Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến khả năng chống chịu của một số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số liều lượng phân bón thích hợp cho một số giống ngô trồng phổ biến tại ba bể, bắc kạn (Trang 54)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3.Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến khả năng chống chịu của một số

sgiống ngô thí nghiệm

3.1.3.1.Ảnh hưởng ca liều lượng phân bón đến khả năng chống đổ

Để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển một cách toàn diện và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, chúng tôi tiến hành theo dõi và nghiên cứu các chỉ tiêu đổ rễ, gãy thân của các giống thí nghiệm. Đây là những chỉ tiêu liên quan đến năng suất ngô và là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống ngô. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu đó được thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến đổ rễ và gẫy thân của giống ngô thí nghiệm vụ Đông, năm 2013

(ĐVT: %) Chỉ tiêu CT Đổ rễ Gẫy thân A B C D A B C D 1(ĐC) 1,9 1,5 1,4 1,6 1,2 1,2 1,2 1,2 2 1,1 1,3 1,1 1,2 1,4 1,3 1,4 1,2 3 1,2 1,0 1,1 1,3 1,1 1,2 1,1 1,3 4 1,1 1,2 1,2 1,1 0,6 0,4 0,6 0,3 5 1,1 1,1 1,1 1,1 0,9 0,4 0,5 0,7

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến đổ rễ và gẫy thân của giống ngô thí nghiệm vụ Xuân, năm 2014

(ĐVT: %) Chỉ tiêu CT Đổ rễ Gẫy thân A B C D A B C D 1(ĐC) 33,8 31,1 30,8 32,4 1,2 1,3 1,4 1,3 2 4,5 4,2 4,1 4,3 1,0 1,1 1,4 1,3 3 5,7 5,3 5,2 5,5 0,6 0,7 0,5 0,8 4 5,1 5,3 5,2 5,4 0,9 0,6 0,7 0,9 5 6,7 6,2 6,6 6,6 1,2 1,4 1,3 1,5

Ngô bị đổ ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu cây nào bị gãy thân thì cây đó coi như mất trắng. Đổ rễ và gãy thân phụ Thuộc vào nhiều yếu tố như: nền đất trồng, chế độ canh tác (nước, phân bón, kỹ Thuật chăm sóc), sâu bệnh. Ngoài ra còn phụ

Thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây, và điều kiện ngoại cảnh,… Qua bảng 3.9; 3.10 cho ta thấy:

Ở vụ Đông 2013: Tỷ lệ đổ rễ của 4 giống ngô thí nghiệm qua các công thức phân bón khác nhau tỷ lệ đổ rễ biến động từ 1,1 - 1,3%, thấp hơn so với công thức đối chứng đối ( CT1: 1,4-1,9%), các công thức 2;3;4;5 tỷ lệ rễ tương tự nhau. Tất cả các giống ngô thí nghiệm qua các công thức phân bón khác nhau hầu như có khả năng chống đổ rễ tốt vì có chiều cao cây thấp và điều kiện thời tiết trong vụ ít mưa.

Các giống ngô thí nghiệm qua các công thức phân bón khác nhau có tỷ lệ gãy thân ít, biến động từ 0,3 (CT4:CP999) - 1,4% (CT2:NK66, C919), tương đương với công thức đối chứng CT1 (1,2%). Các giống ngô thí nghiệm qua các công thức phân bón có tỷ lệ gãy thân rất thấp vì gặp điều kiện không có mưa bão, đồng thời cây thấp và không bị sâu đục thân Hại.

Ở vụ Xuân 2014: Tỷ lệ đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm qua các công thức phân bón khác nhau biến động từ 4,1 - 6,74%, thấp hơn so với công thức đối chứng CT1: (30,8% - 33,8%) trong đó CT2 qua các giống tham gia thí nghiệm có tỷ lệ đổ rễ thấp nhất (4,1- 4,5%). Các giống ngô tham gia thí nghiệm qua các công thức phân bón khác nhau có khả năng chống đổ rễ tốt. Công thức 1 do bón liều lượng phân bón là ít nhất so với CT 2,3,4,5 nên cây còi cọc, cây bị đổ gẫy nhiều; CT5 qua 4 giống ngô thí nghiệm do bón liều lượng phân bón nhiều có chiều cao cây cao, khi gặp điều kiên thời tiết xấu, mưa, gió to nên ở giai đoạn chuẩn bị trỗ làm cây bị đổ rễ nhiều.

