí nghiệm 2 và lô đối chứng, chênh lệch trung bình giữa lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 và lô đối chứng lần lượt là 50 g/con, 110 g/con (P<0,05). Đến thời điểm 21 ngày tuổi thì khối lượng trung bình ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Lô

đối chứng có khối lượng trung bình là 6,17 kg, lô thí nghiệm 1 là 6,63 kg và lô thí nghiệm 2 là 6,30 kg. Điều này chứng tỏ khối lượng lợn con phụ thuộc rất lớn vào lượng sữa của con mẹ và hoạt động chuyển hoá của lợn con.

Như vậy, khi bổ sung chế phẩm Pharselenzym vào khẩu phần ăn của lợn nái có chửa 100 ngày trước khi đẻ có ảnh hưởng đến sinh trưởng tích lũy của lợn con. Nếu coi khối lượng trung bình của lợn con ở lô đối chứng là 100% thì khối lượng trung bình ở lô thí nghiệm 1 thấp đạt 107,5 % và lô đối

0 1 2 3 4 5 6 7 Sơ sinh 7 14 21 Ngày tuổi K g /c o n Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

Hình 2.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm (kg/con)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con giai đoạn theo mẹ, nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)