“Kinh nghiệm mua hàng trực tuyến” là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến “Ý định mua lại” của khách hàng (ßKN lớn nhất). ßKN=0.551>0 có nghĩa là “Kinh nghiệm mua hàng trực tuyến” có quan hệ cùng chiều với “Ý định mua lại”. Như vậy giả thuyết H5 của mô hình được chấp nhận.
“Cảm nhận tính dễ sử dụng” cũng là yếu tố ảnh hưởng đến “Ý định mua lại“ của khách hàng. ßSD=0.17>0 có nghĩa là “Cảm nhận tính dễ sử dụng” có quan hệ cùng chiều với “Ý định mua lại”. Như vậy giả thuyết H2 của mô hình được chấp nhận. “Chức năng” cũng là yếu tố ảnh hưởng đến “Ý định mua lại“ của khách hàng. ßCN=0.133>0 có nghĩa là “Chức năng” có quan hệ cùng chiều với “Ý định mua lại”. Như vậy giả thuyết H4 của mô hình được chấp nhận.
“Niềm tin” là yếu tốảnh hưởng thấp nhất đến “Ý định mua lại” của khách hàng (ßNT
nhỏ nhất). ßNT=0.105>0 có nghĩa là “Niềm tin” có quan hệ cùng chiều với “Ý định mua lại”. Như vậy giả thuyết H3 của mô hình được chấp nhận.
Như vậy thông qua mô hình hồi quy các giả thuyết ban đầu được tổng hợp như sau:
Bảng 4.11 Kết luận về các giả thuyết (Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả) Giả thuyết Phát biểu Mức ý nghĩa Kết quả H1 Giá trị cảm nhận của khách hàng càng cao thì ý định mua lại hàng trực tuyến càng lớn 0.225> 0.05 Bác bỏ Giả thuyết H1 H2 Cảm nhận tính dễ sử dụng càng cao thì ý định mua lại hàng trực tuyến của khách hàng càng lớn 0.004 < 0.05 Giả thuyết H2 không bị bác bỏ H3
Niềm tin của khách hàng đối với trang web càng cao thì ý định mua lại hàng trực tuyến của khách hàng càng lớn
0.032 < 0.05 Giả thuyết H3 không bị bác bỏ
H4
Chức năng của trang web càng tốt thì ý định mua
lại hàng trực tuyến của khách hàng càng cao 0.011< 0.05
Giả thuyết H4 không bị bác bỏ
H5
Kinh nghiệm mua sắm trực tuyến có tác động tích
cực đến ý định mua lại hàng trực tuyến 0.000 < 0.05
Giả thuyết H5 không bị bác bỏ