3.1.3.2. Ảnh hưởng ca liều lượng phân bón đến mt sloi sâu bnh hi chính

Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh là một chỉ tiêu quan trọng, không thể thiếu được trong công tác chọn tạo giống ngô, nó biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường, điều kiện sinh thái của vùng. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh phụ Thuộc nhiều vào giống, kỹ Thuật canh tác và thời tiết khí hậu. Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng, nhưng tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng không được coi là giống tốt. Vì vậy, đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho công tác chọn tạo

giống nói chung, khảo kiểm nghiệm giống ngô nói riêng thành công và chọn được giống ngô mới tốt nhất cho vùng sinh thái nào đó.

3.2.2.1. Khả năng chống chu sâu bnh ca các ging ngô thí nghim

Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt Hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Theo Tổ chức Nông lương (FAO) của Liên Hiệp Quốc, tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ đôla, bằng 13 - 14% sản lượng; do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ đôla, bằng 11 - 12% năng suất.

Ngô là loại cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh và bị khá nhiều sâu bệnh hại với nhiều mức độ khác nhau. Trong những năm gần đây, do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm, đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Như vậy càng thâm canh, chuyên canh thì việc phòng chống sâu bệnh bảo vệ cây trồng càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được tất cả sâu bệnh hại. Do đó phương pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm sự phá hại của sâu bệnh mà lại đảm bảo an toàn môi sinh và sức khoẻ con người là chúng ta phải phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, trong đó có biện pháp sử dụng giống có khả năng kháng sâu bệnh.

Việc theo dõi đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên các giống ngô là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh phát triển và gây hại của các loại sâu, bệnh hại theo thời gian gắn liền với các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, gắn liền với điều kiện khí hậu thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa) và các yếu tố về dinh dưỡng. Biến động về mức độ Hại của các loại sâu bệnh gây hại trên các giống ngô theo thời gian là một trong những cơ sở vững vàng để đánh giá khả năng chống chịu của từng giống và cũng là cơ sở để phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình sâu bệnh hại các giống ngô thí nghiệm từ khi gieo đến khi thu hoạch và phát hiện có những sâu bệnh hại chính sau: Sâu đục thân và bệnh khô vằn. Mức độ bị nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.11; 3.12.

Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông Chỉ tiêu

CT

Mức độ nhiễm sâu đục thân (Điểm1-5) Mức độ nhiễm Bệnh khô vằn (%) A B C D A B C D 1(ĐC) 1 1 1 1 15,6 15,7 15,9 15,8 2 1 1 1 1 16,2 16,4 16,3 16,5 3 1 1 1 1 13,2 13,3 13,5 13,4 4 1 1 1 1 16,5 16,2 16,4 16,3 5 1 1 1 1 17,6 17,5 17,3 17,4

Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân Chỉ tiêu

CT

Mức độ nhiễm sâu đục thân (Điểm1-5) Mức độ nhiễm Bệnh khô vằn (%) A B C D A B C D 1(ĐC) 4 4 4 4 27,0 27,2 27,1 27,4 2 3 3 3 3 27,4 27,1 27,2 27,3 3 3 3 3 3 19,2 19,1 19,4 19,3 4 3 3 3 3 23,3 23,1 23,2 23,4 5 3 3 3 3 29,6 29,3 29,4 29,2

a. Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis, Ostrinia funacalis)

Cả hai loại này đều gây Hại đục thân ngô. Khi cây còn nhỏ (3 - 4 lá) sâu non đục vào nõn và làm chết nõn, nông dân quen gọi là sâu tim.

Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Khi sâu non 1 tuổi chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá, và như vậy chưa đục vào trong thân. Khi sâu tuổi lớn cũng như ngô đã lớn (từ 7 - 9 lá cho đến trỗ cờ) sâu non đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với đốt bên dưới. Sâu có thể phát sinh rộng, thậm chí trên một cây ngô có thể tới 3 - 4 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gãy ngang thân hàng loạt.

