Tình hình áp dụng định mức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG TRIỀU CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 31)

Theo số liệu điều tra, tính đến thời điểm hiện nay hầu hết các đơn vị mới áp dụng định mức cho công tác lập kế hoạch và thanh quyết toán các khoản mục chi phí. Công tác quản lý áp dụng hình thức giao khoán trên cơ sở định mức cũng đã được thực hiện ở một số đơn vị. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng công tác khoán còn hạn chếở một hoặc hai khoản mục chi phí như chi phí tiền lương hoặc chi phí điện

năng.

Một số đơn vị làm tốt công tác khoán đã thực hiện khoán nhiều khoản mục chi phí. Ví dụ, tỉnh Hải Dương đã thực hiện khoán 5 khoản mục: chi phí tiền lương, chi phí tiêu hao điện năng tưới tiêu, chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí

vật tư nguyên nhiên liệu cho công tác vận hành bảo dưỡng máy móc thiết bị, và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Công ty thuỷ nông Sông Chu (tỉnh Thanh Hoá), Công ty khai thác CTTL

Đông Anh (Hà Nội) đã thực hiện khoán chi phí tiền lương, chi phí điện năng cho

các xí nghiệp, cụm trạm quản lý trong nhiều năm qua.

Qua phân tích số liệu điều tra khảo sát về thực hiện khoán chi phí ở một số địa phương cho thấy sau khi hệ thống định mức được xây dựng và áp dụng cơ chế giao khoán đến nhóm và người lao động, kết quả quản lý khai thác đạt được rất

đáng khích lệ. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao, hệ thống công

trình được vận hành bảo dưỡng tốt hơn, giảm ngân sách cấp bù hàng năm, giảm bộ

máy quản lý và tăng thu nhập cho người lao động.

Tóm lại, công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL trong cả nước đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ. Việc áp dụng

định mức KTKT trong công tác quản lý, khai thác CTTL đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công trình. Các công trình có điều kiện mở rộng diện tích phục vụ, tiết kiệm nước và điện năng tiêu thụ. Sau khi triển khai áp dụng, có nhiều đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đó nâng cao được đời sống cho người lao động,

giảm bớt được một số khó khăn và đáp ứng tương đối kịp thời cho công ty trong việc phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên trên thực tế công tác xây dựng và áp dụng định mức vẫn còn nhiều hạn chế cả về phạm vi và mức độ. Một nguyên nhân chính của hạn chế đó là Bộ

NN&PTNT chưa ban hành hướng dẫn vềquy trình và phương pháp lập định mức để các đơn vị làm căn cứ cho quá trình xây dựng và áp dụng định mức. Việc nghiên cứu xây dựng quy trình và phương pháp lập định mức KTKT chuẩn sẽlà cơ sở để các địa phương cũng như các đơn vị thực hiện công tác xây dựng và áp dụng định mức được tốt hơn.

Kết luận chương 1

Công tác xây dựng và áp dụng định mức KTKT trong quản lý khai thác CTTL trong cả nước đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ. Việc áp dụng định mức KTKT trong công tác quản lý, khai thác CTTL đã góp phần nâng cao hiệu quả

quản lý công trình. Các công trình có điều kiện mở rộng diện tích phục vụ, tiết kiệm

nước và điện năng tiêu thụ. Sau khi triển khai áp dụng, có nhiều đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đó nâng cao được đời sống cho người lao động, giảm bớt

được một sốkhó khăn và đáp ứng tương đối kịp thời cho công ty trong việc phục vụ

sản xuất.

