Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số liều lượng phân bón thích hợp cho một số giống ngô trồng phổ biến tại ba bể, bắc kạn (Trang 43)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng sinh trưởng và phát triển

triển của một số giống ngô thí nghiệmvụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 ti Ba B

3.1.1.1.Ảnh hưởng ca liều lượng phân bón đếncác giai đoạn sinh trưởng và phát triểncủa một số giống ngô thí nghiệm

Sinh trưởng, phát triển là những chức năng sinh lý của cây phản ứng lại điều kiện môi trường mà nó được nuôi dưỡng, sinh trưởng và phát triển không phải là những chức năng sinh lý đơn Thuần và riêng biệt, mà nó là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý.

Đối với cây ngô thời gian sinh trưởng được tính bằng tổng số ngày từ khi gieo hạt đến khi ngô chín sinh lý, thời gian sinh trưởng dài hay ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thời vụ, thời tiết khí hậu và kỹ thuật canh tác. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô được chia làm hai giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo hạt đến khi cây ngô bắt đầu trỗ cờ và được chia làm nhiều thời kỳ:

+ Thời kỳ nảy mầm đến mọc: Rễ mầm là bộ phận đầu tiên xuất hiện, tiếp đến là bao lá mầm, rễ thứ sinh.

+ Thời kỳ mọc đến 3 lá: Lá đầu tiên xuất hiện rất nhanh, sau 5 - 7 ngày đã xuất hiện 3 lá thật.

+ Thời kỳ 7 lá đến xoắn nõn: Thân lá phát triển mạnh, cây có sự tăng trưởng chiều cao nhanh chóng đặc biệt là 15 - 20 ngày trước trỗ.

+ Thời kỳ từ xoắn nõn đến trỗ cờ: Giai đoạn này được tính khi đầu của bông cờ nhú ra khỏi lá cuối cùng và kết thúc khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy rõ hoàn toàn.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực- Reproductive (R): giai đoạn này được tính từ phun râu đến chín sinh lý, trong quá trình đó bao gồm quá trình phun râu, thụ

tinh, phát triển Hạt. Giai đoạn tung phấn, thụ tinh kéo dài trong khoảng thời gian 8 - 12 ngày, giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến năng suất của cây ngô (Ngô Hữu Tình, 2003)[25].

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của giống ngô thí nghiệm, vụ Đông năm 2013

Chỉ tiêu

CT

Thời gian từ gieo đến...( ĐVT Ngày)

Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

A B C D A B C D A B C D 1(ĐC) 74 74 74 74 76 75 75 74 123 124 124 124 2 75 74 75 75 76 75 75 75 126 125 125 125 3 76 75 76 76 77 76 77 76 125 125 126 125 4 76 75 76 76 77 76 77 76 127 127 127 127 5 76 75 76 76 77 76 77 76 128 129 128 128 (Trong đó A là giống NK66, B=NK4300, C=CP919, D=CP999)

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của giống ngô thí nghiệm, vụ Xuân năm 2014

Chỉ tiêu

CT

Thời gian từ gieo đến...( ĐVT Ngày)

Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

A B C D A B C D A B C D 1(ĐC) 64 64 64 64 66 65 65 65 110 110 110 110 2 64 64 64 64 65 65 65 65 100 110 100 110 3 65 65 65 65 66 66 66 66 102 110 102 110 4 65 65 65 65 66 66 66 66 113 113 113 113 5 66 65 65 65 66 66 66 66 115 115 116 115

Qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của 4 giống ngô trong thí nghiệm vụ Đông 2013 và vụ xuân 2014, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng: 3.1, 3.2

*Vụ Đông 2013

- Giống NK66 (A) thời gian từ trồng đến khi tung phấn dao động từ 74 – 76 ngày, công thức 1(ĐC) có thời gian ngắn nhất là 74 ngày và công thức 3, 4,5 có thời gian dài nhất 76 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng tới khi phun râu của các công thức dao động từ 76 – 77ngày sau trồng, quá trình phun râu diễn ra sau khi tung phấn là 0 – 1 ngày. Thời gian từ khi trồng tới khi chín sinh lý của các công thức dao động từ 123 – 128 ngày, công thức 1(ĐC) có thời gian từ trồng tới chín sinh lý ngắn nhất là 123 ngày và dài nhất là 128 ngày ở công thức 5 với lượng đạm bón cao nhất (150kgN/ha).