Sâu phát sinh muộn (giai đoạn ngô trỗ cờ), sâu non đục vào dọc cuống cờ làm gãy cờ ngô. Trên bắp nó đục dọc từ đầu bắp đến cuống bắp. Sâu hoá nhộng bên trong thân cây ngô. Qua bảng 3.11; 3.12, chúng tôi thấy:

* Vụ Đông 2013:Sâu đục thân xuất hiện vào giai đoạn ngô được 3 - 5 lá. Tuy nhiên, các giống ngô tham gia thí nghiệm bị nhiễm sâu đục thân nhẹ tỷ lệ cây bị hại <5% được đánh giá điểm 1 tương đương với công thức đối chứng.

* Ở vụ Xuân 2014: Sâu đục thân xuất hiện vào giai đoạn sau thụ phấn, thụ tinh cây ngô bị nhiễm vào giai đoạn ngô chín sáp nên không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Các giống tham gia thí nghiệm qua các công thức phân bón khác nhau bị nhiễm sâu đục thân mức độ điểm 3 từ 15 - < 25% số cây, bắp bị sâu hại nhẹ hơn so với công thức 1 đối chứng (CT1: điểm 4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Bệnh Khô vằn (Rhizoctonia solani)

Gây Hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ, và phát triển dần đến khi cây chín cho Thu hoạch, nấm xâm nhập cả vào bắp gây chín ép tùy theo từng giống và mức độ xâm nhiễm ban đầu. Khi cây ngô bi nhiễm biểu hiện các vết bệnh có hình dáng da báo (hình đám mây) kể cả bẹ lá lẫn phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Khi các sợi nấm phát triển lên (sợi trong màu trắng) và lan tới bắp gây chín ép, Hạt không chặt. Sự xâm nhiễm chủ yếu bằng các hạch nấm (Selerotia), ngoài ra các sợi nấm cũng đóng vai trò quan trọng.

Qua bảng 3.11, 3.12, cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn của các giống ngô tham gia thí nghiệm qua các công thức phân bón khác nhau vụ Xuân nhiều hơn vụ Đông, biến động từ (19,1 - 29,6%). Trong đó công thức 3 qua 4 giống tham gia thí nghiệm có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất (19,1%). Vụ Đông tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn biến động từ (13,2 - 17,6%), trong đó công thức 2 qua 4 giống tham gia thí nghiệm tỷ lệ nhiễm bệnh tương đương với công thức 1 đối chứng, công thức 3 qua 4 giống tham gia thí nghiệm tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất (13,2%).

3.1.4. Ảnh hưởng ca các liều lượng phân bón đến các yếu t cấu thành năng

sutvà năng sut ca mt sging ngô lai thí nghim

3.1.4.1.Ảnh hưởng ca các liều lượng phân bón đến các yếu tcấu thành năng suất ca mt sging ngô lai thí nghim

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác nghiên cứu và sản xuất ngô. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất của quá trình sinh trưởng phát triển khả năng chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống. Năng suất ngô phụ Thuộc tổng hợp nhiều yếu tố. Trước hết, năng suất ngô phụ Thuộc trực tiếp vào tiềm năng năng suất của giống, tức là phụ Thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bắp trên cây, số hàng /bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, khối lượng 1000 Hạt… Ngoài ra năng suất ngô còn phụ Thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: Thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ Thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh, chế độ bón phân.

* Chiều dài bắp

Chiều dài bắp phụ Thuộc nhiều vào đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh, kỹ Thuật chăm sóc. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi Thu được kết quả ở bảng 3.13; 3.14

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến chiều dài bắp và đường kính bắp của 4 giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2013

Chiều dài bắp(cm) Đường kính bắp(cm)

A B C D A B C D 1(ĐC) 15,4 16,8 15,9 15,9 3,5 4,1 3,4 3,5 2 15,8 16,6 15,9 16,3 3,9 4,3 3,8 3,8 3 15,8 17,1 15,1 16,0 3,7 4,4 3,6 3,7 4 15,7 17,0 15,9 15,9 4,1 4,0 4,1 4,1 5 15,8 17,1 16,1 15,6 3,8 4,0 3,9 3,8 CV(%) 4,3 10,6 P (CT) >0,05 >0,05 LSD0.05(CT) - - P (G) <0,05 <0,05 LSD0.05(G) 0,51 0,30 CT x G ns ns

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến chiều dài bắp và đường kính bắp của 4 giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2014

Chiều dài bắp(cm) Đường kính bắp(cm)