Ảnh hưởng của khí hậu cũng là một trong những nhân tố tác động đến việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là công trình thủy lợi vùng triều. Việc nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức KTKT công trình thủy lợi vùng triều chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu được tác giảnêu trong chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

VÙNG TRIỀU CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. Mô hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợihiện nay

Trong toàn nước số công trình thủy lợi và năng lực phục vụ là 6.648 hồ chứa, 10.000 trạm bơm điện lớn, 5000 cống, 255.000km kênh mương, 904 hệ thống > 200ha, 110 hệ thống > 2000 ha. Phục vụ cho công tác tưới 7,3 triệu ha lúa, 1,5 triệu ha màu và cấp nước cho 6 tỷ m3, tiêu nước cho 1,72 triệu ha, bên cạnh đó còn cải tạo chua, phèn 1,6 triệu ha.[5]

Về mô hình tổ chức quản lý khai thác : có hai mô hình quản lý khai thác hệ thống: [15]

1. Công ty ↔ Tổ chức hợp tácdùng nước ↔ Người dân

2. Tổ chức hợp tác dùng nước ↔ Người dân

Theo đó, hệ thống vừa và lớn quản lý theo mô hình 1: Công ty quản lý đầu mối đến kênh cấp 2, công trình còn lại do Tổ chức hợp tác dùng nước quản lý. Hệ thống nhỏ, độc lập theo mô hình 2.

Tổchức quản lý khai thác hiện nay gồm có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty/ đơn vị sự nghiệp: 134 đơn vị quản lý hệ thống phục vụ 70% diện tích tưới, gần 100% diện tích tiêu. Công ty gồm có 2 loại hình: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần. Đơn vị sự nghiệp gồm có Trung tâm, Ban, Chi cục.

Bảng 2.1 : Loại hình của các công ty quản lý khai thác

Vùng, miền Loại hình

Công ty Khác Tổng Miền núi phía Bắc 22 5 27

Đồng bằng sông Hồng 36 0 36

Bắc Trung Bộ 15 3 18

Duyên hải Nam Trung Bộ 8 0 8

Tây Nguyên 3 3 6

Đông Nam Bộ 8 3 11

Đồng bằng S. Cửu Long 5 8 13

Tổng cộng 97 37 134

Nguồn: Tập số liệu thu thập tại Tổng cục Thủy lợi năm 2013

Qua Bảng ta thấy - Công ty: 97 đơn vị (72%)

- Công ty TNHH MTV: 92 đơn vị - Công ty cổ phần: 5 đơn vị

Đơn vị sự nghiệp: 37 đơn vị (28%)

+ Trung tâm: 7 ; Ban: 8; Chi cục: 05; Trạm: 17

+ Mô hình tổ chức bộ máy của công ty TNHH MTV được hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Có Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Giám đốc và Ban kiểm soát. Có các phòng chức năng Tổ chức – Hành chính, Tài vụ, Khoa học – Kỹ Thuật, Quản lý nước và công trình. Bên dưới còn có những Đơn vị sản xuất.

UBND Tỉnh Cty TNHH MTV KTCTTL Ban Giám Đốc Phòng Chức Năng 1 Phòng Chức Năng 2 Phòng Chức Năng 3 Phòng Chức Năng 4

Chi nhánh, xí nghiệp Sản xuất kinh doanh

Cụm, tổ, đội, … Tổđội sản xuất , kinh doanh

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi[15]

Chức năng nhiệm vụ của bộ máy công ty TNHH một thành viên khai thác

công trình thủy lợi

- Giám đốc.

Điều hành chung mọi việc. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, pháp luật về nhiệm vụđược phân công thực hiện.

- Phó Giám đốc.

Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của Giám đốc. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụđược phân công thực hiện.

- Các phòng:

+ Phòng tài vụ là phòng chuyên môn nghiệp vụtham mưu giúp việc cho Chủ

tịch, Giám đốc Công ty về công tác quản lý tài chính, kế toán toàn Công ty; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phòng Tổ chức Hành chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu

cho Chủ tịch; Giám đốc Công ty về công tác tổ chức, cán bộvà lao động; công tác

thi đua khen thưởng, Dân quân tự vệ , An ninh, Quốc phòng và công tác hành chính quản trị.

+ Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu,

giúp việc cho Chủ tịch, Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, kỹ thuật của Công ty.

