Các đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuỷ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG TRIỀU CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 38)

nông

Đổi mới công tác tổ chức và hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực quản lý công trình thuỷ lợi đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cần phải giải quyết. Theo xu thế chung đó, thể chế tổ chức và hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông cũng đang từng bước được hoàn thiện nhằm giúp cho các Doanh nghiệp thuỷ nông tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường nhằm mục đích phục vụ nông nghiệp và dân sinh góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đã là thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên đổi mới và

hoàn thiện cơ chế hoạt động cho các Doanh nghiệp thuỷ nông (trong đó có cơ chế khoán) là một vấn đề không đơn giản vì nhiều lý do xuất phát từ các đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp thuỷ nông và các đặc thù của dịch vụ tưới, tiêu so với các dịch vụ cạnh tranh khác, cụ thể là:

2.2.1.1. Hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông đan xen giữa tính

kinh tế và tính xã hội (cung cấp dịch vụ công ích).

Doanh nghiệp thuỷ nông là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và cung cấp dịch vụ công ích (dịch vụ tưới, tiêu) với tính chất hoạt động phức tạp, không đơn thuần như các doanh nghiệp công ích cung cấp dịch vụ công cộng khác như văn hoá, y tế, vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng… vì nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội.

Cùng trong một hệ thống thuỷ lợi nhưng khi các Doanh nghiệp thuỷ nông cung

cấp nước cho mục đích sản xuất kinh doanh (ngoài lĩnh vực tưới tiêu phục vụ nông

nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội) thì hoạt động đó đơn thuần mang tính kinh tế, khi

đó căn cứ mục tiêu hiệu quả kinh tế để quyết định phạm vi, quy mô, chi phí và giá thành… Nhưng khi các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp dịch vụ nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế-xã hội thì bên cạnh tính hiệu quả kinh tế đơn thuần còn phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội, dịch vụ thuỷ nông khi đó vừamang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Những năm xảy ra úng hạn, hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông gần như hoàn toàn vì mục tiêu chính trị - xã

hội nên các cấp chính quyền thường can thiệp vào cả việc điều hành kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp, đây chính là đặc thù khác biệt trong tổ chức quản lý sản xuất của Doanh nghiệp thuỷ nông so với các Doanh nghiệp cạnh tranh khác.

2.2.1.2. Công trình thuỷ nông có giá trị rất lớn, phân bố dàn trải trên địa bàn rộng,

khó quản lý

Tài sản của Doanh nghiệp thuỷ nông chủ yếu là vốn cố định do Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình và bàn giao lại cho các công ty thuỷ nông quản lý. Công trình giá trị lớn nằm dàn trải trên địa bàn rộng nên khó khăn trong tổ chức

quản lý bảo vệ. Hệ thống công trình thuỷ lợi chịu tác động rất lớn từ các điều kiện thời tiết, thiên tai, do đó chất lượng và tuổi thọ của công trình sẽ bị xuống cấp rất nhanh nếu như không có cơ chế gắn trách nhiệm của công nhân trực tiếp vận hành với chất lượng và tuổi thọ của công trình.

2.2.1.3. Sản phẩm của Doanh nghiệp thuỷ nông là sản phẩm hàng hoá đặc biệt với

nhiều tính chất đặc thù

Sản phẩm, dịch vụ mà các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp cho người sử dụng chủ yếu là dịch vụ tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷsản và cho sinh hoạt. Dịch vụ tưới, tiêu nước do các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp là một loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt với nhiều tính chất đặc thù khác với các loại hàng hoá khác. Tuỳ theo hình thức sản xuất và mục đích sử dụng mà hàng hoá thể hiện các tính chất riêng biệt của nó, có khi là hàng hoá cá nhân, có khi lại là hàng hoá, dịch vụ công ích.

Một tính chất đặc biệt nữa của dịch vụ tưới, tiêu nước là tính độc quyền tự nhiên, do phân bố theo tự nhiên của nguồn nước mà không ai có thể dễ dàng gia

nhập hoặc rút lui khỏi thị trường này.

Vì mục tiêu xã hội và để bảo đảm hiệu quả kinh tế chung, đặc biệt để bảo đảm tính công bằng trong sử dụng nguồn lực, Nhà nước phải cung cấp giá thấp cho một số lĩnh vực và đối tượng hưởng lợi. Khi cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, Nhà nước thường cung cấp với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất nhằm hỗ trợ cho nông dân, nhưng khi cung cấp cho mục tiêu sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận khác như công nghiệp và dịch vụ thì phải tuân thủ nguyên tắc là “lấy

thu bù chi và có lãi”.

Tóm lại, với các đặc trưng trên mà nước là một loại hàng hoá đặc biệt, xác định rõ bản chất của dịch vụ tưới, tiêu mới có thể nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý phù hợp áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp thuỷ nông.

2.2.1.4. Lao động trong công tác quản lý thuỷ nông được bố trí dàn trải trên địa bàn rộng và hoạt động mang tính thời vụ nên khó quản lý theo kiểu giờ hành chính

Tổ chức quản lý sản xuất ở các hệ thống thuỷ nông khác với các lĩnh vực sản xuất khác, công nhân sản xuất được bố trí dàn trải trên một địa bàn khá rộng theo hệ thống công trình và hệ thống kênh mương nên việc sắp xếp lao động, theo dõi giám sát đánh giá kết quả công việc của từng người, từng tổ là hết sức khó khăn.

Mặt khác lao động trong các Doanh nghiệp thuỷ nông lại mang tính thời vụ theo mùa vụ sản xuất nông nghiệp, vào các vụ tưới, tiêu gần như công nhân phải làm việc suốt cả 3 ca vẫn không đủ lao động nhưng khi nông nhàn lại dư thừa lao động, công tác tổ chức quản lý, sắp xếp, điều phối lao động là những vấn đề nan giải và thường khó tránh khỏi sự lãng phí lao động. Do đó cần có cơ chế quản lý lao động phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông và nâng cao thu nhập cho người lao động trong các Doanh nghiệp thuỷ nông, bởi vậy cơ chế khoán rất có tính khả thi áp dụng trong các Doanh nghiệp thuỷ nông.

2.2.1.5. Về công tác tổ chức và quản lý sản xuất luôn phụ thuộc vào thời tiết

Do phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết nên việc xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính và nhân lực, kế hoạch tu sửa công trình… không ổn định và thường xuyên phải điều chỉnh thay đổi bổ sung do đó công tác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm chỉ mang tính định hướng và không sát với thực tế nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản xuất.

Công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông cũng đòi hỏi phải có các cơ chế đặc thù thích hợp mới có thể áp dụng và phát huy hiệu quả trên thực tế. Bởi vậy việc nghiên cứu và áp dụng các chính sách trong đó có chính sách khoán đối với các Doanh nghiệp thuỷ nông cần phải kết hợp giữa cơ sở khoa học về khoán và các đặc thù trong thực tế hoạt động sản xuất của từng Doanh nghiệp thuỷ nông nhằm xây dựng được cơ chế khoán, mức khoán phù hợp đối với từng Doanh nghiệp thuỷ nông giúp cho các Doanh nghiệp hoàn thành nhiệm

vụ và cải thiện tình hình tài chính trong sản xuất, đồng thời cũng tạo động lực kinh tế để cán bộ công nhân viên ngành thuỷ nông pháthuy khả năng trong lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập bản thân và tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG TRIỀU CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 38)