Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh trường Tiểu học và trung học cơ sở xã nam Phong, Thành phố Nam Định (Trang 31)

Việc xử lý số liệu được tiến hành theo hai bước. - Bước 1:

+ Kiểm tra các phiếu trả lời của đối tượng nghiên cứu về trí tuệ, trí nhớ, chỉ số AQ. Những phiếu nào không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của test cần được loại bỏ và yêu cầu đối tượng làm lại.

+ Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá của các loại test được sử dụng để chấm điểm các phiếu trả lời của từng đối tượng.

+ Lập bảng thống kê số liệu theo các chỉ số nghiên cứu. - Bước 2:

Tính toán các thông số theo các chỉ số thuật toán thống kê xác suất dùng trong y, sinh học. Để phân tích, đánh giá kết quả, việc tính toán số liệu được thực hiện trên máy vi tính, theo chương trình Microsof Excel.

SỐ liệu được kiểm định “t-test” theo phương pháp Student-Fisher. Các mẫu nghiên cứu đều có n > 30 nên chúng tôi tính các đại lượng theo các công thức sau:

+ Giá trị trung bình

Trong đó:

X - giá trị trung bình; Xi - giá trị thứ i của đại lượng X; n - số mẫu

nghiên cứu.

+ Độ lệch chuẩn (SD)

(n > 30) Trong đó:

Xì - X - độ lệch tiêu chuẩn so với giá trị trung bình; n - số mẫu nghiên cún.

+ Hệ số tương quan Pearson (r) được tính bàng chương trình Tools Data Analysis - Regression theo công thức:

Trong đó:

Xi - từng giá trị của đại lượng X; Yj - từng giá trị của đại lượng Y; n - số mẫu có trong công thức; r - hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y.

Sự sai khác của hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau được kiểm định bằng hàm “T - test” theo phương pháp Student - Fisher.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số thể lực, trí tuệ của học sinh trường Tiểu học và trung học cơ sở xã nam Phong, Thành phố Nam Định (Trang 31)