+ Ban quản lý dự án là một phòng chuyên môn của Công ty TNHH một

thành viên Đầu tư Phát triển Thuỷ lợi, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch, Giám

đốc Công ty thực hiện nhiệm vụ, quản lý điều hành xây dựng công trình theo đúng

trình tự thủ tục quy định hiện hành của Nhà nước về công tác đầu tư xây dựng cơ

bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

+ Phòng Quản lý nước & Công trình Thuỷ lợi là Phòng chuyên môn có chức

năng tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch - Giám đốc Công ty về công tác Quản lý

nước và quản lý bảo vệ công trình Thủy lợi trong phạm vi Công ty quản lý.

+ Các Xí Nghiệp Đầu tư Phát triển Thuỷ lợi trực thuộc Công ty TNHH một

thành viên Đầu tư Phát triển Thuỷ lợi, có chức năng thực hiện sản phẩm công ích,

tưới tiêu nước phục vụ Nông nghiệp, dân sinh xã hội, công nghiệp đô thị.

- Tổ chức bộ máy của Trung tâm được hoạt động theo Nghị định 83/2006/NĐ-CP, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ máy của Trung tâm gồm Ban giám đốc, bộ phận chuyên môn, trạm hoặc cụm quản lý khai thác công trình thủy lợi. Trạm cụm tổchức theo đơn vị hành chính trên địa bàn, chủ yếu là cấp huyện.

- Tổ chức bộ máy của Ban là Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Chi cục Thủy lợi hoặc Sở NN& PTNT hoặc UBNN Tỉnh. Tổ chức bộ máy của Ban gồm Ban lãnh đạo, Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Phòng kỹ thuật và các đội khai thác. Tổ chức

quản lý khai thác công trình thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh, xây dựng, giao kế hoạch tưới, tiêu, và hướng dẫn các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện như Ban đặt hàng dịch vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Vàm Nao.

+ Mô hình Công ty quản lý khai thác cấp tỉnh: Hiện có 49/63 tỉnh tồn tại mô hình Doanh nghiệp QLKT CTTL cấp tỉnh, các Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHHMTV khai thác CTTL, chỉ riêng có 2 tỉnh là Sơn La và tỉnh Sóc Trăng là mô hình công ty Cổ phần thủy lợi; [5]

+ Mô hình Chi cục thủy lợi kiêm luôn quản lý khai thác: Hiện có 3/63 tỉnh tồn tại mô hình Chi cục thủy lợi vừa làm công tác quản lý nhà nước vừa làm công tác quản lý khai thác CTTL (Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang) đối với mô hình này các Chi cục có thêm phòng QLKT CTTL hoặc giao hạt đê điều (ở Kiên Giang) và chia ra làm các đội quản lý ở cấp cơ sở để trực tiếp thực hiện quản lý vận hành các

CTTL;

+ Mô hình Trung tâm QLKT, Ban Quản lý khai thác: Hiện nay có 4/63 tỉnh tồn tại mô hình trung tâm QLKT CTTL cấp tỉnh (Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Long An), đối với mô hình này các Trung tâm hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở NNPTNT thực hiện quản lý vận hành hệ thống CTTL được giao;

+ Mô hình Ban Quản lý khai thác: Hiện nay có 3/63 tỉnh tồn tại mô hình Ban Quản lý khai thác cấp tỉnh (Tuyên Quang, Kon Tum, An Giang), đối với mô hình này các Ban hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở NNPTNT thực hiện quản lý vận hành hệ thống CTTL được giao; [5]

- Hầu hết các công ty KTCTTL được thành lập từ lâu nên đã có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi và khảo sát, lập dự án, giám sát và thi công nhiều công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt cho các thôn bản vùng sâu vùng xa...góp phần đáng kể vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày càng được trẻhóa, trình độđã được nâng lên nhiều so với trước đây.

- Một số Công ty có hoạt động tư vấn thiết kế, xây dựng, giám sát, đánh giá

công trình thủy lợi và nhà ở, khai thác đá, sỏi địa phương nên góp phần nâng cao thu nhập của nhân sựcông ty, đảm bảo công ty hoạt dộng ổn định và bền vững.

