3.5 0.945 0.945 0.945 Cho vay VLĐ-Petro

Một phần của tài liệu Thực trạng của nghiệp vụ ủy thác tại công ty Tài chính Dầu khí (Trang 31 - 34)

A. Nghiệp vụ tiếp nhận và cho vay vốn ủy thác

3.50 3.5 0.945 0.945 0.945 Cho vay VLĐ-Petro

Cho vay VLĐ-Petro

Mekong

40 0 40 31.32 23

Cho vay VLĐ-PVECC 20 0 20 10 20 Thiết bị thi công-

PVECC 8 0 8 5.224 8 0 8 5.224 Cẩu thủy lực PTSC 0 770 11.588 11.588 11.588 Đường ống dẫn dầu RĐ-BH 100 0 100 Trạm nén Dinh Cố 20.390 7,540 133.875 Tàu chở dầu thô 0 4,000 60.2

Tổng 216.53 2 14,25 2 431.05 1 72.245

Trong đó: - PVECC : công ty thiết kế và xây dựng dầu khí - PTSC : Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí

- GDC : Trung tâm nghiên cứu và phát triển dầu khí

Quý IV cho thấy đây là lúc hoạt động ủy thác của công ty Tài chính Dầu khí đạt được mức phát triển lớn nhất. Tổng mức cho vay ủy thác của công ty là khoản 451 tỷ VNĐ trong đó đáng kể là các hợp đồng cho vay lớn với các dự án trong ngành như cho vay dự án tàu chở dầu thô là 60.2 tỷ VNĐ hay trạm nén khí Dinh Cố là 133.8 tỷ VNĐ, đường ống dẫn dầu Rạng Đông-Bạch Hổ là 100 tỷ

VNĐ đồng thời đáp ứng cả nhu cầu vốn cho các dự án nhỏ hơn trong ngành như mua sắm thiết bị thi công cho PVECC. Những khoản vốn này đều mang lại hiệu quả và đã thu hồi được lãi cho vay và quan trọng hơn là đã chứng tỏ được nghiệp vụ này đã có những bước tiến triển tốt đẹp mặc dù mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn. Điều này là một sự khích lệ lớn lao cho công ty trong nghiệp vụ ủy thác khi đã có những tiến triển rõ ràng trong việc đáp ứng vốn cho các dự án có số vốn lớn trong ngành và khẳn định được thế mạnh và hiệu quả của nghiệp vụ ủy thác.

Do nhiều lý do, trên thực tế cho đến cuối năm 2001, Công ty Tài chính Dầu khí mới chỉ rút về 72,2 tỷ VNĐ từ các ngân hàng để đầu tư vào các dự án của ngành và tỷ lệ vốn ủy thác cho vay được sử dụng năm 2001 là:

72,245 = 16,76%

431,036

Con số 17% vốn ủy thác được giải ngân trong năm 2001 cho thấy tốc độ giải ngân vốn ủy thác của Công ty Tài chính Dầu khí là tương đối chậm, phần lớn giá trị hợp đồng ủy thác đã ký với các ngân hàng đều trong quý IV vào khoảng hơn 300 tỷ và đều chưa được giải ngân cho các dự án. Trên thực tế con số 72,2 tỷ đã giải ngân được đều thuộc các hợp đồng đã ký của quý II và quý III với tổng giá trị của cả hai quý vào khoảng hơn 130 tỷ, trong đó đa phần vốn đã giải ngân thuộc dạng cho vay ngắn hạn các công ty trong ngành. Toàn bộ các khoản cho vay ủy thác ngắn hạn đều được giải ngân trong đó chỉ có một dự án chưa giải ngân đủ hạn mức là dự án cho vay vốn lưu động công ty Petro Mekong mới giải ngân được 23 tỷ trên 40 tỷ hạn mức do trong quá trình hoạt động công ty chưa cần tới số vốn còn lại.Trong khi đó các dự án cho vay dài hạn tốc độ giải ngân là rất chậm do một phần các dự án được thực hiện giải ngân theo đợt, một phần do tốc độ thi công, lắp đặt của các dự án chậm nên các công ty chưa cần vốn để thanh toán hợp đồng.

