5. Nội dung và kết quả nghiên cứu
5.2. Những ảnh hưởng của số tháng trên sổ sách
Như được biết đến trong mô hình tín dụng tiêu dùng (Breeden, 2007; Stepanova & Thomas, 2002), tuổi của khoản vay (số tháng từ khi ký hợp đồng) là một nhân tố quan trọng trong rủi ro vỡ nợ. Để điều tra điều này, tôi chia thời hạn của khoản vay thành 6 phần, đó là (1) 0–6 tháng, (2) 7–12 tháng, (3) 13–18 tháng, (4) 19–24 tháng, (5) 25–30 tháng, và (6) 31–36 tháng.
Tác động của tuổi khoản vay lên xác suất chuyển đổi điểm số hành vi có thể được thấy trong bảng 5.3, cho thấy các ma trận chuyển đổi xác suất bậc nhất đối với người đi vay có mặt trên sổ sách từ 1–6 tháng, 7–12 tháng, 13–18 tháng, 19– 24 tháng, 25–30 tháng, và 31–36 tháng. Một lần nữa, cấu trúc tổng thể cũng tương tự với bảng 5.1, nhưng có những khác biệt đáng kể giữa các xác suất chuyển đổi của 2 ma trận. Những người đi vay mới trên sổ sách thì ở mức rủi ro vỡ nợ thấp hơn hoặc có điểm số hành vi tăng cao hơn so với những người đi vay hiện hữu của công ty trong thời gian từ 7-24 tháng và 31-36 tháng, đặc biệt đối với 2 dãy điểm có mức rủi ro cao nhất 𝑠1 và 𝑠2.
Phân tích cụ thể bảng 5.3 cho thấy:
Xét người đi vay có thời hạn trên sổ sách từ 01-06 tháng, xác suất vỡ nợ cao nhất chỉ 5,45% rơi vào dãy điểm 151-240; trong khi xác suất vỡ nợ cao nhất đối với người đi vay có thời hạn trên sổ sách từ 07-12 tháng, 13-18 tháng, 19-24 tháng và 31-36 tháng lần lượt là 8,21%, 24,43%, 52,08% và 63,10% chủ yếu rơi vào các dãy điểm thấp 60-150, 151-240. Xét về sự chuyển đổi từ 4 dãy điểm sang trạng thái ‘C’ thì những người đi vay mới (có thời hạn trên sổ sách 06 tháng trở lại) có xác suất thấp hơn nhiều so với những người đi vay có thời hạn trên sổ sách từ 07 tháng trở lên. Xác suất chuyển sang trạng thái đóng “C” của những khách hàng có điểm số hành vi cao luôn luôn lớn hơn những khách hàng có điểm số hành vi thấp bất kể thời gian trên sổ sách.
𝑠1 đến 𝑠4, thì xác suất chuyển đổi từ dãy điểm thấp lên dãy điểm cao hơn của những người đi vay mới (từ 01-06 tháng trên sổ sách) đa phần cao hơn hẳn so với những người đi vay có số tháng trên sổ sách từ 07 tháng trở lên.
Kết quả này cho thấy những người đi vay có mặt trên sổ sách càng lâu (từ 07 tháng trở lên) thì xác suất chuyển sang trạng thái ‘C’ và bị vỡ nợ chiếm tỷ lệ lớn và do đó xác suất chuyển đổi giữa các dãy điểm còn hiệu lực thấp hơn so với những người đi vay mới xuất hiện trên sổ sách từ 01-06 tháng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng người đi vay có mặt trên sổ sách càng lâu thì khả năng vỡ nợ càng lớn. Điều này rất đáng ngạc nhiên so với những gì ta mong đợi và cũng đi ngược hoàn toàn với xu hướng của những người tiêu dùng ở U.K (xem tình huống nghiên cứu của Malik & Thomas 2012). Với dữ liệu này, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng có xu hướng tốt trong ngắn hạn và dần dần trở nên xấu đi về lâu về dài xét về khía cạnh rủi ro tín dụng, nghĩa là rủi ro tín dụng gia tăng theo thời hạn có mặt trên sổ sách của khoản vay.
Bảng 5.3. So sánh ma trận chuyển đổi những khoản vay có tuổi khác nhau. Số tháng trên sổ sách Giai đoạn đầu
Giai đoạn chuyển đổi
60-150 151-240 241-355 355+ C D 01-06 60-150 64,54% 0,25% 0,00% 25,41% 6,90% 2,91% 151-240 0,22% 54,72% 0,68% 24,49% 14,44% 5,45% 241-355 0,00% 1,21% 47,10% 26,92% 21,41% 3,36% 355+ 0,83% 2,17% 2,30% 67,75% 26,86% 0,09% 07-12 60-150 61,24% 0,00% 0,00% 16,59% 13,96% 8,21% 151-240 0,00% 52,29% 0,86% 20,53% 18,32% 7,98% 241-355 0,00% 1,30% 47,16% 23,90% 22,20% 5,43% 355+ 0,49% 1,60% 2,00% 63,42% 32,42% 0,06% 13-18 60-150 28,31% 0,23% 0,00% 15,81% 34,17% 21,47% 151-240 0,18% 30,33% 0,00% 11,72% 33,34% 24,43% 241-355 0,00% 0,00% 25,10% 20,50% 38,66% 15,74% 355+ 0,82% 0,82% 0,66% 39,92% 57,70% 0,08% 19-24 60-150 4,17% 0,00% 0,00% 1,04% 42,71% 52,08% 151-240 0,00% 0,79% 0,00% 1,59% 48,81% 48,81% 241-355 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 61,54% 38,46% 355+ 0,14% 0,07% 0,00% 3,98% 95,81% 0,00% 25-30 60-150 50,00% 0,00% 0,00% 0,00% 50,00% 0,00% 151-240 0,00% 0,00% 0,00% 100,00% 0,00% 0,00% 355+ 0,00% 0,00% 0,00% 50,00% 50,00% 0,00% 31-36 60-150 3,57% 0,00% 0,00% 0,00% 33,33% 63,10% 151-240 0,00% 0,00% 0,00% 14,29% 57,14% 28,57% 241-355 0,00% 0,00% 3,33% 0,00% 96,67% 0,00% 355+ 0,00% 0,00% 0,00% 4,21% 95,79% 0,00%
Với dữ liệu này thì không có sự chuyển đổi nào hay nói đúng hơn là không có người đi vay nào có tuổi vay trong khoảng từ 25-30 tháng và nằm trong vùng điểm số hành vi có mức rủi ro thấp thứ hai 𝑠3 = {241– 355}. Các giá trị in đậm chỉ những sự chuyển đổi trong đó các khác biệt đáng kể giữa những người vay có tuổi vay (số tháng trên sổ sách) khác nhau. Điều này xảy ra với 16 trong tổng số 24 chuyển đổi được tính toán.