lợn nái thí nghiệm
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Pharselenzym đến một số
chỉ tiêu sinh sản của lợn nái thí nghiệm Chỉ tiêu ĐVT Lô ĐC (n=3) Lô TN1 (n=3) Lô TN2 (n=3)
Số con sơ sinh/ổ Con 36 37 34
Số con để nuôi/ổ Con 35 37 33
KL lợn sơ sinh/ổ Kg 16,47 18,77 15,90 KL lợn sơ sinh/con Kg 1,41a ±0,03 1,52b±0,03 1,45c±0,03 Khối lượng lợn 21 ngày tuổi/ổ Kg 72 81,80 69,30 KL lợn 21 ngày tuổi/con Kg 6,17a±0,06 6,63b±0,05 6,30c±0,07 Tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục % 0 0 0 Thời gian động dục trở lại sau cai sữa Ngày 6 4 4,5 Tỷ lệ phối giống đạt % 100 100 100
(Ghi chú: Theo hàng ngang cùng chỉ tiêu các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê, với P<0,05)
Bảng 2.2 cho ta thấy: Khối lượng lợn con sơ sinh trung bình ở lô đối chứng là 1,41 kg còn ở lô thí nghiệm 1 là 1,52 kg và lô thí nghiệm 2 là 1,45 kg. Khối lượng lợn con sơ sinh trung bình ở lô đối chứng là thấp hơn lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 110 g và 40 g. Điều đó chứng tỏ rằng, chế phẩm sinh học Pharselenzym có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của bào thai.
Mặt khác, khối lượng lợn con 21 ngày tuổi/con: Ở lô đối chứng là 6,17 kg, ở lô thí nghiệm 1 khối lượng lợn con 21 ngày tuổi/con là 6,63 kg và ở lô thí nghiệm 2 là 6,30 kg. Như vậy, khối lượng lợn con 21 ngày tuổi/con của lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 cao hơn lô đối chứng lần lượt là 7,5% và 2,1% (Sự sai khác có ý nghĩa thống kê, P<0,05 Hơn nữa, thời gian động dục trở lại trung bình của lợn nái lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2
có sự khác nhau. Thời gian động dục trở lại trung bình của lợn nái lô đối chứng muộn hơn lợn nái lô thí nghiệm 1 là 2 ngày và lô thí nghiệm 2 là 1,5 ngày. Kết quả này cho thấy, tỷ lệ hao mòn của lợn nái ở lô đối chứng cao hơn, khả năng phục hồi cơ thể sau giai đoạn nuôi con lâu hơn lợn nái ở 2 lô thí nghiệm. Do vậy, khoảng cách giữa các lứa đẻ của lô thí nghiệm sẽ được rút ngắn hơn so với lô đối chứng nên số lứa đẻ/nái/năm sẽ cao hơn. Điều này cho thấy, chế phẩm sinh học Pharselenzym có tác dụng nâng cao chức năng sinh sản, nhanh phục hồi đường sinh dục, từđó tăng sức sản xuất của lợn nái. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Piat Kopski (1979) [32], khi con vật có chửa hàm lượng selen giảm nhiều trong máu, sau đó là trong gan, tình trạng này làm giảm sức chống đỡ của cơ thể đối với bệnh tật. Trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, rất cần cho thêm selen vào khẩu phần ăn của súc vật có chửa.
Tỷ lệ phối đạt của các lợn nái trong cả 3 lô là 100% ở lần phối giống
đầu tiên.
Kết luận: Việc bổ sung chế phẩm sinh học Pharselenzym có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của bào thai, tăng khối lượng sơ sinh trên ổ, nâng cao sản lượng sữa của lợn nái, tăng khối lượng lợn con cai sữa trên ổ. Ngoài ra còn rút ngắn được thời gian động dục trở lại của lợn nái, tăng được số lứa
đẻ trên năm, nâng cao được sức sản xuất của lợn nái và tăng sức chống đỡ của lợn nái đối với bệnh tật.