- Giống NK4300(B) thời gian từ trồng đến khi tung phấn dao động từ 74 – 75 ngày, công thức 1(ĐC) có thời gian ngắn nhất là 74 ngày và công thức 2, 3, 4, 5 có thời gian dài nhất 75 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng tới khi phun râu của các công thức dao động từ 75 – 76ngày sau trồng, quá trình phun râu diễn ra sau khi tung phấn là 1 – 2 ngày. Thời gian từ khi trồng tới khi chín sinh lý của các công thức dao động từ 124 – 129 ngày, công thức 1(ĐC) có thời gian từ trồng tới chín sinh lý ngắn nhất là 124 ngày và dài nhất là 129 ngày ở công thức 5.

- Giống C919(C) thời gian từ trồng đến khi tung phấn dao động từ 74 – 76 ngày, công thức 1(ĐC) có thời gian ngắn nhất là 74 ngày và công thức 3, 4, 5 có thời gian dài nhất 76 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng tới khi phun râu của các công thức dao động từ 75 – 77 ngày sau trồng, quá trình phun râu diễn ra sau khi tung phấn là 0 – 1 ngày. Thời gian từ khi trồng tới khi chín sinh lý của các công thức dao động từ 124 – 128 ngày, công thức 1(ĐC) có thời gian từ trồng tới chín sinh lý ngắn nhất là 124 ngày và dài nhất là 128 ngày ở công thức 5.

- Giống CP999(D) thời gian từ trồng đến khi tung phấn dao động từ 74 – 76 ngày, công thức 1(ĐC) có thời gian ngắn nhất là 74 ngày và công thức 3, 4, 5 có thời gian dài nhất 76 ngày sau trồng. Thời gian từ trồng tới khi phun râu của các công thức dao động từ 75 – 77 ngày sau trồng, quá trình phun râu diễn ra sau khi tung phấn là 0 – 1 ngày. Thời gian từ khi trồng tới khi chín sinh lý của các công thức dao động từ 124 – 128 ngày, công thức 1(ĐC) có thời gian từ trồng tới chín sinh lý ngắn nhất là 124 ngày và dài nhất là 128 ngày ở công thức 5.

Giai đoạn tung phấn - phun râu, ngô thí nghiệm gặp điều kiện nhiệt độ không khí thấp (16 - 200C) nhưng khoảng cách tung phấn – phun râu vẫn đảm bảo Thuận lợi cho thụ phấn thụ tinh điều đó chứng tỏ các giống ngô trồng phổ biến tai địa phương có khả năng chịu rét và Hạn tốt, nên thời gian từ gieo đến phun râu của các giống đồng đều hơn.

* V xuân 2014: Giống NK66 có thời gian từ trồng tới khi tung phấn, phun râu và chín sinh lý dao động lần lượt từ 64 -66 ngày, 65 – 66 ngày và 100 – 115 ngày. Giống NK4300 có thời gian từ trồng tới khi tung phấn, phun râu và chín sinh lý dao động lần lượt từ 64 - 65 ngày, 65 – 66 ngày và 110 – 115 ngày. Giống C919 dao động lần lượt từ 64 - 65 ngày, 65 – 66 ngày và 100 – 116 ngày. Giống CP999 dao động lần lượt từ 64 - 65 ngày, 65 – 66 ngày và 110 – 115 ngày.

Nhìn chung cả 2 thời vụ, các giống tham gia thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và phát dục của 4 giống ngô có xu hướng biến động tương tự như vụ đông 2013.

3.1.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống ngô lai thí nghiệm

Chiều cao của cây ngô được đo 10 cây/ô, đo từ sát mặt đất đến mút lá sau trồng 20 ngày, sau đó cứ 10 ngày tiến hành đo, đếm một lần tới khi cây đạt chiều cao gần tuyệt đối. Thông qua các lần đo chiều cao cây khi cây được 20, 30, 40, 50, 60 ngày sau trồng, chúng tôi Thu được tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô lai trồng phổ biến tại địa phương tham gia thí nghiệm ở bảng 3.3 và 3.4.

của giống ngô thí nghiệm, vụ Đông năm 2013

Công thức

Giai đoạn... ngày sau gieo (ĐVT: cm/ngày)