Tỷ trọng vốn đã giải ngân của các dự án cho vay ngắn hạn:

59,712 = 83,16%

Tỷ trọng vốn đã giải ngân của các dự án cho vay dài hạn:

12,533 = 3,5%

359,288

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên tổng số vốn ủy thác cho vay đã giải ngân

59,712 = 82,65%

72,245

Có thể thấy rõ sự chênh lệch trong tỷ lệ vốn được giải ngân giữa vốn ủy thác cho vay ngắn hạn và vốn ủy thác cho vay dài hạn. Trong khi cho vay ngắn hạn đã được giải ngân đạt tới 83,16% thì cho vay dài hạn chỉ là 3,5%, đây là một sự mất cân đối nghiêm trọng. Hiệu quả giải ngân của nguồn vốn ủy thác cho vay ngắn hạn là khá cao đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong ngành và cả công ty Tài chính, đáp ứng được nhu cầu vốn cho các công ty thành viên và góp phần thực hiện nhiệm vụ của công ty Tài chính là điều hoà, đáp ứng nguồn vốn cho các công ty thành viên của ngành Dầu khí. Hầu hết các khoản vốn ủy thác cho vay ngắn hạn đều là cho vay vốn lưu động các công ty thành viên ngành Dầu khí và được giải ngân một lần đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động của các công ty kinh doanh. Tất cả các hợp đồng cho vay vốn ủy thác ngắn hạn đều được thực hiện trong quý II và quý III do nhu cầu vốn lưu động của công ty thành viên chủ yếu phát sinh vào đầu kỳ kinh doanh và nó cũng trùng hợp với giai đoạn đầu hoạt động ủy thác của công ty Tài chính còn gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, nguồn dự án. Tuy nhiên việc này là chưa phát huy được thế mạnh của công ty Tài chính do cho vay ngắn hạn là thế mạnh của các ngân hàng. Công ty Tài chính Dầu khí đã tích cực phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn ủy thác cho vay dài hạn và sang tới quý IV toàn

bộ các hợp đồng tài trợ vốn ủy thác đều là các hợp đồng dài hạn với giá trị hợp đồng lớn tuy đa phần vẫn chưa thực hiện giải ngân do mới ký kết xong vào cuối tháng 12/2001 hoặc thực hiện giải ngân theo đợt tùy thuộc vào thời gian thi công của bên B trong dự án. Điều này cùng với đặc trưng của các khoản ủy thác cho vay dài hạn có giá trị lớn dẫn đến tỷ lệ giải ngân của nguồn vốn ủy thác cho vay dài hạn ở mức rất nhỏ 3,5% tuy tỷ lệ của vốn ủy thác cho vay dài hạn đã được giải ngân trên tổng số vốn ủy thác cho vay đã được giải ngân lớn hơn nhiều đạt mức 17,35%. Việc tỷ lệ giải ngân ở mức nhỏ như trên là rất bất lợi cho Công ty Tài chính Dầu khí vì nó sẽ liên quan tới uy tín của Công ty Tài chính đối với các ngân hàng. Tuy công ty không phải chịu lãi suất ngay với các khoản ủy thác cho vay đã được ký kết với các ngân hàng mà chỉ với các khoản đã giải ngân nhưng việc tiến độ giải ngân chậm sẽ khiến các ngân hàng nghi ngờ chất lượng thẩm định dự án của công ty Tài chính, uy tín của công ty và khi chưa giải ngân được thì ngân hàng vẫn phải giữ một lượng vốn sẵn sàng như trong hợp đồng đã ký mà không tiến hành kinh doanh được trên số vốn đó nên chi phí của ngân hàng sẽ tăng lên khiến các ngân hàng sẽ không nhiệt tình với các dự án sau. Công ty Tài chính Dầu khí cần có những biện pháp theo dõi thúc đẩp tiến trình thực hiện dự án chặt chẽ để có thể giải quyết được vấn đề này.Việc tỷ trọng vốn dài hạn trên tổng số vốn ủy thác huy động được có tác dụng tích cực đối với Công ty, nó cho thấy Công ty đã đáp ứng sát hơn nhu cầu của các công ty thành viên ngành Dầu khí là cần vốn dài hạn để đầu tư vào trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật và đã có được bước tiến trong việc thực hiện nghiệp vụ ủy thác cho vay, chú trọng hơn tới các dự án có số vốn lớn và có khả năng huy động thành công vốn ủy thác cho vay với các dự án có số vốn lớn, thời hạn dài, quy trình thẩm định phức tạp.

Đến hết năm 2001, lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ ủy thác cho vay là 0,3 tỷ VNĐ (doanh thu là 1,9 tỷ VNĐ và chi phí là 1,6 tỷ VNĐ). Đây là con số đáng khích lệ với Công ty tuy nó còn rất nhỏ chỉ chiếm 14,85% tổng lợi nhuận của cả năm vì hoạt động này không sử dụng tới vốn tự có của công ty và độ rủi ro của công ty phải chịu là không cao ngoài ra do là năm đầu hoạt động nên chủ yếu là để nhân viên có kinh nghiệm và tăng uy tín của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng của nghiệp vụ ủy thác tại công ty Tài chính Dầu khí (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w