Bảng 4.2.3: Tóm tắt các đặc điểm IPO trong mẫu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung vị Độ lệch chuẩn CAPRET 0,615 0,200 0,9999 0,600 0,182 OVER 3,260 1,081 7,613 2,680 1,483 DEL (ngày) 658,263 4,000 2.046,000 579,500 477,191 PRICE (ngàn đồng) 46,503 10,000 1,400.000 11.750 165,528 AGE (năm) 21 2 47 17 11,544 FSIZE (tỷđồng) 5.947,843 54,917 166.952,000 565,558 26.871,690 OSIZE (tỷđồng) 492,98 1,800 9.750,000 55,131 1.601,553
39
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu đấu giá, thông tin trong bản báo bạch IPO của các công ty trên www.hsx.vn và www.hnx.vn, dữ liệu giao dịch lấy từ www.cafef.vn và đối chiếu lại trên www.cophieu68.vn
Bảng 4.2.3 trình bày thống kê mô tả chính các biến được sử dụng như các nhân tố quyết định mức định dưới giá trong ngắn hạn ở Việt Nam. Capret là vốn giữ
lại.Undps là biến giả bảo lãnh phát hành. Over là tỷ lệ mua vượt mức, đo bằng lượng cầu cổ phiếu trên số lượng cổ phiếu chào bán. LDel, thời gian niêm yết
được tính bằng logarit tự nhiên từ ngày IPO với ngày giao dịch đầu tiên. LPrice tính bằng logarit tự nhiên của giá khởi điểm của các công ty phát hành. LAge là thời gian hoạt động của công ty phát hành, đo bằng logarit tự nhiên của các năm giữa năm thành lập và năm IPO. FSize là quy mô phát hành của công ty đo bằng tổng tài sản vào cuối năm trước khi IPO của công ty phát hành. OSize là khối lượng phát hành được đo bằng lượng cổ phiếu chào sàn x giá khởi điểm.
Bảng 4.2.3 trình bày đặc tính của các biến chính được sử dụng trong nghiên cứu. Vốn giữ lại trong 76 công ty IPO trung bình là 61,5%, tối thiểu là 20% trường hợp Công ty CP Vật tư xăng dầu (COM) và tối đa là 99,9% - công ty CP Than cọc 6 (TC6). Tỉ lệ mua vượt mức bình quân trong đợt các IPO đối với mẫu của tác giả là 3,26, tối thiểu là 1,08 và tối đa là 7,61. Trong mẫu 76 công ty IPO độ trễ niêm yết trung bình của một công ty là 658 ngày. Tuy nhiên, độ trễ niêm yết rất khác nhau trong dãy các công ty IPO từ mức tối thiểu là 04 ngày đến tối đa là 2.046 ngày. Độ lệch chuẩn của độ trễ niêm yết là 477,19 là quá cao so với số trung bình 658 ngày, cho thấy mức độ phân tán xung quanh giá trị trung bình rất cao, do đó mức độ tương đồng của độ trễ trong mẫu không cao.
Mức giá trung bình trong mỗi đợt IPO tại Việt Nam là 46,5 ngàn đồng, giá khởi điểm tối thiểu là 10 ngàn và mức giá cao nhất được thiết lập là 1 triệu 4 trăm ngàn (công ty CP xây dựng Cotec - CTD- IPO ngày 14/5/2007), độ lệch chuẩn của giá cũng rất cao 165,5.Thời gian hoạt động (độ tuổi) trung bình của các công ty IPO trên cả hai sàn HSX và HNX là khoảng 21 năm, tối thiểu là 2 năm và tối đa là 47 năm. Độ tuổi này được tính từ khi thành lập công ty, ban đầu là một xí nghiệp nhà nước hoạt động từ thời kỳđất nước trong những năm 60 - 70, được ghi cụ thể
40
trong Bản cáo bạch của từng công ty. Điều này thể hiện trong giai đoạn nghiên cứu, thị trường IPO thu hút các công ty hoạt động lâu năm và các tổ chức lớn. Quy mô công ty được tính bằng tổng tài sản công ty ở năm liền kề trước năm IPO, bình quân là 5.947 tỷ đồng, tối thiểu là 54,917 tỷ (Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng -VDL) và tối đa là 166.952 tỷ đồng (Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam-CTG), độ lệch chuẩn của biến quy mô công ty ở mức 26.871,69 nghĩa là quy mô các công ty trong mẫu chênh lệch nhau rất nhiều. Các công ty trung bình chiếm ưu thế trong mẫu (65,79% trong số các công ty IPO có tổng tài sản ít hơn 1.000 tỷ). Tổng vốn huy động của các công ty được liệt kê trên HSX và HNX trung bình 492,89 tỷ đồng. Tổng số tiền thu được tối thiểu là 1,8 tỷ và cao nhất lên 9.750 tỷ, nhưng độ lệch chuẩn của các công ty trong mẫu rất cao 1.601,55. Số trung bình huy động này là nguồn vốn huy động tương đối nhỏ, so với các thị trường mới nổi khác, nguyên nhân là do mức vốn hóa thấp của các công ty IPO.