20 - 30 30 - 40 40- 50 50 - 60 A B C D A B C D A B C D A B C D 1(ĐC) 1,62 1,63 1,52 1,59 3,19 3,30 3,15 3,18 6,03 6,04 5,86 6,05 7,11 7,11 7,03 7,15 2 1,59 1,60 1,54 1,59 3,67 3,67 3,38 3,52 6,05 6,06 6,05 6,06 7,19 7,27 7,10 7,22 3 1,63 1,64 1,59 1,62 3,59 3,59 3,54 3,56 6,05 6,05 6,05 6,05 7,15 7,12 7,13 7,19 4 1,64 1,66 1,61 1,64 3,69 3,69 3,58 3,61 6,12 6,13 6,10 6,13 7,34 7,31 7,31 7,43 5 1,68 1,69 1,64 1,66 3,57 3,57 3,53 3,53 6,13 6,13 6,11 6,14 7,48 7,59 7,44 7,51

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô thí nghiệm, Vụ Xuân năm 2014

Công thức

Giai đoạn... ngày sau gieo (ĐVT: cm/ngày)

20 - 30 30 - 40 40- 50 50 - 60 A B C D A B C D A B C D A B C D 1(ĐC) 1,66 1,65 1,55 1,63 3,41 3,35 3,41 3,57 6,11 6,15 5,91 6,07 7,15 7,34 7,10 7,20 2 1.65 1,66 1,56 1,63 3,70 3,68 3,40 3,59 6,08 6,10 6,07 6,07 7,20 7,31 7,14 7,21 3 1,64 1,65 1,60 1,62 3,66 3,62 3,56 3,61 6,06 6,07 6,06 6,06 7,23 7,29 7,18 7,24 4 1,66 1,67 1,64 1,66 3,70 3,71 3,60 3,71 6,14 6,15 6,11 6,14 7,40 7,40 7,37 7,45 5 1,69 1,70 1,66 1,67 3,71 3,70 3,61 3,72 6,15 6,15 6,12 6,15 7,50 7,60 7,46 7,53 (Trong đó A là giống NK66, B=NK4300, C=C919, D=CP999)

Bảng 3.3, 3.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 tăng dần theo thời gian sinh trưởng thấp nhất là ở giai đoạn sau trồng 20- 30 ngày và tốc độ tăng trưởng lớn nhất là giai đoạn sau trồng 50 – 60 ngày.

Vụ Đông 2013 giống NK66(A) ở giai đoạn sau trồng 20- 30 ngày tốc độ tăng trưởng dao động từ 1,59- 1,68 cm/ngày, giống NK4300(B) từ 1,65-1,70 cm/ngày, giống C919(C) từ 1,52- 1,64cm/ngày, giống CP999(D) 1,62-1,67 cm/ngày, không có sự biến động rõ ràng giữa các công thức. Giai đoạn sau trồng 30 -40 ngày tốc độ tăng trưởng của giống NK66(A) dao động từ 3,19-3,69cm/ngày, giống NK4300(B) từ 3,30- 3,69 cm/ngày, giống C919(C) từ 3,15- 3,58cm/ngày, giống CP999(D) 3,18- 3,61 cm/ngày, nhìn chung các giống ngô tham gia thí nghiệm công thức 1 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.

- Ở giai đoạn sau trồng 50 – 60 ngày tốc độ tăng trưởng của giống NK66(A) / cây dao động từ 7,11- 7,48 cm/ngày, giống NK4300(B) từ 7,11- 7,59 cm/ngày, giống C919(C) từ 7,03- 7,44cm/ngày, giống CP999(D) 7,15- 7,51 cm/ngày, công thức 1đối chứng có tốc độ thấp nhất, giống NK66(A) đạt 7,11cm/ngày, giống NK4300(B) đạt 7,11cm/ngày, giống C919(C) đạt 7,03cm/ngày, giống CP999(D) 7,15 cm/ngày và cao nhất là công thức 5 các giống NK66(A) đạt 7,48cm/ngày, giống NK4300(B) đạt 7,59 cm/ngày, giống C919(C) đạt 7,44cm/ngày, giống CP999(D) 7,51 cm/ngày.

Như vậy, qua 2 vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tỷ lệ Thuận với liều lượng bón phân của các công thức ở thời kỳ 3 -5 lá và thời kỳ 7 – 9 lá trên cả 4giống NK66, NK4300, C919, CP999. Trong đó tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất là sau trồng 50 – 60 ngày và thấp nhất là giai đoạn sau trồng 20 – 30 ngày do lúc này cây ngô vẫn đang sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong Hạt và bộ rễ cây chưa hoàn thiện.

3.1.2.Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến mộtsố đặc điểm hình thái, sinh lýcủa một số giống ngô lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số liều lượng phân bón thích hợp cho một số giống ngô trồng phổ biến tại ba bể, bắc kạn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)