A B C D A B C D 1(ĐC) 15,8 16,9 16,0 16,2 3,6 4,3 3,6 3,7 2 16,1 17,3 16,0 16,4 4,0 4,5 4,0 4,0 3 16,1 17,8 15,6 16,2 3,8 4,6 3,8 3,8 4 16,0 17,8 15,9 16,0 4,3 4,2 4,3 4,2 5 15,8 17,7 16,1 16,0 4,0 4,2 4,0 4,0 CV(%) 3,3 10,2 P (CT) >0,05 >0,05 LSD0.05(CT) - - P (G) <0,05 <0,05 LSD0.05(G) 0,39 0,31 CT x G ns ns

Số liệu bảng 3.13, 3.14 cho thấy, chiều dài bắp của giống NK66, NK4300 và giống C919, CP999 tham gia thí nghiệm sai khác không có ý nghĩa thống kê. Tương tác giữa giống và lượng phân bón không có ý nghĩa chứng tỏ ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều dài bắp của 4 giống có xu hướng tương tự như nhau.

- Giống NK66 chiều dài bắp đạt từ 15,4 – 15,8 cm (vụ Đông 2013); 15,8 đến 16,1cm (vụ Xuân 2014), giống NK4300 có chiều dài bắp đạt từ 16,6 – 17,1 cm (vụ Đông 2013); 16,9 – 17,8 cm (vụ Xuân 2014), giống C919 có chiều dài bắp đạt từ 15,1 – 16,1 cm (vụ Đông 2013); 15,6 – 16,1 cm (vụ Xuân 2014), giống CP999 có chiều dài bắp đạt từ 15,6 – 16,3 cm (vụ Đông 2013); 16,0 – 16,4 cm (vụ Xuân 2014). Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ các công thức thí nghiệm có chiều dài bắp tương đương nhau.

Tóm li: Qua thí nghiệm hai vụ, vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 cho thấy, chiều dài bắp ở vụ Đông năm 2013 có chiều dài bắp ngắn hơn so với vụ Xuân năm 2014 ngắn hơn chắn ở mức tin cậy 95%. Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ các công thức thí nghiệm có chiều dài bắp tương đương nhau, chứng tỏ chỉ tiêu này cũng không bị ảnh hưởng của liều lượng phân bón.

*Đường kính bắp

Số liệu bảng 3.13; 3.14, cho thấy, đường kính bắp của 4 giống ngô sai khác không có ý nghĩa thống kê. Tương tác giữa giống và liều lượng phân bón không có ý nghĩa chứng tỏ ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến đường kính bắp của 4 giống có xu hướng tương tự như nhau.

- Giống NK66 đường kính bắp đạt từ 3,5 – 4,1cm (vụ Đông 2013); 3,6 đến 4,3cm (vụ Xuân 2013), giống NK4300 có đường kính bắp đạt từ 4,0 – 4,4 cm (vụ Đông 2013); 4,2– 4,6 cm (vụ Xuân 2014), giống C919 có đường kính bắp đạt từ 3,4 – 4,1cm (vụ Đông 2013); 3,6– 4,3cm (vụ Xuân 2014), giống CP999 có đường kính bắp đạt từ 3,5 – 4,1cm (vụ Đông 2013); 3,7– 4,2cm (vụ Xuân 2014)

Kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ các công thức thí nghiệm có đường kính bắp tương đương nhau. Chứng tỏ chỉ tiêu này cũng không bị ảnh hưởng của liều lượng phân bón.

* Số bắp/cây

Bắp trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Số bắp trên cây phụ thuộc vào giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật chăm sóc. Bắp ở trên do nằm ở vị trí cao hơn nên được thụ phấn, thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới. Đối với các giống ngô làm rau khả năng ra nhiều bắp/cây là một đặc tính quan trọng quyết định đến năng suất, còn đối với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là có 1 - 2 bắp/cây, để dinh dưỡng tập trung vào hạt tạo ra năng suất cao hơn.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến số bắp/cây và số hàng Hạt/bắp của 4 giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Đông, năm 2013

Số bắp/cây(bp) Số hàng Hạt/bắp(hàng) A B C D A B C D 1(ĐC) 0,94 0,95 0,92 0,88 13,43 13,87 13,20 13,63

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số liều lượng phân bón thích hợp cho một số giống ngô trồng phổ biến tại ba bể, bắc kạn (Trang 54)