- Các phòng ban, nhân sự được chuyên môn hóa, một số nhân sự của các phòng ban của công ty được phân công địa bàn phụ trách riêng nên ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL của công ty.

Bảng 2.2: Tỷ lệ nguồn nhân lực ở các loại hình công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại hình Trình độ

Tổng Đào tạo Chưa qua đào tạo

Công ty TNHH

MTV 23.734 22.674 1.06

Công ty cổ phần 498 347 151

Loại hình khác 621 511 110

Tổng cộng 24.853 (100%) 23.532 (95%) 1.321 (5%)

Nguồn: Tập số liệu thu thập tại Tổng cục Thủy lợi năm 2013

2.2. Quản lý chi phí trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi hiện nay

2.2.1. Các đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuỷ

nông

Đổi mới công tác tổ chức và hoàn thiện các chính sách trong lĩnh vực quản lý công trình thuỷ lợi đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cần phải giải quyết. Theo xu thế chung đó, thể chế tổ chức và hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông cũng đang từng bước được hoàn thiện nhằm giúp cho các Doanh nghiệp thuỷ nông tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường nhằm mục đích phục vụ nông nghiệp và dân sinh góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là trong điều kiện nước ta đã là thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên đổi mới và

hoàn thiện cơ chế hoạt động cho các Doanh nghiệp thuỷ nông (trong đó có cơ chế khoán) là một vấn đề không đơn giản vì nhiều lý do xuất phát từ các đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp thuỷ nông và các đặc thù của dịch vụ tưới, tiêu so với các dịch vụ cạnh tranh khác, cụ thể là:

2.2.1.1. Hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp thuỷ nông đan xen giữa tính

kinh tế và tính xã hội (cung cấp dịch vụ công ích).

Doanh nghiệp thuỷ nông là doanh nghiệp Nhà nước sản xuất và cung cấp dịch vụ công ích (dịch vụ tưới, tiêu) với tính chất hoạt động phức tạp, không đơn thuần như các doanh nghiệp công ích cung cấp dịch vụ công cộng khác như văn hoá, y tế, vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng… vì nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội.

Cùng trong một hệ thống thuỷ lợi nhưng khi các Doanh nghiệp thuỷ nông cung

cấp nước cho mục đích sản xuất kinh doanh (ngoài lĩnh vực tưới tiêu phục vụ nông

nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội) thì hoạt động đó đơn thuần mang tính kinh tế, khi

đó căn cứ mục tiêu hiệu quả kinh tế để quyết định phạm vi, quy mô, chi phí và giá thành… Nhưng khi các Doanh nghiệp thuỷ nông cung cấp dịch vụ nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế-xã hội thì bên cạnh tính hiệu quả kinh tế đơn thuần còn phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội, dịch vụ thuỷ nông khi đó vừamang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Những năm xảy ra úng hạn, hoạt động của các Doanh nghiệp thuỷ nông gần như hoàn toàn vì mục tiêu chính trị - xã

hội nên các cấp chính quyền thường can thiệp vào cả việc điều hành kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp, đây chính là đặc thù khác biệt trong tổ chức quản lý sản xuất của Doanh nghiệp thuỷ nông so với các Doanh nghiệp cạnh tranh khác.

2.2.1.2. Công trình thuỷ nông có giá trị rất lớn, phân bố dàn trải trên địa bàn rộng,

khó quản lý

Tài sản của Doanh nghiệp thuỷ nông chủ yếu là vốn cố định do Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình và bàn giao lại cho các công ty thuỷ nông quản lý. Công trình giá trị lớn nằm dàn trải trên địa bàn rộng nên khó khăn trong tổ chức

quản lý bảo vệ. Hệ thống công trình thuỷ lợi chịu tác động rất lớn từ các điều kiện thời tiết, thiên tai, do đó chất lượng và tuổi thọ của công trình sẽ bị xuống cấp rất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ : NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG TRIỀU CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 31)