4. Ý nghĩa của đề tài
2.3.4. Quy trình kỹ Thuật
Tiến hành theo hướng dẫn của CIMMYT [16], Áp dụng quy phạm thử nghiệm phân bón số 10 TCN 216 – 2003.
* Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và sau đó lên luống theo kích thước của ô thí nghiệm.
* Mật độ: 5,7 cây/m2, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm
*Thời vụ gieo: - Vụ Đông: 08/9/2013 - Vụ Xuân: 09/2/2014 * Phân bón:
- Thí nghiệm phân bón:2 tấn phân vi sinh + (theo công thức thí nghiệm) - Phương pháp bón:
+ Bón lót: 100% phân lân + 100% phân hữu cơ vi sinh (phân lân + phân hữu cơ vi sinh được trộn đều,bón theo hàng rạch sâu 10 - 15 cm)
+ Bón thúc: Chia làm 3 lần
Lần 1: 1/3N + 1/2K2O (khi ngô được 3 - 4 lá thật) rạch rãnh sâu 3 - 5 cm theo hàng ngô, cách gốc 5 - 7 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun nhẹ.
Lần 2: 1/3N + 1/2K2O (khi ngô được 7 - 9 lá thật) rạch rãnh sâu 5 - 7 cm theo hàng ngô, cách gốc 10 - 12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun cao.
Lần 3: Bón nốt lượng N còn lại (trước trỗ cờ 7 - 10 ngày) cách gốc 13 - 15 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun nhẹ.
* Chăm sóc:
- Giai đoạn cây con tiến hành xới xáo, tưới nước duy trì độ ẩm đất 70 - 80%. - Khi ngô được 3 - 5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp bón thúc lần 1, tưới nước (để đất đủ ẩm 70 - 80%) và tỉa định cây.
- Khi ngô được 7 - 9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp bón thúc lần 2 tưới nước (để đất đủ ẩm 70 - 80%) và vun cao chống đổ.
- Trước trỗ 7 - 10 ngày: Bón nốt lượng phân còn lại kết hợp vun nhẹ và tưới nước (để đất đủ ẩm 70 - 80%).
- Tưới nước: Phải giữ cho đất đủ ẩm (khoảng 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời kỳ: Khi ngô 6 - 7 lá, khi ngô xoáy nõn và khi ngô thụ phấn xong - chín sữa.
Chú ý: Cần tưới đồng đều, sau khi tưới hoặc khi mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng.
* Phòng trừ sâu bệnh: Chỉ phun Thuốc khi đến ngưỡng phòng trừ theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ Thực vật.
* Thu hoạch: Khi ngô chín sinh lý (khi chân Hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khô) thì Thu hoạch, tuy nhiên nếu thời tiết không cho phép có thể Thu hoạch muộn hơn.